chính sách thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.
Thực hiện tinh thần CCHC, tinh giảm bộ máy, từng bước thực hiện Nghị quyết Số 37 – NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số
653/2019/UBTVQH14 của UBTVQH; Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ; Nghị quyết 834/NQ-UBTVQH14 năm 2019 của UBTVQH, tỉnh TT Huế đã từng bước thể chế hóa thành chủ trương, chính sách của địa phương để triển khai thực hiện. Ngày 16/8/2019, UBND tỉnh TT Huế ban hành Đề án số 196 /ĐA-UBND về sắp xếp các ĐVHC xã trên địa bàn tỉnh TT Huế giai đoạn 2019 -2021 để thực hiện với lộ trình cụ thể. Ngày 19/8/2019, HĐND tỉnh TT Huế ban hành Nghị quyết Số 13/2019/NQ-HĐND qui định chính sách hỗ trợ đối với CB, CC, VC, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp xã và thực hiện Nghị định số 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị quyết Số 13/2019/NQ-HĐND ngày 19/8/2019 của HĐND tỉnh TT Huế); ngày 14/7/2020 HĐND tỉnh TT Huế ban hành Nghị quyết Số 06/2019/NQ-HĐND Qui định chức danh, số lượng, mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách trên địa bàn tỉnh TT Huế (sau đây gọi tắt là Nghị quyết Số 06/2019/NQ-HĐND ngày 14/7/2020 của HĐND tỉnh TT Huế). Để cụ thể hóa thêm, UBND tỉnh TT Huế có công văn số 1355/UBND- NV, ngày 18/02/2021 chỉ đạo UBND các huyện, thị xã và ngành chức năng chỉ đạo về việc thực hiện chế độ, chính sách cho CB, CC, VC, người bán chuyên trách liên quan đến sắp xếp, bố trí vị trí việc, tinh giảm biên chế (sau đây gọi tắt là công văn số 1355/UBND-NV, ngày 18/02/2021 của UBND tỉnh TT Huê). Ngoài ra, Cấp ủy các huyện, thị xã liên quan đều có đề án sắp xếp; UBND các huyện, thị xã đều xây dựng Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã một cách cụ thể. Nhờ thể chế hóa thống nhất, đồng bộ… của chính quyền các cấp đã tạo ra những bước đi, lộ trình phù hợp, thận trọng, đảm dảo hiệu quả và đúng pháp luật.
Với quyết tâm chính trị rất cao, ngay từ đầu tháng 02/2019, Tỉnh ủy TT Huế đã tổ chức Hội nghị để quán triệt Nghị quyết Số 37 – NQ/TW ngày
24/12/2018 của Bộ Chính trị đến cán bộ chủ chốt toàn tỉnh. Tỉnh ủy tỉnh TT Huế chỉ đạo Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, các cơ quan báo chí địa phương tuyên truyền tinh thần các Nghị quyết của UBTVQH, Nghị quyết số của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy tỉnh TT Huế, Đề án của UBND tỉnh TT Huế… liên quan đến sắp xếp ĐVHC cấp xã . Hệ thống chính trị các cấp, nhất là các tổ chức chính trị - xã hội thường xuyên vận động giải thích cho CB, CC, VC và nhân dân về mục đích, ý nghĩa của việc sáp nhập các ĐVHC cấp xã, gắn liền với thực hiện CCHC. Nội dưng tuyên truyền, vận động công tác sắp xếp ĐVHC còn gắn liền chuẩn bị nhân sự cho đại hội Đảng, HĐND các cấp. Những chỉ đạo này giúp các địa phương có phương án chủ động trong việc bố trí, sắp xếp đội ngũ CB, CC,VC.
Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, tổ chức hội nghị quán triệt, tuyên truyền, các tổ chức chính trị, xã hội…đã nâng cao được nhận thức, tạo sự đồng thuận, ủng hộ, gắn nhận thức với hành động trong các cấp
ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, trong CB, CC, VC đến nhân dân về việc thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp xã. Nhờ vậy, trong triển khai thực hiện tạo ra sự tuân thủ chủ trương, lộ trình, đảm bảo đảng sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, không có tư duy nóng vội, chủ quan duy ý chí, chạy theo chỉ tiêu, thành tích.
