Hệ thống mã hóa khóa động cơ sử dụng smart key

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết, thực hiện mô hình hệ thống chống trộm (Trang 48 - 50)

Những chiếc xe hiện đại ngày nay được trang bị những hệ thống điện tử phức tạp để cải thiện sự an toàn và tiện lợi cho người lái. Trên những ô tô đời cũ, để vào được xe và khởi động xe phải sử dụng chìa khóa để có thể khởi động xe. Tuy nhiên,, hệ thống này đã được tăng cường bằng cách điều khiển từ xa, người dùng có thể mở xe từ xa bằng cách nhấn nút trên chìa khóa của họ. Các chìa khóa này được gắn chíp mã hóa để ngăn chặn việc sao chép chìa khóa.

Ngày nay các nhà sản xuất xe hơi đã cho ra đời hệ thống PKES (passive keyless entry and start), cho phép người dùng mở cửa và khởi động xe của họ mà không cần phải dùng đến chìa khóa. Tuy nhiên, hệ thống vẫn được trang bị một chìa khóa vật lý để đề phòng trường hợp có sự cố sảy ra.

Các bộ phận chính:

• Công tắc động cơ: Khởi động xe khi nhận được tín hiệu chìa khóa bên trong xe. • Bộ khuyếch đại, cuộn dây chìa thu phát: Nằm bên trong công tắc động cơ, có nhiệm

vụ nhận mã ID của chìa khóa, khuyếch đại mã ID và phát đến ECU xác nhận. • Bộ tạo sóng điện tử trong cửa: Truyền tín hiệu phát hiện có chìa khóa ở bên trong

xe khi nhận được tín hiệu yêu cầu từ ECU xác nhận. Tín hiệu yêu cầu từ ECU xác nhận được gửi khi chìa khóa được đưa vào bên trong xe và công tắc động cơ được ấn.

• Bộ nhận tín hiệu điều khiển khoá cửa: Nhận mã ID từ chìa khóa trong vùng phủ sóng và truyền nó đến ECU xác nhận.

• Đèn báo an ninh: Sáng hay bắt đầu nháy (việc chiếu sáng được điều khiển bằng

• ECU xác nhận:

- Kích hoạt ăng ten để tìm kiếm chìa khóa bên ngoài hay bên trong xe sử dụng sóng RF (sóng tần số thấp).

- Tiếp nhận thông tin chìa khóa thông minh từ ăng ten bên ngoài.

- So sánh với mã ID chìa khóa với hộp mã ID để điều khiển ECM (mô đun điều khiển động cơ).

- Cho phép ECU chính thân xe điều khiển các rơle (ACC, IGN1, IGN2, STATER). - Cảnh báo lỗi hệ thống chìa khóa thông minh: Phát ra âm thanh và hiển thị trên đồng hồ

taplo.

• ECU chính thân xe: Nhận tín hiệu nhận dạng mã chìa khóa và gửi tới ECU xác nhận. • ECU khóa tay lái: Nhận tín hiệu từ hộp mã ID và thực hiện hoạt động khóa/mở vô lăng

bằng mô tơ điện.

• ECM: cho phép phun nhiên liệu và đánh lửa khi nhận được tín hiệu từ hộp mã ID.

Nguyên lý hoạt động:

• Khi có chìa khóa trong xe người lái có thể nhấn công tắc động cơ cùng với bàn đạp phanh để khởi động xe. ECU chính thân xe (hộp nối bảng ắc qui) sẽ xác nhận thao tác khởi động và gửi tín hiệu xác nhận đến ECU chứng nhận.

• Sau khi nhận được tín hiệu, ECU chứng nhận gửi một tín hiệu đến bộ phát sóng chìa khóa trong xe. Bộ phát sóng chìa khóa trong xe gửi tín hiệu dưới dạng sóng RF để phát hiện xem chìa khóa có ở trong xe không.

• Khi chìa khóa nhận được tín hiệu của bộ phát song điện tử, chìa khóa sẽ gửi mã ID của nó đến ăng ten của bộ nhận tín hiệu điều khiển cửa. Sau đó bộ nhận tín hiệu điều khiển cửa sẽ gữi mã ID này về cho ECU xác nhận để phân tích.

• Nếu mã trùng khớp, ECU xác nhận gửi tín hiệu cho ECU chính thân xe (hộp nối bảng ắc qui) để điều khiển rơ le (ACC, IG1, IG2, khởi động).

• Sau đó ECU xác nhận kiểm tra nguồn khởi động đã được thay đổi và gửi tín hiệu ra lệnh mở khóa vô lăng đến ECU chính thân xe (Hộp nối bảng ắc qui).

• Sau khi nhận được tín hiệu này, ECU chính thân xe cấp nguồn đến bộ chấp hành vô lăng (mô tơ khóa vô lăng vẫn chưa hoạt động).

• Sau đó ECU xác nhận lại gửi tín hiệu yêu cầu mở khóa vô lăng đến ECU khóa vô lăng. • Lúc này ECU khóa vô lăng mới tiến hành mở khóa vô lăng.

• Sau khi mở khóa vô lăng, một tín hiệu hoàn tất mở khóa từ ECU khóa vô lăng được gửi đến ECU xác nhận.

• Khi nhận được tín hiệu này, ECU xác nhận truyền tín hiệu đến hộp mã ID, hộp mã ID nhận được tín hiệu và gửi một tín hiệu đến ECM cho phép động cơ phun nhiên liệu và đánh lửa.

• Sau đó gửi tín hiệu tắt đèn báo bảo vệ đến ECU chứng nhận.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết, thực hiện mô hình hệ thống chống trộm (Trang 48 - 50)