VIỆC THỰC HIỆN NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm UPR (lý luận pháp luật quyền con người) (Trang 38 - 48)

1. Thực trạng thực hiện quyền con người tại Việt Nam từ góc nhìn NGO

1.1. Thành công trong công tác thực hiện QCN tại Việt Nam

Bằng nỗ lực của mình, trong giai đoạn 2019-2022, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác QCN (QCN), được thể hiện qua một số nét chính sau:

Thứ nhất, mặc dù thế giới bước qua dịch bệnh COVID-19, song Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan. Đây được coi là một điều kiện thuận lợi để chính phủ Việt Nam đảm bảo tốt về nguồn lực để đảm bảo việc thực hiện QCN tại Việt Nam.

Thứ hai, Việt Nam đã tích cực tham gia nhiều tổ chức quốc tế và các điều ước quốc tế về QCN. Đồng

thời, Việt Nam cũng không ngừng nâng cao được nhiều thành công trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật, tạo điều kiện quan trọng trong việc đảm bảo QCN như việc đảm bảo quyền của nhóm người LGBT; tích cực giảm hình phạt tử hình trong hệ thống pháp luật hình sự, ….

Thứ ba, Việt Nam không ngừng nâng cao chất lượng QCN, cụ thể: từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Tỷ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới 2%; Y tế đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Tỉ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 năm 1993 xuống còn 16,7 năm 2020 (trên 1.000 trẻ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ

70,5 năm 1990 lên 75,4 năm 2019, cao nhất giữa các quốc gia trong khu vực có mức thu nhập tương đương. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73, cao hơn trung bình khu vực và trung bình thế giới, trong đó 87% dân số có bảo hiểm y tế; Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể. Tính đến năm 2019, 99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14% năm 1993. Tỉ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993 lên 51% năm 2020; ….

Đặc biệt, trong bối cảnh của đại dịch COVID-19, Việt Nam đã tạm gác công tác phát triển kinh tế để có những bước đi nhanh chóng trong công tác phòng, chống dịch COVID -19, đó là một chính phủ “đặt lợi ích của người dân lên trên lợi ích kinh tế”. Hơn nữa, Việt Nam đã tiến hành thành công việc tiêm chủng toàn dân vacxin COVID-19 trong toàn dân. 1.2. Một số hạn chế trong công

tác thực hiện quyền con người ở một số Bộ của Việt Nam

1.2.1. Bộ Y tế

- Tình trạng nhận hối lộ trong việc khám chữa bệnh tại Việt Nam trở thành một vấn nạn trong công tác khám chữa bệnh;

- Khả năng tiếp cận cơ sở khám chữa bệnh và sự chênh lệch giữa các cấp khám chữa bệnh về nhân lực, vật lực ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng khám chữa bệnh. 1.2.2. Bộ Công an - Các hình thức tra tấn, bức cung, sử dụng nhục hình đã được giảm thiểu tuy nhiên đây vấn là một vấn đề lớn cần được quan tâm và giải quyết triệt để.

- Vẫn còn tình trạng bắt giữ người trái phép;

- Quyền tự do đi lại trong tình hình đại dịch gặp nhiều khó khăn do việc quy định các mẫu giấy thông hành trong đại dịch.

1.2.3. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

Mặc dù, chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của BLLĐ, tuy nhiên, vấn đề QCN trong lĩnh vực lao động vẫn bộc lộ một số hạn chế:

- Vấn đề an toàn lao động của người lao động vẫn chưa được đảm bảo;

- Mức lương tối thiểu còn thấp chưa đảm bảo được đời sống của người lao động;

- Sự phân biệt đối xử trong tuyển chọn người lao động, sự phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT, người phạm tội, …;

- Vấn đề bảo hiểm xã hội vẫn còn chưa được NSDLĐ thực hiện một cách nghiêm chỉnh.