Điều đó thể hiện qua kết quả khảo sát 340 người dân có đến 16,7% rất đồng thuậ, 55,0% đồng thuận ; khảo sát 321 CB, CC và người hoạt động BCT có đến 10,6 rất đồng thuận; 46,1% đồng thuận. Trong khi đó chỉ có 21,2% nhân dân và 37,7% CB, CC không đồng thuận do khó khắn và số phản đối chỉ giao động từ 4,9% đến 8,5% [Bảng 12]
60 50 40 30 cán bộ, công chức 20 nhân dân 10 0 rất đồng Đồng thuận không đồng phản ứng thuận thuận do khó khăn
Biểu 2.1 : Mức độ đông thuận với chủ trương sáp nhập xã (Kết quả khảo sát năm 2021)
2.3.2. Thực hiện qui trình thông qua Hội đồng nhân dân các cấp Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12 tháng 3 năm 2019 của UBTVQH; Căn cứ Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC, để triển khai việc lấy ý kiến cử tri và trình HĐND cùng cấp thông qua phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã trong giai đoạn 2019- 2021, UBND tỉnh TT Huế đã chỉ đạo các đơn vị sắp xếp ĐVHC cấp xã; lập, niêm yết danh sách cử tri để lấy ý kiến về phương án sắp xếp, tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã; trong đó, chỉ đạo các xã sắp xếp tổ chức họp Đảng bộ mở rộng mời MTTQ Việt Nam và các đoàn thể cấp xã, thôn, xóm; họp nhân dân theo khu vực để quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước về sắp xếp ĐVHC cấp xã, thành lập Ban chỉ đạo cấp xã và tổ chức lấy ý kiến về phương án sáp nhập.
Từ ngày 15/8/2019 đến ngày 30/8/2019, để lấy ý kiến cử tri, các xã đã thành lập các tổ đi đến từng hộ gia đình phát phiếu để cử tri tham gia ý kiến. Quá trình lấy ý kiến cử tri về phương án sáp nhập xã được các xã triển khai nghiêm túc, công khai, dân chủ, theo Nghị định số 54/2018/NĐ -CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ hướng dẫn việc sáp nhập ĐVHC. Kết quả lấy ý kiến cử tri ở 14 xã sáp nhập được đồng thuận cao. Có 9 xã cử tri đồng thuận trên 80%, 4 xã cử tri đồng thuận từ 60% đến 80%, chỉ có 1 xã cử tri đông thuận đạt 54,87% (xã Hồng Tiến). Nhiều xã đạt tỷ lệ rất cao như: Xã Hương Hòa: 97,78%, Vinh Giang: 97,8%, Vinh Thái: 99,38% [Bảng 2].
Công tác lấy ý kiến đại biểu HĐND các cấp cũng được thực hiện thận trọng, công khai, dân chủ. HĐND các cấp hầu hết đều biểu quyết thống nhất cao, có 5 xã HĐND thống nhất trên 90% trong đó có 2 xã đạt 100% (Hương Giang, Hương Hòa), 8 xã HĐND thống nhất từ 80% đến trên 90%, chỉ 1 xã HĐND biểu quyết 64% (xã Hồng Trung) [30].
Tính công khai, minh bạch, dân chủ khi thực hiện sắp xếp ĐVHC thể hiện khá rõ qua lấy ý kiến cử tri, lắng nghe phản hồi của nhân dân. Qua điều tra 340 người dân, có 73,2% xác định chính quyền có lấy ý kiến của dân, 25% cho chính quyền không lấy ý kiến của dân, chỉ 0,9% xác định dân không được tham gia bàn bạc [Bảng 13].
Qua thực tiễn, hầu hết cử tri các xã thuộc diện sáp nhập, sắp xếp lại ĐVHC cấp xã thống nhất, đồng thuận cao. Một số xã có số lượng cử tri đồng thuận thấp từ 54,87% (Hồng Tiến) đến 78,50% (Nhâm)… đều là những xã có đặc thù cá biệt, chênh lệch về phát triển kinh tế… tác động đến bộ phận nhân chưa đồng tình.
Sau khi có ý kết quả lấy ý kiến của HĐND các xã, UBND cấp huyện có xã sáp nhập đã tập hợp, lập báo cáo và trình ra HĐND cấp huyện cho ý
kiến, biểu quyết về chủ trương sáp nhập các xã. Kết quả biểu quyết của HĐND cấp huyện đều đạt cao, với tỷ lệ trên 85%.
Biểu 2.2. Chính quyền lấy ý kiến nhân dân khi sắp xếp ĐVHC (Kết quả khảo sát 2021)
Qua kết quả tổng hợp lấy ý kiến cử tri đến biểu quyết của HĐND các cấp cho thấy tỉnh TT Huế đã tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm rõ tầm quan trọng, ý nghĩa và những tác động tích cực của việc thực hiện chủ trương sắp xếp các ĐVHC cấp xã trên địa bàn tỉnh; chủ trương hợp lòng dân, tạo sự đồng thuận của các ban, ngành, đoàn thể các cấp, của CB, CC, VC, người lao động và nhân dân ở địa phương trong việc thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp xã.
