Testform “Ghent PDF Output Suite 5.0” là bản cập nhật mới nhất (2017), được bổ sung thêm các bản vá để kiểm tra các đối tượng dựa trên ICC được phép trong chuẩn PDF/X-4 - kiểm tra quy trình làm việc độc lập với thiết bị. Bộ testform này gồm 51 bản vá riêng lẻ, 48/51 bản vá được trình bày kết hợp trên 6 trang A4. Bộ testform “Ghent PDF Output Suite 5.0” được phân loại thành 3 nhóm kiểm tra chính:
CMYK: Nhóm kiểm tra các đối tượng màu CMYK.
SPOT: Nhóm kiểm tra các đối tượng màu pha và CMYK.
CMS: Nhóm kiểm tra sử dụng ICC cho mục đích quản lý màu.
Như đã đề cập từ trước trong đề tài nhóm chỉ thực hiện nghiên cứu về 2 nhóm kiểm tra CMYK và SPOT.
34 Có tổng cộng 35 bản vá để kiểm tra trong bộ testform:
CMYK: 27 bản vá sử dụng không gian màu CMYK.
SPOT: 8 bản vá sử dụng màu pha kết hợp với màu CMYK.
Những bản vá được tổng kết lại thành các trang kiểm tra kích thước A4, một tài liệu tham chiếu, có hướng dẫn sử dụng cho cả testform và từng bản kiểm tra.
35
PHÂN TÍCH TESTFORM “GHENT PDF OUTPUT SUITE 5.0”
Testform “Ghent PDF Output Suite 5.0”
Nhóm kiểm tra các đối tượng màu CMYK
Tại nhóm này những đối tượng, hình ảnh và chữ đều được áp dụng lên từng bản kiểm tra. Có 27 bản vá thuộc nhóm CMYK, 24/27 bản vá được bố trí trên 3 trang A4, những yếu tố kiểm tra trong mỗi trang A4 đều liên quan đến nhau hay nói cách khác là những yếu tố ấy có thể xuất hiện cùng nhau trong một file PDF. Để xác định rõ hơn về từng bản, ta tiến hành phân tích từng trang A4 được tổng hợp từ 8 bản vá. Đối với từng bản kiểm tra sẽ có cấu tạo và mục đích kiểm tra khác nhau như:
Overprinting & Knockouts
Fonts/ Shading
DeviceN Support
Tranparency/ Soft Masks
Optional Content
16-bit Images
37
GWG 6.0 & GWG 6.1 –Use of shading
GWG 6.0 & GWG 6.1 –Use of shadings (PDF/X-1a)
Mục đích Mô tả cấu tạo Phân tích
Kiểm tra các phương pháp tô
màu đối tượng được sử dụng trong
file PDF có được hỗ trợ và tái tạo đúng cách trong quy trình xử lý
Gồm các kiểu tô màu (shadings) đối tượng, có thể kể đến là:
Radial Gradient
Linear Gradient
Meshes
Bên cạnh các đối tượng là hình ảnh tham chiếu.
Khi kiểm tra các kết quả tô màu đối tượng cần được hiển thị đúng với hình ảnh tham chiếu bên cạnh.
Shadings là đối tượng xuất hiện phổ biến trong file PDF, nó làm cho file thiết kế trở nên trực quan, có chiều sâu và mang lại tính thẩm mỹ cao. Shadings được tạo ra từ các công cụ của phần mềm thiết kế thông dụng.
38
GWG 1.1 – CMYK Overprint Mode
GWG 1.1 – CMYK Overprint Mode (PDF/X-3)
Mục đích Mô tả cấu tạo Phân tích
Kiểm tra sự khác biệt giữa 2 chế độ Overprint của đối tượng CMYK
Gồm 2 phần chính được cấu tạo từ đối tượng hình vuông và đối tượng X chồng lẫn lên nhau theo thứ tự như trong hình.
Phần bên trái được gán OPM 0
Phần bên phải được gán OPM 1 Nếu hệ thống không hỗ trợ kiểu OPM đó, sẽ xó dấu X xuất hiện ở giữa đối tượng hình vuông.
