Ảnh hưởng của tác nhân hóa khí

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống hóa khí viên nén RDF công suất 50KW ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt (Trang 35)

Một vài các tác nhân hóa khí có thể được sử dụng trong quá trình hóa khí sinh khối như: oxy, không khí, hơi nước hoặc là CO2. Việc lựa chọn tác nhân hóa khí sẽ cho phép lựa chọn một số các tính chất cơ bản của sản phẩm khí như thành phần, sự xuất hiện của khí trơ và nhiệt trị của khí.

Việc sử dụng không khí làm tác nhân hóa khí sẽ làm giảm nhiệt trị của khí do sự xuất hiện của N2. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở nhiệt độ hóa khí là 800oC và hệ số ER là 0,35 với tác nhân là không khí thì sẽ thu được hỗn hợp khí là 10% H2, 14% CO, 15% CO2 (theo thể tích) và N2 chiếm một tỷ lệ lớn. Và cũng từ các nghiên cứu này, khi tăng hệ số ER thì có thể giảm được phát thải tar, tuy nhiên tăng khả năng xuất hiện của O2 trong vùng nhiệt phân dẫn đến giảm lượng H2, CO và tăng CO2. Điều này gây nên giảm nhiệt trị của khí

Việc lựa chọn hơi nước làm tác nhân hóa khí thay cho không khí sẽ giải quyết được vấn đề này. Kết quả là hỗn hợp sản phẩm khí với tỷ lệ H2 là hơn 50% và đặc biệt là không có sự xuất hiện của N2. Ảnh hưởng của tỷ lệ hơi nước/nguyên liệu với nguyên liệu có kích thước hạt từ 0,5 – 2,5 mm cũng được nghiên cứu. Khi tăng tỷ lệ này thì H2 và CO tăng, trong khi đó CO giảm. Hydrocacbon nhẹ như CH4 giảm nhẹ, các hydrocacbon nặng hơn như C2H2, C2H4, C2H6 giữ nguyên. Lượng tar giảm mạnh, nhưng nhiệt trị của khí thì giảm đáng kể do giảm tỷ lệ CO [7].

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống hóa khí viên nén RDF công suất 50KW ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt (Trang 35)