Xác định tiêu chí kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất quy trình kiểm soát chất lượng trong quá trình in trên máy in offset komori enthrone 29 với phần mềm hỗ trợ pressign đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ in (Trang 26 - 46)

Trước khi thực hiện kiểm soát chất lượng trong quá trình in, chúng ta phải xây dựng và liệt kê các tiêu chí đánh giá chất lượng, công cụ kiểm tra, thang đo để triển khai mục đích kiểm soát quá trình in.

2.3.1.1. Kiểm tra những yếu tố ảnh hưởng của quá trình in a. Giấy in

Yêu cầu chung đối với giấy in:

- Tương đối đồng nhất về cấu trúc và bề mặt bằng phẳng, nhận mực in tốt. - Có độ trắng tương đối, đạt độđục cao và bền sáng.

- Màu sắc đồng nhất.

- Đạt độ bền cơ học cao và có khảnăng đàn hồi tốt, không gây ra các biến dạng không phục hồi dưới tác dụng của các lực trong các quá trình công nghệ.

- Không làm ảnh hưởng đến khuôn in và có độtrơ hóa học. - Bề mặt sạch, không có những nếp gấp, rách, thủng,…

Xác định hướng sớ giấy: cách thức thực hiện bằng cách kiểm tra thông số từ nhà sản xuất hoặc đểđảm bảo chính xác, thì ta cắt một mẫu giấy ngâm vào nước để quan sát hướng sớ giấy.

17 Kiểm tra, đo đạc các thông số của giấy để thiết lập tiêu chuẩn hóa cho các lần tái bản khác nhau. Các thông số cần quan tâm đối với giấy in bao gồm:

- Độ trắng: theo CIE thì độ trắng được tính theo các giá trị kích thích 3 thành phần dưới các điều kiện chuẩn ISO và được thể hiện như là các đơn vịđộ trắng.

Lưu ý: các chất làm trắng quang học trong giấy được hiển thị khi bị chiếu sáng bởi ánh sáng trong vùng không thấy được UV. Nó sẽ ảnh hưởng đến độ trắng của giấy khi có và không chiếu ánh sáng UV.

- Độsáng: là giá trịđộ phản xạđược đo bởi máy đo độ phản xạ (reflectometer) với các đặc tính được mô tả tại ISO 2469, làm việc với kính lọc tương ứng với độ dài sóng 457mm, nguồn sáng tương đương: CIE illuminant C.

- Độbóng: được xác định bằng cách đo trên bề mặt giấy để biết chất lượng và mức độ bóng của giấy. Ngoài ra, độbóng cũng có thểđược đo trên phần tửin đểđánh giá độ bóng của lớp mực in.

- Màu giấy: thông thường màu của giấy sẽ không trung tính mà sẽ bị ngả màu (Color Cast). Màu giấy ảnh hưởng đến chất lượng phục chế màu sắc và độ tương phản của hình ảnh. Vì vậy, biết trước được sự ngả màu của giấy theo hướng nào thì có thể bù trừ trong quá trình chế bản để chất lượng tái tạo hình ảnh khi in trên tờ in được cải thiện.

Độẩm của giấy: không những ảnh hưởng đến sựtích điện trong quá trình in gây ra các sự cố hỏa hoạn, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự nhận mực trong quá trình in (bám mực kém). Độ ẩm của giấy thông thường trong in Offset tờ rời nằm trong khoảng 5%-7%. Giấy trước khi đưa vào máy in đòi hỏi phải “khí hậu hóa” đểđảm bảo giấy có nhiệt và độẩm ổn định, từđó có thể giữ sựổn định vật liệu trước khi in. Ngoài các tính chất về bề mặt, độẩm và quang học, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến các tính chất cơ học của giấy như: độdày, định lượng, độ bền,… những tính chất này ảnh hưởng trực tiếp đến áp lực in trong quá trình phục chế.

18

b. Mực in

Mực in trước khi được cấp lên máy, chúng ta cần kiểm tra, đo đạc các thông số giá trị của mực, độ nhớt mực in, pH, các thành phần hóa chất trong mực ảnh hưởng đến khảnăng phục chế bài mẫu và quá trình in.

Các thông sốảnh hưởng đến chất lượng in là:

Loại mực sử dụng: sẽtác động đến màu sắc tờ in và quá trình gia tăng tầng thứ (GTTT), ảnh hưởng đến 12% giá trị về GTTT.

Độ nhớt của mực in Offset tờ rời, mực gốc dầu thông thường là 40-100Pa.s. Độ nhớt cũng tác động đến sự GTTT với mức độảnh hưởng đến 9% giá trị về GTTT.

Nhiệt độvà độ pH: mực in Offset có độpH khoảng từ4,5-5 và nhiệt độ 20-250C.