Hình minh họa:
Overprint Modecó hai dạng là OPM 0 và OPM 1. “OPM 0” được gọi là Standard Overprint Mode, “OPM 1” được gọi là Illustrator Overprint Mode hoặc
“Nonzero Overprint Mode”. Điểm khác biệt của hai chế đô này là:
OPM 0: màu sắc tại vùng giao nhau giữa hai đối tượng sẽ bị khuyết tại đối tượng bên dưới thể hiện giá trị màu của đối tượng được gán overprint (knockout).
OPM 1: bật overprint – màu sắc tại vùng giao là sự hòa trộn màu sắc của 2 đối tượng.
39
GWG 1.0 – CMYK Overprint Test
GWG 1.0 – CMYK Overprint Test (PDF/X-3)
Mục đích Mô tả cấu tạo Phân tích
Kiểm tra chức năng overprint của từng loại đối tượng có trong file PDF
Bản vá gồm các đối tượng kiểm tra là font, vector, image, mask và shadings được chia thành 2 hàng:
Hàng trên được gán OPM 0
Hàng dưới được gán OPM 1 Nếu dấu X xuất hiện tại vị trí nào thì có thể hệ thống xử lý không hỗ trợ chức năng
overprint đối với đối tượng đó.
Hình minh họa:
Overprint là chức năng hữu ích đối với file thiết kế. Nếu chức năng này bị bỏ qua trong quá trình xử lý sẽ dẫn đến các lỗi thể hiện ở quá trình in hoặc sai ý đồ thiết kế. Khi không bật chế độ overprint, vùng giao nhau giữa hai đối tượng có màu sắc khác nhau sẽ bị khuyết tại đối tượng bên dưới và chỉ thể hiện màu sắc của đối tượng trên cùng (knock out). Đối với chữ màu đen (màu đậm) ta phải overprint trên các nền màu để tránh hiện tượng loé trắng xảy ra.
40
GWG 19.0, 19.1 & 19.2 – DeviceN Overprint
GWG 19.0, 19.1 & 19.2 – DeviceN Overprint (PDF/X-1a)
Mục đích Mô tả cấu tạo Phân tích
Kiểm tra chức năng overprint của đối tượng sử dụng không gian màu DeviceN Trong từng bản vá bao gồm: 4 hình vuông được chia thành 2 dạng vector và hình ảnh. Mô tả thông số màu sắc. Phân tích kết quả xảy ra cho từng dạng đối tượng.
Không gian màu DeviceN với lợi thế đa dạng màu sắc bởi sự kết hợp màu, chúng chỉ phát huy hết công dụng khi được in bằng các thiết bị in hỗ trợ ngôn ngữ Postscript 3. Tuy nhiên hiện nay rất ít các thiết bị in ấn (kể cả máy in thử) hỗ trợ ngôn ngữ Postscript 3 với không gian màu DeviceN. Việc xử lý file chứa DeviceN sẽ dẫn đến lỗi Postscript. Vì thế để tái tạo màu sắc thuộc DeviceN, trong quá trình xử lý các đối tượng này sẽ được chuyển đổi sang không gian màu CMYK (mang tính tương đối). Bằng cách gán thuộc tính
overprint cho các đối tượng, những lỗi xảy ra trong quy trình làm việc với DeviceN sẽ dễ dàng được xem xét.
41
GWG 8.2 - DeviceN Support
GWG 8.2 - DeviceN Support (PDF/X-3)
Mục đích Mô tả cấu tạo Phân tích
Kiểm tra tài liệu PDF có sử dụng không gian màu
DeviceN
Gồm có 2 hình ảnh:
Duotone (màu Black và Cyan) + dấu tick (solid Yellow)
Grayscale dạng file TIFF (có nền là màu Cyan) + dấu tick (solid Yellow)
DeviceN cho phép overprint lên các đối tượng CMYK. Nếu hệ thống làm việc hỗ trợ DeviceN thì dấu tick tại góc phải sẽ được hiển thị. Nếu hình ảnh bị chuyển sang CMYK trong quá trình xử lý thì dấu tick sẽ biến mất (với không gian màu CMYK, hình ảnh không được overprint lên bất cứ đối tượng CMYK khác). Hoặc, nếu hệ thống không hỗ trợ DeviceN thì hình ảnh sẽ không được xuất hiện tại đầu ra.
