Hoạt động của đơn vị hành chính mới sau sáp nhập

Một phần của tài liệu Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế) (Trang 72 - 76)

2.3.6.1. Công tác điều hành, quản lý nhà nước

Tinh TT Huế đã thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã. Việc làm này vừa phù hợp với yêu cầu thực tiễn, gắn liền với thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Để ổn định hoạt động của các ĐVHC mới, Huyện ủy, UBND cấp huyện tiếp tục công tác tuyên truyền, giải thích về chủ trương sắp xếp ĐVHC các cấp. Mặt khác chỉ đạo quyết liệt sự vận hành hệ thống chính trị, nhất là cơ quan hành chính cấp xã ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động với tinh thần mới. Tiếp tục phân công CB, CC chủ chốt tập trung giải quyết các vướng mắc, khó khăn liên quan đến đời sống, sản xuất, phát triển KT-XH trên địa bàn. Đẩy mạnh CCHC, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao tinh thần phục vụ, giữ vững QP - AN; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

- Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể các xã sau sắp xếp đã cơ bản đi vào hoạt động ổn định; chủ động ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch hành động thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo; trong đó tập trung vào nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát triển KT-XH, tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2020 –2025, bầu Quốc hội và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

Sắp xếp ĐVHC cấp xã lần này là cơ hội để chính quyền cấp xã rà soát, đánh giá lại đội ngũ CB, CC, thực hiện phương án bố trí, sắp xếp lại phù hợp, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, người họat động KCT, qua đó tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động QLNN ở cấp xã.

2.3.6.2. Về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng Việc sắp xếp lại ĐGHC, tạo điều kiện cho các ĐVHC cấp xã mới tăng quy mô về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, thuận lợi cho việc hoạch định phát triển KT-XH, triển khai các nhiệm vụ QLNN. ĐVHC cấp xã mới tập trung được nguồn lực, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút được đầu tư của các doanh nghiệp, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động. Điểm nỗi bật nhất là việc sắp xếp ĐVHC tác động tích cực đến phân bố lại dân cư, đất đai sản xuất giữa các xã, giảm thiểu sự xung đột do “xâm canh” tạo ra giữa các địa phương.

Trong thực tế, giữa diện tích đất đai và phân bố dân cư giữa các xã chênh lệch nhau quá lớn như xã Bắc Sơn diện tích tự nhiên là 10,34 km2, dân số 1.242 người, trong khi đó xã Hồng Trung diện tích tự nhiên gấp 6 lần là 67.40 km2, dân số chỉ gấp 2 lần: 2.053 người; xã Vinh Hải diện tích tự nhiên 5,7 km2, dân số là 2.058 người nhưng xã Vinh Giang diện tích tự nhiên gấp 4 lần là 18,73 km2, nhưng dân số chỉ gấp 2 lần là 4.682 người; xã Hồng Quảng diện tích tự nhiên là 5,39 km2, dân số 2.225 người trong lúc đó xã Nhâm diện tích tự nhiên gấp 7 lần là 37,85 km2, dân số lại tương đương là 2.302 người.

Trên lĩnh vực VH- XH, các xã mới sáp nhập tiếp tục duy trì phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng làng, thôn, bản văn hóa, xây dựng nông thôn mới. Nhiều xã duy trì tốt hoạt động của các trung tâm Y tế xã trong khám chữa bênh, phòng chống bệnh tật. Các trường PTCS và tiểu học có sắp xếp lại nhưng không thay đổi nhiều, các cơ sở mầm non duy trì hoạt động tốt.

Việc sắp xếp lại các xã tạo sự đồng thuận, liên kết giữa các dân tộc vốn

có nhiều khác biệt về văn hóa, tập tục sản xuất, lối sống. Các dân tộc có điều

kiện giao lưu, kết nối, đồng thuận như giữa dân tộc Pacô (Hồng Trung) và dân

tộc Tà ôi, Cơ Tu (Bắc Sơn) tại xã Trung Sơn; giữa dân tộc Ca Tu (Hương Lâm)

Quảng) và dân tộc Tà Ôi (Nhâm) của xã Quảng Nhâm. Qua đó, góp phần xây dựng đoàn kết giữa các dân tộc, xóa bỏ bất đồng, xung đột lâu đời về văn hóa, tập tục hay nạn xâm canh mang lại.

ĐVHC cấp xã mới có điều kiện tăng nguồn nhân lực cho khu vực phòng thủ, bảo đảm AN-QP. Tăng cường khả năng bảo đảm kinh tế tại chỗ cho các lực lượng trong khu vực phòng thủ, giữ vững AN-QP, trật tự an toàn xã hội; chủ động phòng chống thiên tai. Cá biệt, việc sáp nhập tạo điều kiện để nhiều CB, CC được hưởng các chế độ ưu đãi đặc biệt vùng biên giới như: Xã Nhâm, Hương Lâm, Bắc Sơn trước đây không có chế độ phụ cấp biên giới, sau sáp nhập được hưởng phụ cấp, qua đó nâng cao được đời sống.