Độ dày lớp mực: đối với in Offset tờ rời từ 0.7 – 1.1µm.

Thứ tự màu in: thông thường được xác định trước khi cấp mực lên máy in. Tùy theo loại mực sử dụng, độ nhớt, kiểu in ướt chồng ướt hay ướt chồng khô (in một lần hay in nhiều lần) mà người thợin xác định thứ tựin cho đúng. Trong thực tế, thứ tự màu in được quyết định bởi các yếu tốsau đây:

- Tỷ lệđộ che phủ mực, các màu có độ che phủ mực thấp thường được in trước đểđảm bảo sự bám mực của các đơn vị in sau.

- Tính chất sáng, tối của mực in: các màu tối (ví dụnhư màu đen) nếu được in sẽ làn bài in trở nên tối đi.

- Tính chất in, ví dụtrong trường hợp in ướt chồng ướt, màu sắc thường bị tác động bởi màu in trước đó.

- Độ tinh khiết của mực.

Màu mực: đểđánh giá được chất lượng của mực in, người ta còn dựa trên màu in được đo bằng giá trị Lab.

Do điều kiện in và các thông số trong quá trình in khác nhau nhiều giữa các nhà in, cho nên nhà sản xuất mực chỉ cung cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn DIN ISO 2846-1 hoặc -2 đến khách hàng.

19

Bảng 2.3. Giá trị CIELAB của mực in đo được theo tiêu chuẩn DIN ISO 2846-1

L* a* b* ΔE

Yellow 91,00 -5,08 94,97 4,0

Magenta 49,98 76,02 -3,01 5,0

Cyan 56,99 -39,16 -45,99 3,0

Black 18,01 0,80 -0,56 -

Nên sử dụng cùng loại mực cho những lần tái bản tiếp theo: độ nhớt, màu sắc, độ khô của mực cần được kiểm tra trước khi cấp lên máy in. Người thợ in đòi hỏi phải đo đạc loại mực sử dụng để có thểđảm bảo yếu tốđầu vào ổn định trong suốt những lần tái bản và từđó có thểđánh giá chất lượng tờ in một cách chính xác nhất.

Loại vật liệu in (giấy) và mực là yếu tốảnh hưởng tiên quyết đến quá trình in, để có thể tái bản các lần in tiếp theo giống với lần in trước đó, người thợ in cần phải xác định các thông số của giấy và mực nằm trong khoảng dung sai ΔE cho phép.

c. Cao su

Cao su là một vật liệu trung gian truyền hình ảnh từ khuôn sang bề mặt vật liệu thông qua một áp lực in. Tấm cao su có tính đàn hồi nền là bề mặt trung gian lý tưởng để chuyển hình ảnh từ bản in cứng và nhám lên vật liệu, đặc biệt là giấy có cấu tạo bề mặt không đồng đều. Tính đàn hồi của cao su giúp nó tiếp xúc hết các phần thấp hơn trên khuôn in (chỉ1-2µm) và giấy nên truyền được tối đa các chi tiết hình ảnh.

Hình 2.5. Cấu tạo chung của tấm cao su

Cao su sử dụng phải đảm bảo tái tạo hạt tram chính xác, độ nhả giấy nhanh nhằm giảm việc cao su bị bám giấy. Bề mặt cao su cũng như các yếu tố vềđộ chịu nén hay không chịu nén, độđàn hồi, cứng mềm, mới hay cũ là những yếu tốcơ bản ảnh hưởng đến chất lượng in.

20 Các thông số cần quan tâm của tấm cao su là: độ cứng, chịu nén hay không chịu nén, độdày và độđàn hồi, độ nhám bề mặt, lực căng, mới hay cũ, độ bám dính mực và truyền mực.

Theo tiêu chuẩn ISO 12636 về tiêu chí kiểm tra cao su, các vấn đề kiểm tra bao gồm: độdày, độ chịu nén, độdãn, độ bền kéo, độ cứng tổng thể, độ nhám bề mặt. Có thể tham khảo theo những số liệu sau:

- Độ dày: 1,68mm đối với cao su 3 lớp và 1,95mm đối với cao su 4 lớp. - Độ cứng:

o Loại cao su mềm 70 – 740 Shore A: ứng dụng cho việc in các loại giấy không tráng phủ, tờ in thử, kim loại, các máy in có tốc độ thấp.

o Loại cao su trung bình 74 – 760 Shore A: ứng dụng trong in các loại giấy tráng phủ và không tráng phủ, kim loại và tấm nhựa plastic.

o Loại cao su cứng 76 – 820 Shore A: ứng dụng trong các máy in tốc độ nhanh và in offset cuộn, giấy tráng phủ và vật liệu foil, tấm nhựa.