Lý giải nguyên nhân những hạn chế của Việt Nam trong thực hiện quyền con người

Thứ nhất, mặc dù Việt Nam luôn được xây dựng và hoàn thiện tuy nhiên, pháp luật vẫn đáp ứng được chưa đáp ứng được việc điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong xã hội như luật về hội, …

Thứ hai, nhận thức của cán bộ, công chức về nhân quyền còn nhiều hạn chế, dẫn đến có những hành động cố ý hoặc vô ý vi phạm các quyền hợp pháp của công dân.

Thứ ba, điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực còn hạn chế trong chăm sóc và hỗ trợ, giải quyết việc làm tái hòa nhập xã hội cho các đối tượng người bị nhiễm HIV/AIDS,

những người làm mại dâm, những người vi phạm pháp luật sau khi mãn hạn tù…

2. Khuyến nghị của NGO nhằm nâng cao chất lượng công tác quyền con người tại Việt Nam

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo… kết hợp với thực hiện công bằng xã hội, nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn

Thứ hai, tăng cường hợp tác quốc tế về vấn đề nhân quyền nhằm trao đổi, hợp tác nhằm nâng cao kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.

Thứ ba, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách, pháp luật nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn QCN đi đôi với việc kiện toàn các cơ quan bảo vệ pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, phát huy quyền dân chủ của nhân dân trên cơ sở pháp luật.

Thứ tư, tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trong công tác QCN;

Thứ năm, tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác nhân quyền;

Thứ sáu, huy động nguồn lực “ hội hóa” trong việc đảm bảo QCN.

Sau khi tiếp nhận các bản báo cáo của các Bộ, trình bày về những kết quả, thành tựu đạt được trong quá trình thúc đẩy, phát triển quyền con người thì thay mặt cho NGOs - Tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam, tôi sẽ đưa ra những phân tích, đánh giá khách quan như sau:

Thứ nhất, đối với hoạt động của Bộ Giáo dục.

Giáo dục là vấn đề trọng yếu của một quốc gia, đấy là một vấn đề cơ bản mà bất cứ quốc gia nào muốn tồn tại, phát triển đều phải chú trọng thúc đẩy. Qua đánh giá thực tế và bản báo cáo của Bộ Giáo dục thì chúng tôi có nhận xét rằng:

Về thành tựu đạt được:

● Hệ thống cơ chế, chính sách trong lĩnh vực giáo dục cơ bản được hoàn thiện; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; Ban hành và tích cực triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; Chất lượng giáo dục được nâng lên. Như vậy, có thể thấy với những thành tựu trên, Bộ GD đã từng bước đáp ứng quyền được giáo dục quy định tại Điều 13, 14 ICESCR 1966.

● Miễn phí và phổ cập giáo dục tiểu học đối với tất cả mọi người; Có thể tiếp cận với giáo dục ở cấp cao hơn một cách bình đẳng trên cơ sở năng lực của mỗi người và từng bước miễn phí; Giáo dục cơ bản cho những người chưa tiếp cận được hoặc chưa hoàn thành bộ chương trình giáo dục tiểu học; Giáo dục có chất lượng ở cả trường công và trường tư thục.

Về mặt hạn chế:

● Việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục ở một số địa phương còn chưa nghiêm túc; chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi còn thấp so với yêu cầu; Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) còn thấp, vẫn tồn tại sự chênh lệch khá lớn về khả năng tiếp cận giáo dục giữa các nhóm người, các nhóm dân tộc, đặc biệt tại các cùng DTTS có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn.

● Tỷ lệ người DTTS chưa biết đọc, biết viết tiếng Việt còn khá cao; Trẻ em vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn về học tập (điều kiện kinh tế, trường học còn ít, thiếu giáo viên)

Với những bất cập trên Bộ Giáo dục chưa có các giải pháp thích hợp để giải quyết, chưa thực hiện đáp ứng được hết quyền được học tập của trẻ em được quy định tại Điều 18 - Công ước của LHQ về quyền trẻ em.