2.3.3. Tổ chức sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc diệnsáp nhập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sáp nhập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Căn cứ tiêu chuẩn qui định, tỉnh TT Huế tiến hành sắp xeeos 14 xã, trong đó có 7 xã không đủ cả 02 tiêu chí thành 7 xã như sau:
a. Sáp nhập xã Hồng Tiến và xã Bình Điền thị xã Hương Trà để thành lập xã Bình Tiến
Xã Hồng Tiến và xã Bình Điền là hai xã trung du, miền núi, tiếp giáp nhau và có nhiều đặc thù về tự nhiên, KT-XH, AN-QP tương đồng nhau. Việc sáp nhập hai xã đảm bảo yêu , tiêu chí của việc sắp xếp lại hình thành đơn vị mới với nhiều lợi thế và phát triển bền vững.
Nhập toàn bộ ĐGHC xã Hồng Tiến (diện tích tự nhiên là 22.10 km2, dân số là 1.559 người) và xã Bình Điền (có diện tích tự nhiên là 117,92 km2, dân số là 4.392 người) thành xã Bình Tiến. Sau khi sáp nhập, xã Bình Tiến có: Diện tích tự nhiên 140,02 km2 (đạt 280,04%); Qui mô dân số 5.951 người (đạt 119,02%). Toàn xã có 14 thôn.
Vị trí địa lý mới: Phía Đông giáp xã Bình Thành, thị xã Hương Trà; phía Tây giáp xã Phong Sơn, huyện Phong Điền và xã Hồng Hạ, Hương Nguyên, huyện A Lưới; phía Nam giáp xã Bình Thành, thị xã Hương Trà và xã Hương Nguyên, huyện A Lưới; phía Bắc giáp phường Hương Vân, xã Hương Bình, Bình Thành, thị xã Hương Trà. Trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị xã Bình Tiến được đặt tại xã Bình Điền (cũ).
Đánh giá: Xã Bình Tiến đạt các tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên (280,04%) và dân số (119,02%). Có vị trí địa lý liền kề, có trục giao thông chính và gắn kết đường liên thôn, thuận tiện trong giao thông. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân xã Hồng Tiến đang cư trú và sản xuất trên đất do xã Bình Điền quản lý. Có tiềm năng và động lực để phát triển kinh tế vùng, mang lại đời sống kinh tế cao cho người dân.
b. Sáp nhập xã Vinh Hải và xã Vinh Giang huyện Phú Lộc để thành lập xã Giang Hải
Xã Vinh Hải và xã Vinh Giang có địa giới liền nhau, cùng đặc điểm vùng cát, đầm phá và ven biển. Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và kinh tế biển. Hai xã này có truyền thống gắn bó nhau trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Sáp nhập nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên của xã Vinh Hải (diện tích tự nhiên 5,7 km2, dân số là 2.058 người) và xã Vinh Giang (diện tích tự nhiên là 18,73 km2, dân số là 4.682 người) để thành lập xã Giang Hải. Sau sắp xếp xã Giang Hải gồm có: Diện tích tự nhiên là 24,43 km2 (đạt 81,43%); Qui mô dân số 6.740 người (đạt 84,25%); Toàn xã có 08 thôn.
Vị trí địa lý mới: Phía Đông và phía Nam giáp xã Vinh Hiền; phía Tây giáp xã Vinh Hưng; phía Bắc giáp xã Vinh Mỹ. Trụ sở làm việc của hệ thống chính trị xã Giang Hải đặt tại xã Vinh Giang (cũ).
Đánh giá: Đảm bảo được sự liên kết, phát triển, xã mới vừa có biển vừa có đầm phá, tạo động lực phát triển vùng. Xã Vinh Hải và xã Vinh Giang có truyền thống văn hóa tương đồng, có vị trí liền kề, giao thông thuận lợi. Tuy chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định (diện tích tự nhiên đạt 81,43%, dân số đạt 84,25%) nhưng phương án này là tối ưu; vì không thể nhập thêm xã thứ 3.
c. Sáp nhập xã A Đớt và xã Hương Lâm huyện A Lưới để thành lập xã Lâm Đớt, huyện A Lưới:
Xã Hương Lâm và xã A Đớt là 2 xã đặc thù dân tộc thiểu số, có địa giới liền kề, có tương đồng về văn hóa, sắc tộc, phong tục, tập quán. Việc sáp nhập hai xã sẽ đáp ứng yêu cầu đảm bảo QP, AN, phát triển KT-XH.
