Thống nhất chỉ đạo quản lý nhà nước về chứng thực từ Trung ương đến

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN VỀ VIỆC áp DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC TẠI ủy BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG HÒA CƯỜNG BẮC (Trang 25 - 26)

7. Kết cấu của chuyên đề

3.1.1. Thống nhất chỉ đạo quản lý nhà nước về chứng thực từ Trung ương đến

địa phương.

Thống nhất được hiểu là Đảng lãnh đạo về chủ trương đường lối, Nhà nước thể chế và thực hiện quản lý, đây là một điểm mang tính đặc thù rất riêng của Việt Nam. Đó là: Đảng lãnh đạo bằng Nghị Quyết, bằng Chỉ thị. Trong hoạt động chứng thực Đảng đề ra những quan điểm chỉ đạo, định hướng tăng cường chất lượng trong hoạt động chứng thực, thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng thành các quy định pháp luật, làm cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động chứng thực theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chuyên chính, chí công vô tư, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Thông qua công tác tổ chức cán bộ, Bộ Chính trị, Ban cán sự Đảng của các cơ quan tư pháp phải đặc biệt quan tâm chỉ đạo việc kiện toàn tổ chức và tăng cường đội ngũ cán ộ tư pháp đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, lãnh đạo công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt của các cơ quan tư pháp. Nhằm mục tiêu hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp là những người có quan điểm chính trị đúng đắn, tinh thông nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức trong sáng, liêm khiết, chí công vô tư và có lập trường vững vàng thượng tôn pháp luật. Đảm bảo sự quản lý của Nhà nước: Nhà nước quản lý hoạt động chứng thực chủ yếu bằng pháp luật, tạo môi trường pháp lý, khung pháp luật cho hoạt động chứng thực. Thông qua pháp luật, Nhà nước đảm bảo hoạt động chứng thực đúng các quy định của pháp luật, đúng định hướng, đảm bảo ổn định trật tự, công bằng xã hội, khắc phục tình trạng tùy tiện, vô nguyên tắc gây mất ổn định xã hội. Chính phủ thực hiện chức năng quản lý chung, Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý theo ngành, UBND các cấp chịu trách nhiệm quản lý về hoạt động chứng thực tại địa phương mình. UBND các cấp thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sự phối

22

hợp giữa các tổ chức chính tri, tổ chức chính trị xã hội, giữa các ban, ngành, tổ chức ở địa phương, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị ở cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tư pháp trong đó có hoạt động chứng thực, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, giữ ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN VỀ VIỆC áp DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC TẠI ủy BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG HÒA CƯỜNG BẮC (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)