Trước thực tiễn như trên, NGOs đề xuất một số kiến nghị như sau:

● Hằng năm, trên cả nước, tại các trường cao đẳng, đại học đào tạo ra các cử nhân ngành sư phạm rất nhiều thế nhưng tại các vùng cao, miền núi

vẫn luôn có tình trạng thiếu giáo viên, NGOs đề xuất ý kiến Bộ Giáo dục nên giao chỉ tiêu mỗi năm lấy một số lượng giáo viên thay nhau lên các vùng miền này giảng dạy, vừa đáp ứng được nhu cầu việc làm, vừa giải quyết được tình trạng thiếu giáo viên giảng dạy tại các cơ sở.

Thứ hai, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Trong thời gian qua, đại dịch Covid19 đã khiến cho nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội bị ảnh hưởng, đặc biệt là những hoạt động của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch. Bộ VH- TT- Du lịch tích cực đưa ra các phương án để phù hợp với điều kiện thực tiễn như bấy giờ tuy nhiên do yếu tố khách quan nên Bộ phải đối mặt với nhiều hạn chế và điều đó cũng đã ít, nhiều tác động tiêu cực đến quyền con người. Cụ thể: Con người bị hạn chế tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao; Các địa điểm du lịch phải đóng cửa, không thể tiếp đón khách du lịch tham quan,...

Việt Nam là quốc gia chú trọng việc phát triển văn hóa. Hiện nay, vấn nạn bạo lực trên không gian mạng, phát ngôn vô văn hóa ở giới trẻ đang ngày càng gia tăng, NGOs thấy rằng Việt Nam chưa có những chính sách, biện pháp áp dụng thực tế để hạn chế, ngăn ngừa vấn nạn này.

Chúng tôi chưa thấy Việt Nam có các biện pháp thực tế thúc đẩy giới trẻ giữ gìn truyền thống văn hóa. Chẳng hạn như hát ca trù, dân ca quan họ, kịch hí,... Đó là những nét đẹp truyền thống, bản sắc dân tộc cần được duy trì, phát triển.

Kiến nghị mà chúng tôi đưa ra như sau:

Bộ VH- TT- DL nên đẩy mạnh hợp tác với Bộ Giáo dục trong việc giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em văn hóa lành mạnh, bài trừ những vấn đề tiêu cực, đưa thực tiễn hơn là lý thuyết vào giảng dạy; đẩy mạnh việc trải nghiệm thực tế; Về văn hóa trên không gian mạng thì Bộ nên cùng các cơ quan có liên quan đưa ra quyết định hạn chế các thông tin bạo lực, mang tính bôi nhọ danh dự, uy tín của NN, của các cá nhân,...

Thứ ba, hoạt động của Bộ Y tế

Những thành tựu mà Bộ Y tế đã đạt được như sau:

● Thực hiện tốt công tác đảm bảo sức khỏe cho mọi người, mọi nhà. Đặc biệt, trong 2 năm 2020 và 2021 dịch Covid-19 hoành hành trên cả nước, Bộ Y tế kết hợp với toàn dân cả nước chống dịch; Các bệnh viện luôn cải tiến các thủ tục hành chính để thực hiện tốt chính sách của Nhà nước về việc cải tiến quy trình khám bệnh và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; Hỗ trợ và vận chuyển người bệnh một cách phù hợp với mức độ và tình trạng bệnh lý của người bệnh trong suốt quá trình khám chữa bệnh.

Bên cạnh những hoạt động mang tích cực mà Bộ Y tế đã thực hiện được thì cũng có không ít những hạn chế, tồn đọng:

● Sự phân hoá giàu nghèo vẫn còn xảy ra trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể:

● Khi đến khám bệnh, viện người giàu được ưu tiên vào khám trước người nghèo mà không cần xếp hàng đã tạo nên sự bất bình đẳng mà lẽ ra sự ưu tiên là không thể xuất hiện.

