Chương 4 : KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN
4.2 Kết quả thí nghiệm định hướng chọn khoảng cách giữa các điện cực
Biểu đồ 4.5 Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các điện cực đến sự sụt giảm tổng độ cứng của nước theo thời gian
Theo biểu đồ độ cứng của các thí nghiệm khoảng cách điện cực đều giảm sau thời gian xử lí là 100 phút. Độ cứng sau xử lý của các khoảng cách giữa các điện cực 1 cm; 2 cm; 3 cm đạt được lần lượt là 30 mg/l, 21 mg/l, 38 mg/l. Khoảng cách đạt được độ cứng sau xử lý thấp nhất là 2 cm.
Biểu đồ 4.6 Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các điện cực đến sự sụt giảm TDS của nước theo thời gian
Qua đồ thị cho thấy chỉ số TDS của các thí nghiệm khoảng cách điện cưc đều giảm sau thời gian xử lí là 100 phút. Chỉ số TDS ban đầu đều là 405ppm và sau quá trình xử lí nước đạt được giá trị 68 ppm; 62 ppm; 53 ppm tương ứng với các khoảng cáchlà 3 cm; 1 cm; 2cm. Giá trị TDS đạt được thấp nhất là 53 ppm tại 2cm.
Biểu đồ 4.7 Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các điện cực đến sự dao động pH của nước theo thời gian
Ở tất cả các khoảng cách giữa các điện cực thí nghiệm thì chỉ số pH đều giữ ổn định khơng dao động nhìu ở khoảng 7.7-7.9 phù hợp với yêu cầu cho hệ thống là pH lí tưởng là từ 7.5-8.5.
Biểu đồ 4.8 Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các điện cực đến hiệu quả xử lý nước và tiêu thụ năng lượng
Ở khoảng cách 1cm, 2cm và 3cm thì hiệu quả làm mềm nước tương ứng là 89%, 93%, 86%. Khoảng cách giữa các điện cực càng gần thì dịng điện, mật độ dịng điện sẽ càng lớn, các ion sẽ dịch chuyển rất nhanh về điện cực làm cho nồng độ ion tại điện cực tăng cao. Khi nồng độ ion tăng cao thì lực tương tác tĩnh điện giữa các ion cũng trở nên đáng kể và làm giảm linh độ của ion. Vì thế cho nên hiệu quả xử lý của ở khoảng cách 1cm (89%) thấp hơn tại khoảng cách 2cm (93%). Ngoài ra tại khoảng cách 1cm sẽ gây khó khăn trong quá trình lắp đặt các điện cực vào hệ thống cũng như quá trình bảo trì sau này. Vì thế khoảng cách điện cực là 2 cm đem lại hiệu quả xử lý nước tối ưu về nhiều mặt.