2.3.6.3. Sắp xếp cơ sở vật chất và tài chính

Công tác tài chính, cơ sở vật chất trong sáp nhập là một trong những nội dung phức tạp, nhiều trở ngại. Các xã sáp nhập tiến hành rà soát, kiểm kê đầy đủ, kịp thời, chính xác về tài sản, tài chính, nguồn vốn, trang thiết bị, hồ sơ, tài liệu… ở xã cũ để thực hiện bàn giao cho xã mới kịp thời, chặt chẽ và đúng pháp luật. Đối với các công việc phát sinh trong quá trình bàn giao, tiếp nhận hoặc chưa hoàn thành việc bàn giao, tiếp nhận tại thời điểm xã mới đi vào hoạt động thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp để tiếp tục thực hiện các nội dung bàn giao, tiếp nhận theo quy định. UBND cấp huyện thành lập Tổ công tác về kiểm tra, thẩm định kết quả bàn giao, tiếp nhận tại các xã đảm bảo đúng pháp luật.

Việc bố trí, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở vật chất đơn vị sự nghiệp

công lập ở xã sau sáp nhập được chính quyền cấp xã sắp xếp, bố trí sử dụng

tương đối hợp lý. Hầu hết các xã lựa chọn cơ sở ở các xã mới để làm trụ sở.

Có 4/7 xã làm việc tại ở 2 cơ sở, một cơ sở chính quyền, một cơ sở Đảng đoàn

thể làm việc (Quảng Nhâm, Lâm Đớt, Trung Sơn, Phú Gia), 3/7 xã tập trung làm

làm nhà văn hóa thôn… (Bình Tiến, Giang Hải, Hương Xuân) [Bảng 9]. Các cơ sở dịch vụ Y tế, Giáo dục cơ bản giữ nguyên để phục vụ nhân dân theo địa bàn, tranh được lãng phí, chống xuống cấp.

Thực tế cho thấy, các xã bố trí nơi làm việc chưa đồng nhất, còn lúng túng, nhất là các xã bố trí trụ sở làm việc ở hai nơi. Một số xã như Hương Xuân, Hồng Tiến, Giang Hải sử dụng một trụ sở, bước đầu có chật chội, nhưng hợp lý, lâu dài. Một số trụ sở xã không nằm trung tâm địa lý nên cũng tạo ra một số khó khăn nhất định cho nhân dân (xã Giang Hải, xã Hương Xuân) ... Qua khảo sát 340 người dân có đến 70,6% cho rằng bất tiện do xa trung tâm xã, 32,0% cho trụ sở xã chật hẹp, quá tải [Bảng 14]. Ngoài ra, do mới sát nhập, các xã chưa có điều kiện thực hiện quy hoạch, xây dựng, cải tạo trụ sở làm việc để có 01 địa điểm làm việc chung. Do đó, ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các bộ phân trong bộ máy cấp xã và giao dịch của người dân tại địa phương.

Về tài chính, các ĐVHC cấp xã mới thành lập tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thu, chi theo kế hoach. Ngay từ ngày đầu, tháng đầu các xã đã xây dựng các định mức khoán, tiết kiệm chi để thống nhất điều hành. Một số định mức chi phục vụ sáp nhập đã được thực hiện, không để tồn đọng. Các xã mới tiếp tục xử lý công nợ tồn đọng do các xã cũ để lại, tạo được sự chuyển tiếp, liên tục. Điều đáng ghi nhận là việc sáp nhập ĐVHC cấp xã giảm chi ngân sách gần 50%. Sau khi sắp xếp ĐVHC, tỉnh TT Huế giảm chi được 8.311.777.000 đồng, trong đó giảm chi lương, phụ cấp: 4.871.592.000 đồng; giảm chi hành chính: 2.809.965.000 đồng; giảm chi khác: 630.220.000 đồng [Bảng 19].

Tuy nhiên, bước đầu cũng có một số khó khăn phát sinh. Các xã nhập

lại qui mô dân số tăng hơn, diện tích gần gấp đôi, địa bàn rộng… nhưng ngân

sách chỉ cấp tương đương một xã, tạo ra nhiều bất cập và chưa tương thích

xã, xã hoạt động ngay nhưng việc cấp Mã số ngân sách quá chậm, không kết nối được hệ thống, do đó có xã kéo dài 2 tháng mới có ngân sách hoạt động.

2.3.6.4. Về thủ tục hành chính

UBND các xã tập trung xử lý các TTHC do quá trình chuyển đổi, sắp xếp mang lại. Một số thủ tục bắt buộc được thực hiện ngay như lập con dấu mới… Chuyển đổi các loại giấy tờ tại các xã mới đã được UBND các xã chủ động triển khai, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện và không thu các loại lệ phí khi thực hiện việc chuyển đổi do thay đổi địa giới ĐVHC. Các TTHC, hồ sơ liên quan việc chuyển đổi giấy tờ được niêm yết công khai trên cổng thông tin điện tử, trụ sở UBND xã. Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa chuyển đổi thì các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước đây nếu chưa hết thời hạn theo quy định vẫn được tiếp tục sử dụng.

Tuy nhiên, do qui mô xã mở rộng, số lượt giao dịch TTHC tăng, nhiều thủ tục giấy tờ cần phải chuyển theo ĐVHC mới, mất nhiều thời gian điều tra, xác minh, trong lúc nhân sự giải quyết TTHC không tăng. Một bộ phận nhân dân phải đi lại xa hơn, khó khăn hơn khi thực hiện các TTHC tại trung tâm hành chính của xã mới. Đặc biệt, hệ thống phần mềm liên quan đến TTHC chậm đồng bộ hóa, trở ngại trong kết nối điều hành với hệ thống chung của huyện, của tỉnh. Điều đó trở ngại trong giải quyết TTHC trực tiếp, trực tuyến; trong điều hành, giải quyết công vụ.

Một phần của tài liệu Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế) (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w