- Độ bền xấp xỉ khoảng từ1-3 triệu lượt in, độ chịu nén tốt có thể chịu được áp lực in dư đến 0,4mm.

Thông thường đểxác định các thông số của cao su thì cần có một thiết bịđo, tuy nhiên trong quá trình sản xuất thì các thông số vềcao su thì được nhà sản xuất cung cấp cụ thể và phù hợp với các chuẩn quốc tế.

Tham khảo bản cao su Blanket Pro100 được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 12636.

Bảng 2.4. Thông số tấm cao su Blanket Pro 100 sản xuất theo chuẩn ISO 12636

Màu sắc Blue Độdày 1,95mm Sốlớp 4 Độgiãn dài < 0,70% tại 500N/ 50mm Độchịu nén 6,2% at 1060kPa Độbền kéo > 60 N/mm Độ cứng tổng thể 780 Shore A Độnhám bềmặt RZ 3,4mm

21 Cao su còn cần được bảo quản trong điều kiện như sau:

- Bảo quản nơi thoáng mát, tránh xa ánh nắng mặt trời, nguồn nhiệt (độẩm 70%, nhiệt độ240C).

- Tránh làm hư hỏng, làm xước bề mặt cao su bằng cách dán lớp bảo vệ lên bề mặt cao su.

- Tránh axit, chất oxy hóa, dầu ảnh hưởng đến chất lượng cao su. - Tránh làm biến dạng cao su.

d. Bản in

Bản in tái tạo không chính xác thì không thểin được sản phẩm như mong muốn. Các vấn đề về kiểm soát chất lượng bản in cũng rất quan trọng đểđảm bảo khảnăng tái tạo tram và chẩn đoán lỗi trong quá trình in. Quá trình kiểm tra bản kẽm cần được đo và kiểm tra, đánh giá trước khi gắn lên máy in.

Các yếu tốảnh hưởng đến chất lượng bản in: - Loại bản sử dụng

- Công nghệ làm bản - Hóa chất hiện rửa bản - Nhiệt độ, độẩm.

Trong quá trình chế bản, khi điều kiện môi trường (nhiệt độ, độẩm, dung dịch hiện,…) cần tối ưu để giảm thiểu các tác động ảnh hưởng xấu đến chất lượng bản in và mặt dù chỉ dùng một loại kẽm của một nhà cung cấp, thì chất lượng bản in cũng có thểthay đổi theo từng lô kẽm xuất xưởng và thay đổi do các điều kiện ghi và hiện bản không ổn định (hóa chất và nhiệt độ hiện bản thay đổi các tính chất hóa lý, năng lượng ghi bản giảm do đầu ghi bị bụi bẩn,…). Để đảm bảo chất lượng bản in CTP luôn ổn định cần có công cụđánh giá chất lượng và sử dụng thường trực cho mọi bản được tạo ra.

Một sốtiêu chí đánh giá chất lượng bản kẽm thông qua thang kiểm tra bản GAFT và CTP – Tool của Heidelberg:

22

Bảng 2.5. Tiêu chí đánh giá bản kẽm thông qua thang kiểm tra bản GAFT

Vịtrí Ý nghĩa

Thông tin RIP: thiết bị ghi, kích thước, hướng ghi, độ phân giải tram, góc xoay tram,…

Vùng nét mảnh: kiểm tra độ phân giải và độ chính xác của thiết bịghi, xác định những chi tiết nhỏ nhất mà thiết bị có thể phục chế, hỗ trợ kiểm soát thời phơi bản.

Ô dạng bản cờ: kiểm tra khảnăng tái tạo chi tiết của thiết bị trên bản với độ phân giải cho trước, hình dáng và kích thước các ô được tái tạo phải thật đồng đều nhau.

Các hình bán nguyệt nửa âm, nửa dương: kiểm tra khả năng tái tạo chi tiết của hệ thống ghi ở những chi tiết nhỏ nhất nhưng trên 2 chiều dọc và ngang.

Ô hình sao: hệ thống ghi có độ phân giải càng cao thì vùng trắng nhìn từtâm ra các hướng càng sắc nét.

Hình ởtâm to ra: gia tăng tầng thứ cao Hình ở tâm thành hình số8: đúp nét

Ô tông nguyên (Solid) dùng đểđo mật độ kết hợp với độ che phủ mực ở 100%.

23

Vịtrí Ý nghĩa

Hai ô có cùng tầng thứlà 50% nhưng độ phân giải tram khác nhau, lần lượng là 150lpi và 200lpi.

Đánh giá giá trị gia tăng tầng thứ của hệ thống ghi khi dùng tần số tram cao nhất.

