Các bước kiểm soát thông số trong quá trình in

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất quy trình kiểm soát chất lượng trong quá trình in trên máy in offset komori enthrone 29 với phần mềm hỗ trợ pressign đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ in (Trang 101 - 155)

Bước 1:Máy in đạt tông nguyên/ Delta E trong khoảng sai sốcho phép.

Ởgiai đoạn kiểm tra và hiệu chỉnh các thông số, máy in sẽ chạy với tốc độ vận hành bình thường để phát hiện sự khác biệt về tông màu giữa máy in và điều kiện tham chiếu. Ưu tiên chính là đạt được các giá trị CIELab mục tiêu cho các màu CMYK tông nguyên và các màu in chồng Red, Green, Blue.

Trước khi kiểm soát các giá trị tông nguyên, ta phải đảm bảo kiểm soát tốt các yếu tốnhư sau:

- Giấy sử dụng được kiểm tra theo đúng tiêu chuẩn ISO 12647-2 và mực sử dụng tương thích với tiêu chuẩn ISO 2468-1. (các bước kiểm tra tại mục 3.6.6). Kiểm tra kết quả đo giấy trên cửa sổ Summary của pressSIGN. Phần mềm hiển thị các giá trị lần lượt là: ΔL, Δa và Δb, dung sai cho phép nằm trong dấu ngoặc “( )”.

92 Khi các giá trị Δ vượt quá dung sai cho phép thì kết quả sẽ hiển thịmàu đỏđể cảnh báo.

Hình 3.12. Kiểm tra màu giấy so với giá trị mục tiêu - Kiểm tra sơ bộ tờin để phát hiện và khắc phục những lỗi như sau:

Bảng 3.14. Kiểm tra sơ bộ tờ in

Lỗi Nguyên nhân Giải pháp

Tờ in bị nhăn, bị gấp Do nhíp bắt không được đều Hơi thổi trong lòng máng giữa các đơn vị quá mạnh.

Căn chỉnh lại các nhíp và hơi thổi. Khoảng cách các nhíp bắt trên cạnh nhíp tờ in không bằng nhau. Vị trí các nhíp bắt trên máy in không đồng đều Canh chỉnh lại vị trí nhíp bắt cho đồng đều.

Các lỗi như ké, đốm dơ Các thành phần trong mực in bị khô Sự cố của lô chà ẩm bề mặt bản in hoặc của bọc ống Tránh tạo màng phủ khi điều chỉnh mực in; làm sạch hệ thống in thường xuyên. Thay thế các lô chà ẩm và trục lăn nếu cần thiết. Giấy bịtróc xơ Do quá nhiều nước tiếp xúc

với giấy. Áp lực quá cao đối với sự bám dính giữa mực và giấy Chỉnh cân bằng mực/ nước. Điều chỉnh áp lực in quay về lại thông số kỹ thuật nhà sản xuất.

93 - Kiểm tra các lỗi không chồng khít màu và hình ảnh:

Bảng 3.15. Kiểm tra sự chồng khít màu và hình ảnh

Vùng kiểm tra Nguyên nhân Cách khắc phục

Ô chồng khít hình ảnh Do chưa thực hiện trapping ở chế bản Giấy dẫn qua các đơn vị in bị xê dịch. Xem xét trapping tại chế bản để tránh hiện tượng lé trắng giữa các hình ảnh in. Điều chỉnh lại áp lực giữa các lô phù hợp để giấy tránh bị xê dịch. Bon chồng màu Do sự giãn giấy trong quá

trình in.

Gắn bản in chưa chính xác Máy in chồng màu chưa chính xác

Định vị và căn chỉnh bản in chính xác.

Điều chỉnh sự liên kết không đúng giữa máy in, bản in, tấm cao su và giấy.