● Hay là kể đến trường hợp các con, cháu của các người có tiềm lực về tài chính ở nước ngoài đã được “ưu ái” trở về nước khi Nhà nước có chính sách hỗ trợ người nước ngoài trở về trong đại dịch. ● Vẫn còn 1 số trường hợp, bệnh viện từ chối nhận bệnh nhân cấp

cứu để rồi dẫn đến việc bệnh nhân tử vong.

NGOs nhận thấy những hạn chế này ảnh hưởng đến rất nhiều đến quyền con người, nhất là với tình thế hiện nay, dịch Covid là vấn đề liên quan đến mạng sống, chính vì thế mà Bộ Y tế cần phải đưa ra những biện pháp riêng, mang tính cưỡng chế nhiều hơn nữa để giải quyết, hạn chế tối đa nhất những tồn tại bất cập như trên để xã hội tiến đến văn minh, bình đẳng.

Thứ tư, Bộ Công an

Nói đến Bộ Công an là nói đến những hoạt động có tính chất an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội ổn định. Sau khi phân tích, nghiên cứu đến các chính sách, thực tiễn áp dụng của Bộ thì chúng tôi có đưa ra nhận xét như sau:

Kết quả đạt được:

● Công tác điều tra, truy tố, đặc xá, tha tù ngày càng được đảm bảo, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật nhưng đồng thời cũng có những biện pháp cảm hóa, giáo dục thể hiện chính sách khoan hồng, tạo cơ hội để người có tội nhanh chóng có thể hòa nhập với cộng đồng;

● Trong quá trình đấu tranh, phòng chống tội phạm, cán bộ chiến sỹ thực hiện nghiêm túc việc bảo đảm quyền con người; Quan tâm công tác định hướng tuyên truyền và đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc về quyền con người ở Việt Nam.

Tuy nhiên, Bộ Công an cũng có những hạn chế như sau:

- Tình trạng bức cung, dụ cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra vẫn còn xảy ra; Vẫn còn những trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội hoặc chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự; Còn có những vi phạm trong bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giam, bị can, bị cáo. Ttrong thời gian gần đây, số lượng các cán bộ công an, bộ đội sử dụng mạng xã hội như tik tok, facebook,... để đăng tải các bức hình, video trong quân đội ngày càng nhiều, làm ảnh hưởng đến tính cơ mật của an ninh quốc gia. Chính vì thế mà NGOs đề nghị Bộ Công an phải có những hành động mang tính răn đe hơn nữa đối với những trường hợp này. Đặc biệt, thời gian gần đây, trong quân ngũ tại các địa điểm huấn luyện lính nghĩa vụ có lính nghĩa vụ tử vong. Đây là vấn đề mang tính đặc biệt, xử lý kín của Bộ Công an, quốc phòng nhưng NGOs kiến nghị các cơ quan có liên quan phải kịp thời ngăn chặn những tình huống như trên. Trong quá trình điều tra đề cao tính công bằng, minh bạch; tránh làm dư luận hoang mang.

Thứ năm, Bộ Lao động Thương binh xã hội

Kết quả đạt được:

● Cơ bản thực hiện tốt chính sách đối với người có công, bảo đảm an sinh xã hội; đa có những chính sách nhằm chăm lo, trợ giúp đối tượng yếu thế, nhất là nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội; Thực hiện tốt công tác quản lý NN hiệu quả với các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để vừa phát huy vai trò của các tổ chức đại diện người lao động trong quan hệ lao động, đồng thời bảo đảm các tổ chức này được thành lập đúng tôn chỉ, mục đích theo quy định của pháp luật.

Hạn chế mà Bộ cần khắc phục:

● Nhóm người yếu thế trong xã hội vẫn chưa hoàn toàn được đối xử bình đẳng, công bằng, chưa có nhiều chính sách thúc đẩy nhóm người yếu thế trong xã hội tham gia vào đời sống xã hội, cải thiện mức độ e ngại trước đám đông của họ;

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm UPR (lý luận pháp luật quyền con người) (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w