42
43
GWG 16.0, 16.1, 16.2 – Transparency Basic Blend Modes (PDF/X-4)
Mục đích Mô tả cấu tạo Phân tích
Kiểm tra độ hoà trộn màu sắc cơ bản thường được sử dụng trong các thiết kế
Ba bản vá được tạo ra dựa trên 3 thiết lập trong phần mềm thiết kế, mỗi bản vá gồm 16 chế độ hoà trộn màu của đối tượng:
GWG 16.0: tạo ra theo cách thông thường (không dùng ‘Knockout’ hay ‘Isolate’ (vị trí số 1) GWG 16.1: Sử dụng ‘knockout’ effect (vị trí số 2) GWG 16.2: Sử dụng ‘Isolate’ effect (vị trí số 3) Hình minh họa:
Blend Modes là tập hợp các kiểu phối trộn màu sắc, sự tương tác giữa màu sắc của đối tượng bên trên và bên dưới. Các phần mềm thiết kế và dàn trang hỗ trợ 16 phương pháp hòa trộn: Normal/Mutiply/Screen/Overlay/ Darken/Lighten/ColorDodge/Color Burn/HardLight/SoftLight/ Difference/Exclusion/Hue/ Saturation/Color/Luminosity.
(Khái niệm của các phương pháp Blend Mode được giải thích tại Phụ lục 2).
Bản vá GWG 16.1 sử dụng chế độ Knockout Group. Khi chọn chế độ Knockout Group cho 1 nhóm hay lớp thì các đối tượng trong cùng nhóm sẽ không bị hòa trộn màu với nhau.
Bản vá GWG 16.2 sử dụng chế độ Isolated. Khi chọn chế độ Isolated cho 1 nhóm hay lớp đối tượng thì nó sẽ không hòa trộn màu với các đối tượng bên dưới nó.
44
GWG 16.6 – Image Softmasks (DeviceCMYK)
GWG 16.6 – Image Softmasks (DeviceCMYK) (PDF/X-4)
Mục đích Mô tả cấu tạo Phân tích
Đánh giá khả năng xử lý hình ảnh sử dụng Soft Masks của hệ thống Bản vá gồm:
Đối tượng kiểm tra là 1 hình ảnh sử dụng Soft Masks tạo ra hiệu ứng loan mờ làm mềm biên.
Hình ảnh dùng để tham chiếu kết quả.
Một hiệu ứng transparency phổ biến để làm mềm các cạnh được tạo ra một cách dễ dàng bằng lệnh “Layer Mask” trong phần mềm Adobe Photoshop. Nếu hệ thống không hỗ trợ hiệu ứng này - phần tô màu đen được thể hiện rõ ràng có thể nhìn thấy ở rìa ảnh thay vì viền được làm mềm mịn.
45
GWG 16.8, 16.9 – Vector Softmasks
GWG 16.10, 16.11 – Text Softmasks
GWG 16.8, 16.9 – Vector Softmasks (PDF/X-4) GWG 16.10, 16.11 – Text Softmasks (PDF/X-4)
Mục đích Mô tả cấu tạo Phân tích
Đánh giá khả năng xử lý đối tượng vector (hoặc chữ) sử dụng Soft Masks của hệ thống 4 bản vá gồm: GWG 16.8 (phần 1), 16.9 (phần 2) - GWG 16.10 (phần 1), 16.11 (phần 2), mỗi bản vá được bố trí thành 2 hàng:
Đối tượng kiểm tra là 4 vector (hoặc chữ) sử dụng Soft Masks tạo ra hiệu ứng khác nhau.
Hình ảnh dùng để tham chiếu kết quả.
Vector (chữ) sử dụng Soft Masks, một dạng hiệu ứng phổ biến được tạo dễ dàng trong Adobe InDesign thông qua lệnh “Object > Effects”. Các hiệu ứng điển hình của dạng này là:
Drop Shadows/Inner
Shadows/Outer Glow/Inner Glow/Bevel and Emboss/ Satin/Basic Feather/Directional Feather/Gradient Feather.
