Bộ phận đàn hồi của xe Audi A3 sử dụng lò xo trụ.
2.4.1.1 Kết cấu của lò xo trụ
Kết cấu:
a b
Hình 2.6: Kết cấu lò xo trụ
a.Lò xo trụ phía trước. b.Lò xo trụ phía sau
- Các lò xo được làm bằng thép đặc biệt. Khi đặt tải trọng lên một lò xo, toàn bộ thăng thép bị xoắn khi lò xo co lại. Nhờ vậy năng lượng của ngoại lực được tích lại và chấn động được giảm bớt.
- Đặc tính của lò xo:
+ Tỷ lệ hấp thu năng lượng tính cho một đơn vị khối lượng cao hơn so với loại lò xo lá ( nhíp).
+ Có thể chế tạo lò xo mềm.
năng tự khống chế dao động, vì vậy phải sử dụng thêm bộ phận giảm chấn. + Vì không chịu được lực theo phương ngang nên cần phải có các cơ cấu liên kết để đỡ trục bánh xe.( đòn tréo, thành giằng ngang...)
-Lò xo phi tuyến.
+ Nếu lò xo trụ được làm từ một thanh thép có đường kính đồng đều thì toàn bộ lò xo sẽ co lại đồng đều, tỷ lệ với tải trọng. Nghĩa là, nếu sử dụng lò xo mềm thì nó không chịu được tải trọng nặng, còn nếu sử dụng lò xo cứng thì xe chạy không êm với tải trọng nhỏ. Tuy nhiên nếu sử dụng một thanh thép có đường kính thay đổi thì hai đầu của lò xo sẽ có độ cứng thấp hơn phần giữa. Nhờ thế, khi có tải trọng thì hai đầu lò xo sẽ co lại và hấp thụ chuyển động. Mặt khác, phần giữa của lò xo lại đủ độ cứng để chịu được tải trọng nặng.
+ Các lò xo có bước không đều, lò xo hình nón cũng có tác dụng như vậy.
-Ưu điểm.
+ Lò xo trụ có nhiệm vụ là bộ phận đàn hồi. Lò xo trụ được chế tạo thừ thép có tiết diện vuông hoặc tròn.
+ Nếu cùng độ cứng và độ bền so với nhíp thì lò xo có khối lượng nhỏ hơn nhíp và tuổi thọ cao hơn nhíp.
+ Khi làm việc ở giữa các vòng lò xo không có ma sát như nhíp. + Kết cấu gọn gàng nhất khi được bố trí lồng vào giảm chấn. -Nhược điểm.
+ Do lò xo chỉ làm nhiệm vụ đàn hồi còn các bộ phận dẫn hướng và giảm chấn do các bộ phận khác đảm nhiệm nên hệ thống treo với lò xo trụ có kết cấu phức tạp hơn vì còn phải làm thêm hệ đòn dẫn hướng để dẫn hướng cho bánh xe và truyền lực đẩy.
2.4.1.2 Hoạt động
Khi chịu tác dụng của tải trọng thẳng đứng, do tính chất đàn hồi của thép lò xo mà lò xo bị nén lại, khi tải trọng thôi không tác dụng thì lò xo lại giãn ra. Quá trình đó cứ lập đi lập lại trong quá trình chuyển động của ô tô. Lò xo trước có dạng hình côn điều này giúp nó có khả năng thay đổi độ cứng hợp lý tương ứng với tải trọng đặt lên nó.