3
3.2.4. Bộ khuếch đại chìa thu phát
Cuộn dây chìa thu phát tạo ra từ trƣờng xung quanh ổ khóa điện và nhận mã ID của chìa khóa. Theo tín hiệu từ ECU động cơ, bộ khuếch đại chìa thu phát cho phép dòng điện đi vào cuộn dây chìa thu phát và tạo ra từ trƣờng. Bộ khuếch đại chìa thu phát phát ra ID của chìa nhận đƣợc thu bởi cuộn dây chìa thu phát gửi đến ECU động cơ.
Hình 3.11 Bộ khuếch đại chìa thu phát.
Hình 3.12 Sơ đồ giắc nối chân bộ khuếch đại chìa thu phát
T7-1: +B chân cấp nguồn 12V.
T7-2: CODE chân tín hiệu nối với ECU động cơ. T7-3: RXCK chân tín hiệu nối với ECU động cơ. T7-4: TXCT chân tín hiệu nối với ECU động cơ.
Bảng 3.1 Giá trị tiêu chuẩn khi đo kiểm bộ khuếch đại chìa thu phát
Tên các chân cần đo Điệu kiện đo Giá trị tiêu chuẩn (V)
CODE – E1 Công tắc máy bậc ON 10 - 14
RXCK – E1 Công tắc máy bậc ON 10 - 14
3.2.5. Ổ khóa điện
Đối với các động cơ có trang bị hệ thống mã khóa động cơ thì cụm ổ khóa tƣơng đối phức tạp thƣờng bao gồm 2 phần là phần cơ khí và phần điện tử. Đối với phần cơ khí thì cấu tạo của chúng hoàn toàn giống với các loại ổ khóa thông thƣờng có chức năng cấp điện cho các hệ thống hoặc còn trang bị thêm một số chức năng khóa cơ khí. Phần điện tử đƣợc gắn tích hợp trên ổ khóa bao gồm một cuộn dây cung cấp từ trƣờng thay đổi cho chìa khóa để tạo ra nguồn điện giúp chìa khóa phát đƣợc mã chìa trên thân chìa khóa [8]. Một mạch khuếch đại các tín hiệu mã chìa khóa.
Hình 3.14 Ổ khóa có gắn cuộn dây thu phát mã chìa khóa.
Cuộn dây thu phát tín hiệu chìa có chức năng tạo ra từ trƣờng thay đổi xung quanh ổ khóa để cuộn dây trong chíp mã chìa cảm ứng đƣợc từ trƣờng này phát ra dòng điện nạp cho tụ để nuôi chíp mã chìa. Ngoài ra nó còn có nhiệm vụ là thu tín hiệu mã chìa khóa từ chìa khóa phát ra truyền tín hiệu này đến bộ khuyếch đại mã chìa.
Hình 3.15 Cuộn dây quấn xung quanh ổ khóa
3.2.6. Chìa khóa điện
Khác với các loại chìa khóa thông thƣờng chỉ mang tính chất cơ khí, chìa khóa điện của hệ thống mã khóa động cơ có gắn một chíp mã chìa ở phần đầu của mỗi chìa khóa, một cuộn dây, một tụ điện, khi bật chìa khóa khởi động thì mạch phát ra mã chìa khóa trong chìa khóa đƣợc kích hoạt và phát ra mã chìa khóa đã đƣợc đăng kí trƣớc. Cuộn dây trong chíp mã chìa cảm ứng đƣợc từ trƣờng đƣợc tạo ra từ cuộn thu phát do đó tụ điện đƣợc nạp phát và truyền mã chìa khóa mà không cần có pin cho chíp mã chìa này. Nhƣ vậy cuộn dây trong chìa khóa có nhiệm vụ cảm ứng từ thông biến thiên tạo ra nguồn điện để nạp cho tụ nuôi chíp mã chìa. Năng lƣợng để kích hoạt mã chìa khóa đƣợc tích lũy trong tụ điện. Một khi tụ điện đƣợc nạp đầy thì cuộn dây ngừng cung cấp năng lƣợng, bằng cách sử dụng năng lƣợng lƣu trữ trong tụ điện chíp mã chìa khóa bắt đầu phát và truyền mã chìa khóa (đƣợc lƣu trong chíp phát mã chìa khóa).
Hình 3.16 Chìa khóa và chíp mã chìa khóa
Có 3 loại chìa khóa dùng đƣợc cho hệ thống: chìa khóa gốc chứa mã chìa khóa (ID Key), chìa khóa chính (key master) và chìa khóa phụ (key sub).
ID Key.
Đƣợc dùng đầu tiên để đăng kí mã chìa khóa trong ECU thu phát mã chìa khóa, mã ID này sau đó đƣợc ghi vào chìa khóa chính và chìa khóa phụ. Chúng thƣờng đƣợc nhận dạng thông qua màu sắc và có kí hiệu logo của hãng.
Master Key.
Mã đƣợc ghi trong chíp của chìa khóa chính. Nó đƣợc sử dụng để đăng kí bổ sung thêm chìa khóa mới, một xe thƣờng có 2 hoặc 3 chìa khóa chính. Nó thƣờng có màu đen và có kí tự “M” ở phần đầu để phân biệt.
Sub Key.
Giống nhƣ chìa khóa chính cũng đƣợc ghi mã ID trong chíp mã chìa. Nhƣng chìa khóa phụ không thể dùng để đăng kí bổ sung thêm chìa khóa mới. Nó thƣờng có màu đen và có kí tự “S” để phân biệt.
3.2.7. Bộ cảm biến tạo tín hiệu Ne
Một trong tín hiệu quan trọng của động cơ cung cấp cho hệ thống mã khóa động là tín hiệu tốc độ động cơ. Trong phạm vi thiết kế mô hình này chúng em dùng bộ cảm biến này giống nhƣ máy khởi động của động cơ. Bộ cảm biến này bao gồm một đĩa roto một mô tơ dẫn động cho đĩa tƣơng ứng với tín hiệu Ne đƣợc tạo ra ở động cơ 1MZ-FE, một cuộn dây cảm biến để phát ra các xung tín hiệu. Khi bật công tắc máy ở chế độ START thì mô tơ sẽ quay sẽ dẫn động đĩa quay và tạo ra tín hiệu Ne cung cấp cho ECU.
Hình 3.18 Sơ đồ mạch điện tín hiệu NE từ ECU động cơ
3.2.8. Hệ thống đánh lửa trực tiếp
Mô hình hệ thống mã hóa động cơ còn đƣợc thiết kế các chi tiết sau: Hệ thống đánh lửa trực tiếp sử dụng bobin đơn dùng để hiển thị tín hiệu đánh lửa để đánh giá hệ thống mã khóa động cơ có hoạt động đúng chức năng là chỉ có chìa khóa chứa chip gắn đầu mỗi chìa khóa mới cho phép đánh lửa khi động cơ khởi động và nổ máy. [ 9]
Tín hiệu kim phun đƣợc thiết kế thông qua các đèn LED chỉ thị. Các xung phun nhiên liệu sẽ làm cho LED sáng lên nếu động cơ sử dụng đúng chìa khóa khởi động và nổ máy.
Hình 3.19 Hệ thống đánh lửa trực tiếp
Bảng 3.2 Giá trị tiêu chuẩn khi đo hệ thống đánh lửa
Tên các chân cần đo Điều kiện đo Giá trị tiêu chẩn (V)
BATT – E1 9 – 14
+B – E1 Công tắc máy bậc ON 9 – 14
IGF – E1 Công tắc máy bậc ON 4.5 – 5.5