Hoàn thiện các văn bản pháp luật về chứng thực

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN VỀ VIỆC áp DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC TẠI ủy BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG HÒA CƯỜNG BẮC (Trang 28 - 29)

7. Kết cấu của chuyên đề

3.2.2. Hoàn thiện các văn bản pháp luật về chứng thực

Xây dựng Luật chứng thực và các văn bản hướng dẫn thi hành

Đến nay, hoạt động chứng thực mới chỉ được điều chỉnh bằng nghị định của Chính phủ. Trong khi đó, một số lĩnh vực liên quan đến chứng thực lại được điều chỉnh bằng các luật, bộ luật (như Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Công chứng…). Do đó, mức độ tuân thủ, chấp hành pháp luật còn có sự khác nhau. Nhiều biện pháp cải cách hành chính trong lĩnh vực chứng thực của Chính phủ, nhất là biện pháp chống lạm dụng yêu cầu nộp bản sao chứng thực, chưa thực sự phát huy tác dụng. Vì vậy, trong thời gian tới, cần hoàn thiện pháp luật về chứng thực theo hướng ban hành một đạo luật riêng về chứng thực. Ngoài ra, trong quá trình tổng kết thực hiện công tác chứng thực cần phát huy những mặt đạt được trong công tác chứng thực cũng như bất cập, hạn chế để nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật. Do những hạn chế về việc áp dụng không thống nhất, quy định của pháp luật chưa điều chỉnh toàn diện các hoạt động chứng thực. Cần đề cao tính dự liệu những trường hợp xảy ra trên thực tế để đưa vào Luật điều chỉnh. Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật và hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế thì hoạt động xây dựng pháp luật về chứng thực là vô cùng quan trọng và cấp bách.Thực tế cho thấy, có rất nhiều loại việc chứng thực khác nhau do chính quyền các cấp cũng như các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước thực hiện nhưng việc chứng thực những loại việc này phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục như thế nào, giá trị pháp lý của những hành vi chứng thực nà ra sao thì chưa được khẳng định. Đặc biệt, nhiều văn bản chứng thực được thừa nhận theo yêu cầu tự phát mà không có cơ sở pháp lý rõ ràng, chưa được điều chỉnh bằng pháp luật của Nhà nước. Chính vì vậy xuất hiện tình trạng mỗi cơ quan chứng thực một cách khác nhau đối với cùng một loại việc. Do đó, việc “luật hóa” các quy định về chứng thực là hết sức cần thiết, tạo cơ sở pháp lý cao cho việc giải quyết những vướng mắc trên. Khi xây dựng Luật Chứng thực phải đảm bảo tính kế thừa và tính lịch sử cụ thể. Điều đó có nghĩa là: phải kế thừa và phát huy những ưu điểm của Pháp luật về chứng thực hiện hành đồng thời khắc

25

phục những tồn tại hạn chế của pháp luật hiện hành nhằm mục đích xây dựng Luật chứng thực phù hợp với tình hình và xu hướng phát triển của xã hội đảm bảo lợi ích của cá nhân, tổ chức đồng thời cũng phải đảm bảo giá trị pháp lý của văn bản, giấy tờ được chứng thực ngang tầm với giá trị của văn bản giấy tờ được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng. Cụ thể như sau:

Luật chứng thực cần nêu được khái niệm chung về chứng thực, quy định cụ thể phạm vi, đối tượng điều chỉnh. Ngoài các hành vi chứng thực theo pháp luật hiện hành thì cần đưa một số việc mà cơ quan nhà nước vẫn thực hiện xác nhận theo yêu cầu của người dân như xác nhận hồ sơ vay vốn, sơ yếu lý lịch, lời khai sự kiện, kê khai thu nhập, xác nhận nơi cư trú, xác nhận quan hệ nhân thân, quan hệ huyết thống... thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết đối với từng loại việc chứng thực; trình tự, thủ tục giải quyết…. nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật về chứng thực và pháp luật chứng thực chữ ký số, chứng thực lưu trữ. Hình thức xử lý vi phạm đối với các trường hợp chứng thực không đúng với quy định của pháp luật: sai trình tự thủ tục, trái thