Điều khiển độ cao xe:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về ổn định ngang thùng xe đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 66)

Độ cao xe được điều khiển bằng cách thay đổi thể tích khí nén trong xilanh khí. Độ cao tăng hay giảm khi thể tích khí nén tăng hay giảm.

Hình 4.25. Sơ đồ nguyên lý điều khiển độ cao xe

- Các ống khí:

Hệ thống sử dụng hai loại ống khí, ống thép và ống nilông mềm. Ống thép được dùng để nối van điều khiển độ cao số 1 và van số 2 và nó được gắn vào trong thân xe.

Hình 4.26. Vị trí lắp các van điều khiển

Ống nilông mềm được dùng để nối các chi tiết chuyển động, chẳng hạn như các van điều khiển độ cao và các xi lanh khí.

61

Các đầu nối nhanh được sử dụng cho ống nilông mềm nhằm mục đích dễ tháo lắp và bao kín tốt.

- Công tắc điều khiển độ cao

Công tắc điều khiển độ cao được lắp ở vỏ che dầm đỡ giữa và được điều khiển bởi người lái để lựa chọn độ cao gầm xe theo mong muốn.

Hình 4.27. Công tắc điều khiển độ cao

Ở vị trí NORM, điện áp 12V tác dụng lên cực HSW của ECU hê thống treo. Ở vị trí HIGH, cực HSW được nối với đất và điện áp bằng 0V. ECU xác định độ cao gầm xe theo điện áp cực HSW.

- Cảm biến điều khiển độ cao

Hình 4.28. Cảm biến điều khiển độ cao

Cảm biến điều khiển độ cao trước được gắn vào thân xe còn đầu thanh điều khiển được nối với giá đỡ giảm chấn dưới.

62

Với hệ thống treo sau, các cảm biến được gắn vào thân xe và đầu thanh điều khiển được nối với đòn treo dưới số 1.

Những cảm biến này liên tục theo dõi khoảng cách giữa thân xe và các đòn treo để phát hiện độ cao gầm xe do đó quyết định lượng khí trong mỗi xi lanh.

 Cấu tạo:

Mỗi cảm biến bao gồm một đĩa đục lỗ và bốn cặp công tắc quang học. Đĩa đục lỗ quay giữa đèn LED và transitor quang của mỗi công tắc quang học theo chuyển động của thanh điều khiển.

 Hoạt động:

Các thay đổi về độ cao của xe làm cảm biến nâng hạ trong khoảng L.

Hình 4.29. Transistor điều khiển độ cao xe

Nó làm đĩa đục lỗ quay, mở hay che ánh sáng giữa bốn cặp đèn led transitor quang. Độ cao xe phân biệt theo 16 bước nhờ vào sự kết hợp của các tín hiệu ON, OFF từ bốn transitor quang.

63

- Công tắc ON/OFF điều khiển độ cao

Hình 4.31. Công tắc ON/OFF điều khiển độ cao

Công tắc này được gắn trong khoang chứa hành lý. Nó ngăn không cho điều khiển độ cao gầm xe trong khi đang nâng xe, khi đang kéo rơmoóc hay khi đang đỗ trên đường gồ ghề. Việc này được thực hiện bằng cách ngăn không cho khí nén trong xi lanh khí nén xả ra ngoài để không làm giảm độ cao xe. Khi công tắc bật đến vị trí OFF, cực NSW được nối mà chấm dứt điều khiển độ cao gầm xe bằng ECU.

- Công tắc cửa

Hình 4.32. Sơ đồ mạch điện điều khiển công tắc cửa

Khi đóng lại. Khi tất cả các cánh cửa đều đóng, điện áp ac qui tác dụng lên cực DOOR của ECU. Khi có bất kỳ cửa nào mở, điện áp cực DOOR giảm xuống 0V, vì vậy ECU biết được cửa có mở hay không.

64

Hình 4.33. Tiết chế IC máy phát

Tiết chế IC được gắn trong máy phát. Cực L của nó phát ra điện áp ắc qui khi động cơ hoạt động, và điện áp 1,5V hay nhỏ hơn khi động cơ không hoạt động. Cực L được nối với cực REG của ECU để báo cho ECU biết động cơ có đang hoạt động hay không. Tín hiệu phát hiện sẽ được sử dụng cho cức năng kiểm tra cảm biến và cho chức năng dự phòng .

- Rơle điều khiển độ cao số 2

Hình 4.34. Rơle điều khiển độ cao số 2

Rơle này được gắn gần ECU hệ thống treo trong khoang hành lý. Khi khoá điện bật ON, một tín hiệu từ cực MRLY của ECU làm dòng điện chạy đến các cảm biến điều khiển độ cao và cực IGB của ECU động cơ.

65

- Rơle điều khiển độ cao số 1

Hình 4.35. Rơle điều khiển độ cao số 1

Rơle này đựơc gắn ở hộp rơle số 6 dưới đèn pha trái. Khi nó hoạt động bởi tín hiệu từ cực RCMP của ECU, nó gửi dòng điện đến môtơ máy nén điều khiển độ cao để cung cấp khí nén cho các xi lanh khí.

- Máy nén điều khiển độ cao

Hình 4.36. Sơ đồ mạch điện máy nén khí điều khiển độ cao

Máy nén này cung cấp khí nén để tăng độ cao xe. Máy nén dùng piston tịnh tiến và một thanh truyền để nén không khí. Môtơ hoạt động nhờ dòng điện cấp qua rơle điều khiển độ cao số 1. ECU biết được tình trạng hoạt động của môtơ bằng cách đo điện áp tại cực RM+ và RM- của ECU và dừng việc điều khiển độ cao khi phát hiện thấy sự khác thường.

66

- Van xả và bộ hút ẩm khí điều khiển độ cao

Hình 4.37. Van xả và hút ẩm điều khiển độ cao

Bộ hút ẩm hút hơi nước ra khỏi khí nén bởi máy nén. Hơi nước trong không khí được hút bởi một quá chất hút ẩm (keo ôxit silic) được đổ trong bộ làm khô. Hơi ẩm bị giữ lại sẽ được xả vào trong khí quyển khi độ cao gầm xe giảm (tức là khi van xả mở). Van xả điều khiển độ cao được gắn ở đầu bộ hút ẩm. Khi nó nhận tín hiệu từ cực SLEX của ECU để giảm độ cao gầm xe, nó xả khí nén từ xi lanh khí vào khí quyển.

67

- Van điều khiển độ cao số 1 và số 2

Hình 4.39. Van điều khiển độ cao số 1 và số 2

Van điều khiển độ cao điều khiển lưu lượng khí nén đến và ra khỏi xi lanh khí phụ thuộc vào các tín hiệu từ ECU.

+ Van điều khiển độ cao số 1 được sử dụng cho hệ thống treo trước. Nó có hai van từ điều khiển hai xi lanh khí bên trái và bên phải một cách riêng rẽ.

+ Van điều khiển độ cao số 2 được sử dụng cho hệ thống treo sau và bao gồm hai van từ. Không giống như van từ số 1, chúng không hoạt động riêng rẽ. Trong van điều khiển độ cao số 2, có một van an toàn để tránh áp suất tăng quá cao bên trong ống khí (10kg/cm hay lớn hơn).

- Xy lanh khí

Mỗi xilanh khí bao gồm một giảm chấn có lực giảm chấn thay đổi, giảm chấn chứa khí nitơ ở áp suất thấp, và một buồng phụ chứa khí nén. Buồng khí chính là một buồng có thể tích thay đổi và có một màng ở đáy. Lượng khí nén trong buồng khí chính tăng hay giảm để điều chỉnh độ cao xe.

68

Hình 4.40. Độ cao xe ở các chế độ

- Giắc điều khiển độ cao

Giắc này được đặt gần ECU hệ thống treo bên trong khoang hành lý. Nó cho phép kiểm tra dễ dàng hệ thống điều khiển độ cao xe bằng cách nối các cực tương ứng không cần đi qua ECU. Trong giắc này cũng có hai cực 8 và 9 để xoá các mã chẩn đoán chứa trong bộ nhớ.

69

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận:

Trong suốt quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đồ án chúng em đã đạt được:

- Nắm được sự cấp thiết của đề tài, vấn đề nghiêng ngang của thùng xe ảnh hưởng

xấu đến sức khỏe con người và sự chuyển động của ô tô trên đường.

- Đã áp dụng được các kỹ thuật tính toán trong quá trình học để đạt kết quả như

trên.

- Đã phân tích được các lực tác dụng lên xe khi quay vòng cũng như phân bố tải

trọng của nó.

- Phân tích được động học cơ cấu hướng hệ thống treo, các phản lực tác dụng lên

các bánh xe.

- Tìm ra được mối liên hệ giữa độ dịch chuyển của bánh xe với độ dịch chuyển

biến dạng lò xo.

- Tìm hiểu được một hệ thống ổn định dành cho ô tô nói chung và ổn định ngang

thùng xe nói riêng.

Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên :

- Chưa giải được bài toán ở trường hợp tổng quát.

- Chưa tìm được sự khác biệt giữa dịch chuyển thẳng đứng của tâm bánh xe so với

biến dạng lò xo ở các trường hợp khác.

- Chưa nói ra sự ảnh hưởng của góc nghiêng ngang thùng xe đối với sức khỏe con

người.

5.2. Kiến nghị:

- Cần thêm nhiều thời gian để nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.

- Khuyến khích các đề tài sau tiếp tục nghiên cứu và giải đáp đề tài ở trường hợp tổng quát.

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Giáo trình ô tô 1: lý thuyết ô tô/ Đặng Quý.—tp.HCM.: ĐH Sư phạm Kỹ thuật,2010 [2]. Giáo trình dao động và tiếng ồn ô tô/ Lâm Mai Long.

[3].https://123doc.org/document/3021481-nghien-cuu-va-mo-phong-dong-luc-hoc- quay-vong-cua-xe-o-to-nhieu-cau-chu-dong.htm [4].https://123doc.org/document/3018292-on-dinh-ngang-cua-o-to-khi-chuyen-dong- quay-vong.htm [5]. http://tailieu.vn/doc/tim-hieu-ve-he-thong-treo-doc-lap-600549.html [6].https://123doc.org/document/2736135-nghien-cuu-he-thong-treo-khi-dieu-khien- dien-tu-tren-xe-toyota-lap-quy-trinh-kiem-tra-sua-chua-hu-hong-cua-he-thong.htm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về ổn định ngang thùng xe đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 66)