Kiểm soát các giá trịtông nguyên (kiểm tra tại phần mềm pressSIGN): - Kết quảđo hiển thị trên cửa sổ Full Sheet là giá trị mật độ tông nguyên và sự sai biệt màu ΔE của 4 màu theo thứ tựK, C, M, Y trên từng phím mực.

o Ở cột bên trái là giá trị mục tiêu (target) ước tính theo tiêu chuẩn.

o PressSIGN giả sử dải màu kiểm tra được canh giữa tờ in. Giá trị độ phủ mực được thể hiện giống như dạng đồ thị trên từng vùng phím mực (số nằm ở hàng dưới cùng là số phím mực tương ứng trên máy in).

o Một tờ in có độ phủ mực đồng đều và ổn định là khi các cột giá trị trên từng phím mực xấp xỉ bằng nhau và gần với 0% nhất có thể. Sheet Consistency sẽ thể hiện mức độđồng đều trên toàn bộ tờin có đạt hay không qua từng cấp độ.

94

Hình 3.13. Kết quảđo dải màu hiển thị trên cửa sổ Full Sheet

- Quan sát khu vực ở giữa phía dưới cửa sổ Summary hiển thị mật độđo được và ΔE theo tiêu chuẩn mục tiêu. Đây sẽ là mức trung bình nếu đo trên một dải màu kiểm tra. Nó cũng cho biết mật độ mực cần được điều chỉnh cao hơn hay thấp hơn.

o Ví dụtrong hình 3.14, màu Cyan cần giảm 4%, màu Yellow cần giảm 2%, màu Magenta và Black cần giảm 8% đểmàu đạt gần với mục tiêu nhất có thể.

95

o Hình vuông bên trái được chia làm hai phần là Printed và Target, giúp ta so sánh trực quan sự khác biệt giữa màu đo được với màu mục tiêu.

o Hai hình bên phải hiển thị một hình chữ thập (hình tròn đại diện cho dung sai a*,b*) và một đường ngang (đại diện cho giá trị mục tiêu L*), cho biết vị trí của giá trị đo (dấu chấm) có nằm trong dung sai cho phép của mục tiêu hay không.

- Cửa sổ Estimates cho phép dự đoán chính xác sự thay đổi màu sắc của mực khi mật độ thay đổi, do đó việc tìm được giá trị màu gần với target nhất sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Hình 3.15. Cửa sổ Estimates (màu Magenta)

o Biểu đồđược hiển thị là tọa độ a,b của tất cảcác ô màu đã được đo và sự dịch chuyển màu dự kiến (đường màu đen) khi độ dày lớp mực tăng.

o Thanh trượt ở bên phải cửa sổ sẽ mặc định là mật độ mục tiêu ước tính. Khi di chuyển thanh trượt sang trái (mật độ thấp) hoặc sang phải (mật độ cao) sẽ thấy được sựthay đổi vùng được đánh dấu trong ô tọa độ a,b.

96

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của thay đổi mật độ đến các giá trị CIELab của mực

Màu mực Mật độcao Mật độthấp Chú thích

Tất cả L* giảm L* tăng L*di chuyển ngược lại với mật độ Yellow L* giảm, b* tăng L* tăng, b* giảm b* di chuyển nhanh hơn L* Magenta L* giảm,a*, b* tăng L*tăng,a*,b* giảm b* tăng với mật độ vượt quá Cyan L* giảm, b* tăng L* tăng, b* giảm a* không di chuyển nhiều Black L* giảm L* tăng a*, b* hầu như không di chuyển

- Điều quan trọng là màu tông nguyên CMYK phải nằm trong dung sai cho phép trên toàn bộ chiều ngang tờ in trước khi thực hiện bất kỳ hiệu chỉnh TVI nào. Nếu không đạt được các giá trị Lab hay density mục tiêu, ta cần xem xét một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục sau đây:

Bảng 3.17. Nguyên nhân và giải pháp khi giá trị tông nguyên không đạt mục tiêu

Nguyên nhân Giải pháp

Tiêu chuẩn đang thiết lập khác mục tiêu hướng tới

Kiểm tra lại target đã thiết lập cho job, nếu không đúng thì sửa lại theo đúng mục tiêu.

