Những khó khăn, vướng mắc

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN áp DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC đơn PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TAND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 28)

Bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng tồn tại không ít những mặt khó khăn, hạn chế sau đây:

Một là, các đối tượng lợi dụng quy định của pháp luật đã hiểu sai quyền này dẫn đến tình trạng đơn phương chấm dứt HĐLĐ một cách trái pháp luật. Khi vi phạm về thời hạn báo trước của từng loại hợp đồng hay là đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước nhưng lại không thuộc một trong những trường hợp luật định. Dẫn đến tình trạng số lượng vụ án về tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ gia tăng trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021. Khiến cho việc xét xử xảy ra liên tục, số lượng hồ sơ các vụ án càng nhiều và hơn thế nữa có thể xảy ra tình trạng chậm án.

Hai là, vướng mắc trong quy định về giải quyết trợ cấp thôi việc cho NLĐ. Cụ thể là, tại khoản 1 Điều 46 BLLĐ 2019 quy định “Khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại các khoản 1,2,3,4,6,7,9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì NSDLĐ có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương”. Cái khó ở đây là, hiện nay pháp luật chưa có một quy định nào để làm rõ bản chất của trợ cấp

25

thôi việc. Như vậy, một mặt gây khó khăn cho các Thẩm phán để có thể xác định được một cách đúng luật, mặt khác lại vô tình đẩy NLĐ vào thế khó khăn khi không có việc làm, không có thu nhập lại càng không được nhận một khoản trợ cấp thôi việc nào trong thời gian tìm kiếm việc làm mới.

Tóm lại, trên đây là một số những vướng mắc, khó khăn tồn tại ở TAND tỉnh Thừa Thiên Huế khi áp dụng các quy định của pháp luật về giải quyết quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Từ những điều đã phân tích ở trên, ta có thể thấy rằng pháp luật đã có những quy định khá cụ thể về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ. Qua đó, góp phần tạo khung hành lang pháp lý cho NLĐ thực hiện quyền này một cách đúng pháp luật, nhằm bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong QHLĐ.

Bên cạnh những ưu điểm, kết quả đạt được mà quyền này mang lại cho NLĐ, song cũng tồn tại không ít những bất cập, hạn chế đòi hỏi pháp luật cần phải chỉnh sửa và hoàn thiện.

2.3.

26

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOÀN THIỆN VÀ TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoàn thiện pháp luật trong giải quyết vụ việc đơn phương chấm dứt hợp đông lao động của người lao động

Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung pháp luật về lao động dần hoàn thiện theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế hội nhập Quốc tế. Trong đó, các quy định mới về đơn phương chấm dứt HĐLĐ có tác động không nhỏ đến việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong QHLĐ cũng như hoạt động quản lý nhà nước về lao động. Bên cạnh những tác động tích cực đó, cũng tồn tại không ít những mặc hạn chế, đòi hỏi các nhà lập pháp cần sớm hoàn thiện:

Thứ nhất, BLLĐ 2019 đã đưa ra khái niệm về hành vi “quấy rối tình dục tại nơi làm việc” và quy định đây là một trong những căn cứ để NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn khá mơ hồ và gây ra khó khăn cho NLĐ khi áp dụng, bởi không xác định được như thế nào là “hành vi có tính chất tình dục”. Từ đó, NLĐ khó có thể chứng minh được hành vi này, cùng với tâm lý e ngại có thể dẫn đến NLĐ phải chấp nhận hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Chính vì vậy, cần phải có các quy định hướng dẫn cụ thể về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc để đảm bảo an toàn cho NLĐ, đồng thời tạo điều kiện cho NLĐ có thể dễ dàng đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp này

Thứ hai, việc cho phép NLĐ dễ dàng đơn phương chấm dứt HĐLĐ bên cạnh bảo đảm nguyên tắc bảo vệ NLĐ cũng tiềm ẩn nguy cơ NLĐ lợi dụng quy định này gây xáo trộn hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, để kiểm soát các trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ thiếu thiện chí hoặc không chính đáng, cũng cần quy định về bảo hiểm thất nghiệp theo hướng chỉ áp dụng cho những trường hợp NLĐ bị thất nghiệp do những nguyên nhân ngoài ý muốn của họ, có nghĩa là trong trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không vì bất kỳ lý do nào quy định tại khoản 2 Điều 35 BLLĐ 2019 thì họ sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trên đây, là một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong giải quyết vụ việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người lao động. Giải pháp này chỉ mang tính chất tham khảo trên cơ sở những gì em đã phân tích và rút ra được từ quy định của pháp luật về lao động.

27

3.2. Giải pháp tổ chức thi hành pháp luật trong giải quyết vụ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

Để thực thi pháp luật một cách có hiệu quả và phổ biến đến mọi tầng lớp trong xã hội thì cần phải triển khai thi hành và áp dụng đúng các quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ. Bởi vì, quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của NLĐ, đồng thời góp phần ổn định thị trường lao động. Đó cũng là cơ sở để làm đòn bẩy góp phần phát triển kinh tế của đất nước. Giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật như sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lao động rộng rãi đến NLĐ cũng như NSDLĐ.

Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc giao kết, thực hiện và đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đồng thời, cần yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện chế độ thông tin, báo cáo số lượng, các trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật của NLĐ để có cơ sở phát hiện các trường hợp vi phạm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong QHLĐ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Từ những phân tích ở trên, có thể khẳng định lại rằng việc hoàn thiện pháp luật lao động nói chung và nội dung về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ là rất cần thiết.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng pháp luật, Nhà nước còn phải áp dụng các giải pháp đồng bộ trong quá trình triển khai, thực hiện, đồng thời cần phải giải thích pháp luật, tuyên truyền đến cho người dân để nâng cao khả năng nhận thức pháp luật của các chủ thể.

28

KẾT LUẬN

Trong những năm vừa qua, hệ thống pháp luật lao động nước ta đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần từ BLLD 1994 ( sửa đổi, bổ sung 2006, 2007, 2012) và đến nay là BLLĐ 2019. Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung như vậy cũng chính vì mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu từ thực tiễn khách quan và những vấn đề xã hội phát sinh trong QHLĐ. Có thể thấy, công tác tổ chức và thực hiện pháp luật lao động trong thời gian qua đã được chú trọng. Pháp luật lao động đã ngày càng phát huy vai trò của mình trong đời sống lao động, góp phần không nhỏ vào việc hình thành và bình ổn thị trường lao động, thúc đẩy cơ cấu sản xuất, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển đời sống xã hội.

Những quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ đã góp phần đảm bảo quyền tự do việc làm cho NLĐ, giải phóng cho NLĐ thoát khỏi những nghĩa vụ đã bị ràng buộc trước đó, phù hợp với tinh thần mà Hiến Pháp 2013 đã quy định. Song, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, thì đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ cũng tồn tại không ít những hậu quả mang lại cho NSDLĐ, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, gây mất ổn định xã hội, nhất là đối với trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật này đã để lại những hậu quả pháp lý nhất định. Thế nên, đòi hỏi pháp luật phải có những quy định vừa chặt chẽ để cho NLĐ tuân theo, tránh tình trạng lách luật, vừa có những quy định không mang tính hà khắc để tránh làm ảnh hưởng ngược lại theo hướng tích cực trên tinh thần mà pháp luật đã quy định. Nếu không thiết chặt những quy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ một cách thật linh hoạt thì vô hình chung pháp luật đã tạo khẻ hở cho những cá nhân lợi dụng quy định này để thực hiện hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

Việc chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết vụ việc đơn

phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động tại Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế” làm chuyên đề báo cáo thực tập nhằm mục đích làm sáng tỏ

những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng quy định này trong giải quyết vụ việc, hướng đến hoàn thiện pháp luật, tăng cường tính khả thi cũng như hiệu quả áp dụng các quy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

29

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Văn bản quy phạm pháp luật

1. Quốc hội, Bộ Luật Lao động (Luật số 45/2019/QH14) ngày 03/12/2019. 2. Quốc hội, Bộ Luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 08/12/2015.

3. Quốc hội, Bộ Luật tố tụng Dân sự (Luật số 92/2015/QH13) ngày 08/12/2015. 4. Quốc hội, Luật tổ chức Tòa án nhân dân (Luật số 62/2014/QH13) ngày

24/11/2014.

5. Chính phủ, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

B. Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thu Hiền (2019), Pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Huế, tr. 20

2. TS. Nguyễn Thị Phương Thúy, Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động 2019 và một số vấn đề đặt ra, http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/don-phuong-cham-dut-hop-dong-lao- dong-theo-bo-luat-lao-dong-nam-2019-va-mot-so-van-de-dat-ra-

81367.htm, truy cập 04/06/2021.

3. LS. Kiều Anh Vũ, Hợp đồng lao động: nhiều điểm mới doanh nghiệp cần lưu ý, https://tranquithanh.com/hop-dong-lao-dong-nhieu-diem-moi-doanh-nghiep-

can-luu-y.htm, truy cập 08/01/2020.

30

DANH MỤC TÀI LIỆU SƯU TẦM

Bản án số: 01/2021/LĐ-PT “V/v tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” của Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bản án số: 01/2021/LĐ-PT “V/v tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” của Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

31

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... …..., ngày….,tháng…., năm 2022 Xác nhận của ĐVTT (Kí tên và đóng dấu) 32

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... …..., ngày….,tháng…., năm 2022 Xác nhận của GVHD (Kí tên và đóng dấu) 33

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... …..., ngày….,tháng…., năm 2022 Xác nhận của GVPB (Kí tên và đóng dấu) 34

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN áp DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC đơn PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TAND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 28)