Khái quát về tình hình áp dụng pháp luật trong giải quyết vụ việc

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN áp DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC đơn PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TAND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 26 - 27)

phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, với chính sách mở cửa, xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với NLĐ và NSDLĐ. Bên cạnh những mặt tích cực như: nền kinh tế tăng trưởng, phát huy quyền tự do kinh doanh, tự do lựa chọn việc làm,...song cũng tồn tại không ít những mặt tiêu cực như: QHLĐ trở nên phức tạp hơn, tranh chấp xảy ra đa dạng hơn, vi phạm pháp luật lao động diễn ra nhiều hơn và đặc biệt là tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trở nên thường xuyên hơn. Dưới đây, là bảng thống kê số lượng các vụ án tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại TAND tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 2.2: Thống kê số lượng các vụ án tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2019 đến năm

2021

Đơn vị: vụ

Năm 2019 2020 2021

Số vụ án (Phúc thẩm) 5 7 11

Nguồn: TAND tỉnh Thừa Thiên Huế

Theo báo cáo thống kê của TAND tỉnh Thừa Thiên Huế, thì trong vòng ba năm từ 2019 - 2021 số lượng các vụ án về tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ có sự gia tăng đáng kể. Trong đó, số lượng vụ án từ năm 2021 tăng gấp 1,6 lần so với năm

TÒA GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN BỘ MÁY GIÚP VIỆC 23

2020 và tăng gấp 2,2 lần so với năm 2019. Chỉ trong một thời gian ngắn mà số lượng các vụ án đã gia tăng một cách đáng quan ngại.

Kết quả giải quyết tại Tòa án về cơ bản cho thấy nguyên nhân của những tình trạng tranh chấp này bắt nguồn từ sự vi phạm pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ một cách trái pháp luật của các chủ thể. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật đã và đang là một nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các tranh chấp lao động trên thực tế. Đây là một nguy cơ gây ảnh hưởng đến lợi ích của các bên trong QHLĐ và xa hơn hết là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đang bị đe dọa.

Do tính chất phức tạp và quan trọng của các sự kiện về tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nên đây là vấn đề được pháp luật quy định và hướng dẫn tương đối chi tiết. Tuy nhiên, thực trạng áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ vẫn còn một số vướng mắc trong các quy định của pháp luật. Đòi hỏi trong thời gian tới các nhà lập pháp cần có những quy định, văn bản hướng dẫn thi hành một số điều luật.

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN áp DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC đơn PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TAND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 26 - 27)