Điều kiện và trạng thái đo thiết lập không đúng

Việc thiết lập trạng thái và điều kiện đo phải được kiểm tra kỹtrước khi bắt đầu thực hiện đo để tránh sai sót. Độ mở của từng phím

mực chưa phù hợp

PressSIGN sẽtính toán và đưa ra hiệu chỉnh trên từng phím mực, với nguyên tắc: số dương (+) là cấp thêm mực và số (-) là giảm mực với giá trị% tương ứng.

- Sau điều chỉnh phím mực phù hợp, ta cần phải đo kiểm lại đến khi các giá trị tông nguyên trong khoảng sai số cho phép của tiêu chuẩn thì sang bước tiếp theo.

97

Kiểm tra màu chồng Red/ Green/ Blue:

- Thông qua kết quả đo trapping có thể đánh giá được % truyền mực của các màu. Cửa sổ Summary hiển thị kết quảđo của từng màu Red/ Green/ Blue như sau:

o Overprint ΔE: cho biết mức độ sai lệch màu của các màu chồng Red(M+Y), Green(C+Y), Blue(C+M) đối với tiêu chuẩn mục tiêu. Tính lưu biến và độ bám dính của mực là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến màu sắc của tờ in.

Hình 3.16.Overprint ΔE

o Ink trapping: thể hiện kết quả tính toán Trapping với đơn vị%, thể hiện mức độ tốt của một lớp mực nằm trên lớp mực khác. Giá trị bằng 100% cho thấy rằng các lớp mực chồng lên nhau một cách hoàn hảo. Trong thực tế, giá trịtrapping 100% không bao giờ xảy ra vì mực bám trên giấy khi khô khác với khi mực còn ướt, tuy nhiên chỉ cần giá trị nằm dung khoảng cho phép của tiêu chuẩn thì chấp nhận được.

Hình 3.17. Giá trị Ink trapping

- Chồng màu mực có thểđược điều khiển như là một thuộc tính trong kiểm soát quá trình chạy máy. Đây là yếu tố quan trọng trong sự thể hiện màu sắc (Hue) trong vùng tối của gamut màu. Nhiều màu cơ bản có tính quan trọng như Red, Green, Blue cũng đạt được màu tối gần với tự nhiên khi in màu thứ ba lên. Có thể xem xét thông qua hình ảnh:

98

o Ví dụnhư chồng màu Green (C+Y) tiếp tục giảm trong quá trình in, có thể do dư nước ởmàu Yellow. Với điều kiện này, độđậm của màu Green (cây cối, thảm cỏ…) trong hình ảnh in phục chế sẽngã về sắc màu xanh (Cyan) do màu mực Yellow in chồng lên giảm.

o Khi phân tích dữ liệu về sự biến đổi của chồng màu mực, nó cho ta chi tiết để kiểm tra sự chính về chồng các màu mực và mức mật độ của lớp mực in đầu tiên, hoặc giữa chồng màu mực và các thuộc tính in khác. Các vấn đề như cân bằng mực/nước, mức độnhũtương hóa, tỷ lệ tách dính của mực có thể kiểm tra thông qua trapping.

- Xem chi tiết kết quả của ô màu chồng được đo trên dải màu, ta chuyển sang cửa sổ Single Patch.

Hình 3.19. Kết quảđo từng ô màu trên dải màu kiểm tra tại cửa sổSingle Patch

- Màu chồng khó kiểm soát độc lập hơn so với các màu tông nguyên, gợi ý sau đây sẽgiúp duy trì đặc tính Hue:

Red Nếu b* cao hơn mục tiêu thì giảm màu Yellow hoặc tăng màu Magenta. Green Nếu b* cao hơn mục tiêu thì giảm Yellow hoặc tăng màu Cyan. Blue Nếu b* cao hơn mục tiêu thì giảm màu Magenta hoặc tăng màu Cyan.