Vùng thể hiện diện tích điểm tram và tầng thứ tram nhỏ nhất mà thiết bị ghi tái hiện được. Hỗ trợ kiểm soát các yếu tốảnh hưởng đến quá trình làm bản in.

Có 2 phần: phần dưới được RIP có sử dụng chếđộ bù trừ calibration, phần trên có RIP nhưng không bù trừ. Nếu 2 thang này có tầng thứnhư nhau nghĩa là không có sự bù trừ nào trong ứng dụng trên RIP.

Bảng 2.6. Tiêu chí đánh giá bản kẽm thông qua thang kiểm tra bản CTP – Tool

Vịtrí Ý nghĩa

Ô thông tin

Ô 1: thông tin máy ghi, tên loại kẽm, màu in Ô 2: thông tin về tram

Ô 3: thông tin về thực hiện bù trừ sai lệch tram, gia tăng tầng thứ trên tờ in. Ngày, giờ ghi bản

Ô kiểm soát chất lượng và độổn định ghi, hiện bản

Quan sát bằng mắt thường thấy ô tam giác cùng tông với dải tram so sánh trong giới hạn 3 ô tram nằm giữa panel (kích thước 2,4cm) khi thực hiện ghi tram tuyến tính.

24

Các ô chức năng đánh giá chất lượng ghi bản

Ô 1: nếu 4 ô tram có trị số tông khác nhau thì việc ghi là không đối xứng.

Ô 2: đánh giá khảnăng ghi tram tuyến tính của hệ thống ghi bản tại điểm tram 50%.

Ô 3&4: đánh giá máy ghi có đảm bảo ghi tram đối xứng và tuyến tính hay không.

Ô 5: đánh giá độ phân giải bản kẽm cũng như đánh giá ghi tram không đối xứng và ghi tram không tuyến tính.

Ô đánh giá tầng thứtram

Các ô hàng trên cho kết quả trị số tram khi có canh chỉnh hệ thống ghi bản.

Các ô tram hàng dưới là trị số tram không có canh chỉnh. Ngoài ra, trước khi đặt bản kẽm lên máy in, chúng ta cần phải xác định các thống sốảnh hưởng đến chất lượng quá trình in như sau:

- Độ dày bản kẽm: được đo dựa theo tiêu chuẩn ISO 12635 hoặc kiểm tra thông tin từ nhà cung cấp. Độ dày bản kẽm được yêu cầu phải tương thích với máy in. Để đo độ dày bản kẽm, ta sử dụng thiết bị đo micrometer, đo từng vị trí khác nhau trên kẽm và tính giá trị trung bình.

- Độ phẳng của bản kẽm: đối với kẽm có kích thước ≥ 1000mm thì phần nhô của kẽm không được quá ± 0,5mm. Còn đối với bản kẽm ≥1200mm thì phần nhô của kẽm không được quá ± 2,5mm.

- Cạnh bản: các cạnh của bản kẽm phải thẳng và khi gắn lên máy không được lệch khỏi đường song song 200µm (đối với bản có kích thước 1000mm).

e. Dung dịch cấp ẩm

Trong quá trình in offset, dung dịch làm ẩm được sử dụng để tách rời giữa phần tửin và không in, đểngăn chặn truyền mực lên phần tử không in trên bản in.

25 Dung dịch làm ẩm chủ yếu là nước. Để đảm bảo tính chất hóa lý và giúp kiểm soát sựổn định của dung dịch trong quá trình cấp ẩm thì cần phải kiểm tra các thông sốnhư: độ cứng, độ pH, các đặc tính dẫn điện và nhiệt độ.

Độ cứng

Nước sử dụng trong dung dịch làm ẩm là nước đã được khửđộ cứng, độ cứng cho phép của nước dùng trong dung dịch làm ẩm là 8-12 0dH (1,43-2,14 mmol/l; 1mmol/l = 100mg CaCO3trong 1 lít nước).

Độ cứng cho dung dịch làm ẩm trong in Offset tờ rời được khuyến cáo tham khảo theo bảng dưới đây.

Bảng 2.7. Tiêu chuẩn độ cứng của dung dịch làm ẩm

Độ cứng Mềm Trung bình Cứng Rất cứng

Tiêu chuẩn Đức 0dH 0-7 8-4 15-21 >21

Tiêu chuẩn Anh 0E 0-9 10-18 19-26 >26

Tiêu chuẩn Pháp 0f 0-13 14-15 26-37 >37

ĐộpH

ĐộpH là một giá trịđo chỉ thịđộaxit, bazơ (kiềm) trong dung dịch lỏng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất quy trình kiểm soát chất lượng trong quá trình in trên máy in offset komori enthrone 29 với phần mềm hỗ trợ pressign đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ in (Trang 26 - 46)