Nhập toàn bộ địa giới hành chính xã A Đớt (có diện tích tự nhiên là
16,58 km2, dân số là 2.403 người) và xã Hương Lâm (có diện tích tự nhiên là
gồm có: Diện tích tự nhiên là 67,86 km2 (135,72%); Qui mô dân số 4.611 người (đạt 92,22%); Toàn xã có 11 thôn.
Vị trí địa lý mới: Phía Đông giáp xã A Roàng và xã Hương Nguyên; phía Tây và phía Nam giáp nước CHDCND Lào và xã Đông Sơn; phía Bắc giáp xã Đông Sơn và xã Hương Phong. Trụ sở làm việc xã Lâm Đớt đặt 2 nơi: HĐND, UBND tại trụ sở xã Hương Lâm (cũ), Đảng ủy và các tổ chức chính trị xã hội tại xã A Đớt (cũ).
Đánh giá: Có vị trí địa lý liền kề, thuận tiện giao thông, tạo động lực cho phát triển KT-XH; có truyền thống văn hóa tương đồng; mở rộng được phạm vi xã biên giới; đạt được tiêu chí diện tích tự nhiên (135,72%). Chưa đạt tiêu chí dân số (đạt 92,22%); tuy nhiên, do truyền thống lịch sử, và vùng đồng bào dân tộc ít người không thể nhập thêm đơn vị hành chính thứ 3.
d. Sáp nhập xã Hồng Quảng và xã Nhâm huyện A Lưới để thành lập xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới:
Xã Hồng Quảng và xã Nhâm là hai xã sát nhau về ĐGHC. Cả hai xã đều đặc thù dân tộc, cơ cấu sắc tộc, văn hóa tương đồng, đồng bào hai xã gắn bó chặt chẽ nhau. Việc sáp nhập hai xã sẽ đáp ứng yêu cầu đảm bảo QP, AN, trật tự, an toàn xã hội, phát triển KT-XH.
Sáp nhập toàn bộ ĐGHC xã Hồng Quảng (diện tích tự nhiên là 5,39 km2, dân số là 2.225 người) và xã Nhâm (diện tích tự nhiên là 37,85 km2, dân số là 2.302 người) thành xã Quảng Nhâm. Sau khi sát nhập xong, xã Quảng Nhâm có: Diện tích tự nhiên là 43,24 km2 (đạt 86,48%); Qui mô dân số 4.527 người (đạt 90,54%); Toàn xã có 08 thôn.
Vị trí địa lý mới: Phía Đông giáp xã A Ngo; phía Tây giáp nước CHDCND Lào và xã Hồng Bắc; phía Nam giáp xã Hồng Thái; phía Bắc giáp thị trấn A Lưới và xã Hồng Bắc. Trụ sở làm việc của xã Quảng Nhâm đặt 2
nơi: HĐND, UBND tại trụ sở xã Hồng Quảng (cũ), Đảng ủy và các tổ chức chính trị xã hội tại xã Nhâm (cũ).
Đánh giá: Có vị trí địa lý liền kề, thuận tiện trong giao thông; có truyền thống văn hóa tương đồng; mở rộng được phạm vi xã biên giới. Chưa đạt tiêu chí về diện tích tự nhiên (86,48%) và dân số (90,54%); tuy nhiên, do vị trí ở vùng miền núi, truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, và yêu cầu bảo đảm QP, AN nên không thể nhập thêm ĐVHC thứ 3.
e. Sáp nhập xã Bắc Sơn và xã Hồng Trung huyện A Lưới để thành lập xã Trung Sơn, huyện A Lưới:
- Xã Bắc Sơn và xã Hông Trung gần nhau, dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh. Hai xã đều đặc thù dân tộc, có phong tục, tập quán, sắc tộc tương đồng. Việc sáp nhập hai xã không chỉ đáp ứng yêu cầu đảm bảo QP, AN, phát triển KT-XH mà còn góp phần tổ chức lại ĐVHC hợp lý hơn.
Nhập toàn bộ địa giới hành chính xã Bắc Sơn (diện tích tự nhiên là 10,34 km2, dân số là 1.242 người) và xã Hồng Trung (diện tích tự nhiên là 67.40 km2, dân số là 2.053 người) thành xã Trung Sơn. Sau khi xã Trung Sơn hình thành, có: Diện tích tự nhiên là 77,74 km2 (đạt 155,48%); Qui mô dân số 3.295 người (đạt 67,02%); Toàn xã có 05 thôn).
- Vị trí địa lý mới: Phía Đông giáp xã Hồng Kim; phía Đông Bắc giáp xã Phong Xuân, huyện Phong Điền; phía Tây Nam giáp nước CHDCND Lào; phía Tây và Tây Bắc giáp xã Hồng Vân; phía Nam giáp xã Hồng Bắc. Trụ sở