99

Bước 2: Ghi nhận thông sốGTTT, bù tầng thứtrên RIP, in kiểm tra lại

Kiểm soát sự GTTT

- So sánh các giá trị GTTT đo được trên tờ in với giá trị mục tiêu trên cửa sổ

Summary. Những giá trị nằm ngoài dung sai cho phép sẽcó màu đỏ.

Hình 3.20. Bảng so sánh giữa giá trị GTTT trên tờ in và giá trị mục tiêu

- Thông tin từ bảng so sánh được dùng để xây dựng đường cong TVI. Số liệu từ bảng này sẽ được mô tả trên hệ trục tọa độ. Đường cong TVI được vẽ với trục hoành(x) là mức độ GTTT, trục tung (y) là giá trị tầng thứ trên bản in. Quan sát nhanh, các đường nét đứt (giá trị đo) nằm càng gần 2 đường nét liền (giá trị mục tiêu) – tức là giá trị GTTT gần với dung sai cho phép.

Hình 3.21.Đường cong TVI (gồm đường cong của giá trịđo và đường cong mục tiêu) - Nguyên nhân dẫn đến sự GTTT là do chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong quá trình in (các yếu tốđược liệt kê tại mục 2.3.1.2 – chương 2). Tuy nhiên, trên máy in thực tế, người thợ in không thể kiểm soát được sựGTTT trong quá trình in. Yếu tố duy nhất có thểthay đổi trong quá trình in là độ dày lớp mực, nhưng việc thay đổi này sẽ làm kết quả mật độ hoặc giá trị Lab nằm ngoài dung sai cho phép.

- Giải pháp để kiểm soát tốt sự GTTT có thể thực hiện như:

o Vì GTTT trong quá trình in là điều không thể tránh khỏi nên công việc của người thợ in là phải giữ giá trị GTTT nằm trong khoảng cho phép và ổn định trong

100 suốt quá trình in. Đồng thời cần tối ưu hóa việc cân chỉnh máy tốt, vật tư phù hợp và điều chỉnh giá trị mật độổn định trên toàn bộ tờ in.

o Khi giá trị GTTT không nằm trong khoảng sai số cho phép, cách tốt nhất là dừng chạy máy, quay lại chế bản thực hiện bù tầng thứtrên RIP và ra lại kẽm.

- Cách hiệu chỉnh đường cong TVI được thực hiện từng bước như sau:

Bước 1: Hiệu chỉnh với chức năng Calibration Curve của pressSIGN

Tích chọn vào nút Calibration Curve bên đồ thịđường cong TVI trên màn hình Summary, phần mềm sẽ tính toán và hiện lên đường cong được hiệu chỉnh.

Hình 3.22.Hiệu chỉnh đường cong TVI tại phần mềm pressSIGN

Thanh trượt phía dưới (tối thiểu 5% và tối đa là 95% – có thể chọn bất kỳ hai giá trị mong muốn nào) cho phép vẽđường cong được tính toán trong giới hạn cần chỉnh sửa. Vịtrí thanh trượt thể hiện các sắc thái màu đo được thấp nhất và cao nhất sẽ chủ động được sử dụng trong tính toán hiệu chỉnh đường cong.

Bước 2: Xuất file đường cong TVI sang định dạng phù hợp với RIP

101 Sau khi thực hiện xong các hiệu chỉnh, nhấp vào nút Export Report & Curves từ cửa sổchính để xuất file đường cong.

Chọn định dạng xuất file sang RIP của Heidelberg Prinect bằng cách mở danh sách Text file Format sẽ hiển thị các RIP được hỗ trợở pressSIGN.