(Khái niệm của các kiểu Softmask được giải thích tại Phụ lục 2).
46
GWG 9.0 – Font Support
GWG 9.0 – Font Support (PDF/X-3)
Mục đích Mô tả cấu tạo Phân tích
Kiểm tra sự hỗ trợ của hệ thống đối với những kiểu font chữ được sử dụng trong file PDF Bản vá thể hiện tên bộ font, kí tự minh họa font, kiểu font. Mỗi kiểu font trong bản vá được chia thành 2 dòng: Dòng trên là văn bản sử dụng font chữ được nhúng. Dòng dưới là hình ảnh tham chiếu kết quả.
Font chữ là 1 trong những thành phần quan trọng trong tệp PDF. Tại tệp thiết kế, chúng ta có thể sử dụng đa dạng các kiểu font với mục đích tăng tính thẩm mỹ, hỗ trợ nội dung... nhưng tệp PDF theo chuẩn PDF/X và thiết bị đầu ra (RIP) thì có giới hạn những bộ font cho phép và không cho phép sử dụng. Bản vá bố trí các bộ font mà thiết bị đầu ra có thể hỗ trợ. Nếu kết quả kết xuất không đúng thì sẽ rơi vào font TrueType, CID (TrueType) và Type 3 Vector (các bộ font này thường gây ra lỗi).
47
GWG 9.1 – OpenType Font Support
GWG 9.1 – OpenType Font Support (PDF/X-4)
Mục đích Mô tả cấu tạo Phân tích
Đánh giá khả năng xử lý và thể hiện của hệ thống khi tệp chứa font
OpenType
Bản vá chứa các biến thể OpenType Type 1 (ở trên) và OpenType TrueType (bên dưới). Mỗi kiểu font được chia thành 2 dòng: Dòng trên là văn bản sử dụng font chữ được nhúng. Dòng dưới là hình ảnh tham chiếu kết quả.
Font chữ OpenType được giới thiệu trong PDF 1.6 (Acrobat 7) cho phép trong tệp PDF/X-4. Font chữ OpenType bị cấm trong các tệp PDF/X-1a và PDF/X-3. Lợi ích chính của OpenType là khả năng tương thích đa nền tảng (tệp phông chữ giống nhau hoạt động trên máy tính Macintosh và Windows) và khả năng hỗ trợ các bộ ký tự, cung cấp hỗ trợ ngôn ngữ phong phú hơn, kiểm soát kiểu chữ nâng cao. Font chữ OpenType có thể được cài đặt và sử dụng cùng với font chữ
48
GWG 5.1, 5.2 – Font subset and substitution
GWG 5.1, 5.2 – Font subset and substitution (PDF/X-1a)
Mục đích Mô tả cấu tạo Phân tích
Làm nổi bật sự thay thế các ký tự của font chữ trong một tài liệu Cấu trúc của bản vá nhằm mô phỏng trường hợp hai dạng khác nhau (ở hai vị trí khác nhau trong bộ font) của cùng một ký tự cùng được nhúng subset và sử dụng trong tài liệu.
Phương pháp đánh giá là so sánh trực quan với hình ảnh tham chiếu bên dưới. Nếu quá trình xử lý bị lỗi, các dạng của ký tự này có thể bị thay nhầm hoặc tạo ra các khoảng trắng khi xảy ra xung đột phông chữ.
49
GWG 5.0 – Font substitution
GWG 5.0– Font substitution (PDF/X-3)
Mục đích Mô tả cấu tạo Phân tích
Kiểm tra các ký tự được nhúng trong tệp PDF bị thay thế bằng các ký tự có sẵn trong hệ thống hoặc RIP trong suốt quá
trình xử lý. Một ký tự Symbol (dấu tích) được bố trí trong bản vá. Ta có thể quan sát và so sánh các thay đổi này một cách dễ dàng rằng tất cả các dạng ký tự khác không khớp với mẫu (dấu tích) sẽ cho biết lỗi trong quá trình thay thế dạng ký tự.
