0
Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Những thành tựu đạt được trong công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền trên thực tế

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM UPR (LÝ LUẬN PHÁP LUẬT QUYỀN CON NGƯỜI) (Trang 48 -50 )

thực tế

- Hệ thống cơ chế, chính sách trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cơ bản được hoàn thiện. Bộ GD-ĐT đã rà soát, trình Chính phủ, Quốc hội ban hành và ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách khắc phục những hạn chế, bất cập tồn tại từ nhiều năm trước. Lần đầu tiên trong 2 năm liên tiếp, Bộ đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Luật Giáo dục đại học năm 2018 và Luật Giáo dục (sửa đổi, ban hành mới) năm 2019, giải quyết những “nút thắt” và tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.

- Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Chỉ tiêu về đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trên toàn quốc cho trẻ 5 tuổi đã hoàn thành với tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,98%. Bên cạnh đó, cả nước đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, trong đó có 18/63 tỉnh, thành phố đạt mức độ; cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1, trong đó có 19/63 tỉnh, thành phố đạt mức độ 2, mức độ 3...

- Ban hành và tích cực triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cuối năm 2019, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã phê duyệt 5 bộ sách giáo khoa lớp 1. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành giáo dục nước ta thực hiện chủ trương này và đã có kết quả bước đầu đáng khích lệ.

- Chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn đều được nâng lên, được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Theo báo cáo năm 2020 của Ngân hàng Thế giới về Vốn nhân lực, thành phần kết quả giáo dục của Việt Nam đứng thứ 15, tương đương với các nước như Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển.

- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên có nhiều chuyển biến tích cực. Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống tiếp tục được chú trọng, thực hiện thông qua tất cả các môn học, hoạt động giáo dục.

- Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác giáo dục với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

- Đặc biệt là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành giáo dục. Toàn ngành Giáo dục đã đẩy mạnh ứng dụng công

ngành Giáo dục đã xây dựng cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Công nghệ thông tin được sử dụng rộng rãi trong các trong các hoạt động dạy và học; dạy học qua internet, trên truyền hình được thực hiện mạnh mẽ, nhất là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Toàn ngành Giáo dục đẩy mạnh tổ chức triển khai dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình. Đối với các địa phương cơ bản kiểm soát được dịch hoặc vùng xanh, vùng vàng, tận dụng thời gian dạy học trực tiếp, học thực hành, ôn tập lí thuyết đã học trực tuyến, học trên truyền hình; tập huấn kĩ năng dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình cho giáo viên. Tiếp tục triển khai đào tạo trực tuyến kết hợp trực tiếp, các cơ sở GDĐH đã kịp thời điều chỉnh kế hoạch giảng dạy trong năm học 2021-2022, như tổ chức cho các khóa sinh viên, học viên đang học được học trực tuyến bắt đầu kỳ học mới sớm hơn, bố trí lại các giờ học lý thuyết, thực hành cho phù hợp với điều kiện phòng chống dịch bệnh tại địa phương. Về việc chuẩn bị các điều kiện tổ chức dạy học, Bộ đã tổ chức tập huấn giáo viên về phương pháp dạy học trực tuyến; tập huấn cho hơn 1.000 cán bộ, giáo viên ở các trường phổ thông trên toàn quốc về tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh trong bối cảnh dịch COVID-19. Tổ chức xây dựng, lựa chọn hệ thống bài giảng để tổ chức dạy học trực tuyến.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM UPR (LÝ LUẬN PHÁP LUẬT QUYỀN CON NGƯỜI) (Trang 48 -50 )

×