Hình 3.24. Danh sách các RIP được hỗ trợ

Chọn loại file, bao gồm 2 dạng: file hiệu chỉnh (calibration Curves) và file dữ liệu (XML). Đối với hệ thống Heidelberg Prinect sẽ chỉ cho nhập dạng file dữ liệu XML, các hiệu chỉnh đường cong sau đó sẽ được nhập thủ công. Một số hệ thống RIP khác như: Kodak Harmony hay Agfa Apogee cho phép nhập trực tiếp file đã hiệu chỉnh vào.

Tích chọn những màu mực cần xuất file, sau đó nhấn Save để lưu.

Bước 3: Nhập dữ liệu hiệu chỉnh tại RIP Meta Dimension

Truy cập vào chức năng Calibration Manager trên máy chủ của RIP, đi đến cửa sổ Process Calibration và tạo một đường cong mới với các thiết lập tương ứng với điều kiện in.

Sau đó, mở đường cong vừa tạo lên, nhấp vào nút Import để nhập file đường cong từ pressSIGN.

102

Hình 3.25. Cửa sổ hiệu chỉnh đường cong Process Calibration

Các điều chỉnh đường cong chỉ có thể thực hiện bằng cách nhập thủ công. Tích vào ô Correction of Process Deviation (hình 3.26) để kích hoạt chức năng hiệu chỉnh đường cong, sau đó sửa đổi từng màu trong cột Modify%theo giá trị đã hiệu chỉnh tại pressSIGN.

103 Kiểm tra doubling – sựkéo dịch, đúp nét

- Kiểm tra doubling – sự kéo dịch, đúp nét thông qua các ô hình sao trên tờ in. Các ô hình sao rất nhạy để kiểm tra tức thì các sự cố trong việc truyền hình ảnh trên máy in. Quan sát và phân tích ô hình sao với kính lúp cầm tay.

Hình 3.27. Kiểm tra doubling – ô hình sao

Bảng 3.18. Kiểm tra các ô hình sao

Lỗi Nguyên nhân Giải pháp

Vùng trung tâm to ra hơn so với tờ mẫu

Do mật độmàu cũng cao hơn (so với mục tiêu) Kiểm tra và điều chỉnh lại mật độ tông nguyên. Ô hình sao bị bít kín bằng hình tròn (ở tâm) GTTT không định hướng hoặc quá cao. Do mực bị nhũ tương có quá nhiều nước, làm giảm độ tách dính của mực, giảm hiệu quả truyền mực.

Giảm lượng nước sử dụng đến mức tối thiểu, sử dụng loại mực chống lại nhũ tương hóa, tham khảo ý kiến nhà sản xuất mực đểthay đổi mực in. Vùng tâm lớn ra một

cách không đối xứng. Hiện tượng kéo dịch đang diễn ra (hướng kéo dịch vuông góc với cạnh dài của hình elip).

Sự gia tăng là kết hợp từ nhiều hướng.

Do giấy bị tuột trên nhíp hoặc cao su bị chùng. Kiểm tra lại các nhíp bắt, điều chỉnh áp lực phù hợp Kiểm tra lại chất lượng cao su, thay mới nếu cần thiết.

104

Lỗi Nguyên nhân Giải pháp

Vùng tâm được nhìn thấy như hai điểm, có thểxác định hình ảnh bị đúp nét.

Do mực bám không đủ nhanh và dính trở lại từ cao su của đơn vị in kế tiếp hoặc do chính từ cao su của đơn bịin đó. Do chồng màu chưa chính xác

Điều chỉnh mực in để có độ dính thấp dần.

Định vịvà căn chỉnh bản in chính xác.

Bước 3:Kiểm soátcân bằng xám.

Cân bằng xám rất quan trọng vì nó chính là cân bằng màu trong quá trình in, là tổng hòa của sự tối ưu mật độ màu tông nguyên và TVI.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất quy trình kiểm soát chất lượng trong quá trình in trên máy in offset komori enthrone 29 với phần mềm hỗ trợ pressign đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ in (Trang 101 - 155)