Nếu dấu tích xuất hiện trong đầu ra, phông chữ được nhúng và sử dụng vẫn được hiển thị đúng (không bị thay thế bằng các ký tự của hệ thống).
Nếu bất kỳ ký tự nào khác xuất hiện, thì font chữ được nhúng đã được thay thế bằng một kiểu font khác được cài đặt trên máy tính chủ, hệ thống quy trình làm việc hoặc RIP.
50
GWG 18.1 – 16Bit Image (Device CMYK)
GWG 18.1 – 16Bit Image (PDF/X-4)
Mục đích Mô tả cấu tạo Phân tích
Kiểm tra khả năng phục chế hình ảnh 16bit trong không gian màu CMYK Bản vá thuộc không gian màu CMYK, chứa 2 hình ảnh: Hình ảnh 8bit hình dấu X Hình ảnh 16bit hình vuông.
Độ sâu Bit cho ta biết lượng thông tin mà hình ảnh chứa được. Hình ảnh JPEG tiêu chuẩn là hình ảnh 8 bit. Đối với hình ảnh 8 bit thì có 256 cấp độ màu sắc được thể hiện. Hình ảnh 16 bit thì lên đến 65 536 cấp độ màu sắc.
PDF/X-4 cho phép lưu dữ liệu hình ảnh với 16Bit. Sử dụng hình ảnh 16Bit sẽ giúp sự chuyển đổi màu từ RGB sang CMYK tốt hơn. Nhưng lưu ý rằng, không phải hệ thống nào cũng xử lý được hình ảnh 16 bit.
(Ảnh minh họa sự chênh lệch cấp độ màu của ảnh 8bit và 16bit).
51
GWG 17.0 – JPEG2000 compression (DeviceCMYK) GWG 17.3 – JBIG2 compression
GWG 17.0 – JPEG2000 compression (DeviceCMYK) (PDF/X-4) GWG 17.3 – JBIG2 compression (PDF/X-4)
Mục đích Mô tả cấu tạo Phân tích
Kiểm tra khả năng hỗ trợ của RIP với khả năng nén mới của PDF/X-4 là JPEG2000 và JBIG2 Bản vá GWG 17.0 chứa 1 đối tượng hình vuông màu đỏ.
Bản vá GWG 17.3 chứa 2 đối tượng hình vuông màu Black và White. Nếu hệ thống không hỗ trợ kiểu nén tương ứng thì sẽ có dấu X xuất hiện ở giữa các hình vuông.
Hình minh họa:
JPEG2000 là hệ thống mã hóa hình ảnh sử dụng các kỹ thuật nén hiện đại, có thể nén nhỏ từ 100-200 lần mà hình ảnh không sai lệch nhiều so với hình ảnh gốc. JPEG2000 được hỗ trợ từ phiên bản PDF 1.5 trở lên. JBIG2 là tiêu chuẩn nén hình ảnh tương đối mới. Tính năng nén JBIG2 giúp giảm các tệp tin xuống còn nhỏ bằng 1/5 kích thước của ảnh được lưu dưới các định dạng truyền thống. Tính năng nén JBIG2 chủ yếu được sử dụng cho hình ảnh đen trắng. Khi hình ảnh đen trắng được nén bằng thuật toán JBIG2, tỷ lệ nén có thể là 100: 1 khi so sánh với các định dạng TIFF.
Tuy nhiên, JPEG2000 và JBIG2 không được áp dụng rộng rãi do không được nhiều hệ thống phục chế hỗ trợ.
52
Nhóm kiểm tra các đối tượng màu SPOT và CMYK
Tương tự các bản vá tại nhóm màu CMYK, tại nhóm này những đối tượng, hình ảnh và chữ cũng được áp dụng lên từng bản kiểm tra. Có 8 bản vá thuộc nhóm Spot, 8 bản vá được bố trí trên trang A4. Để biết rõ về mục đích kiểm tra, cấu tạo bản vá, ý nghĩa của các thuộc tính, ta tiến hành phân tích 8 bản vá.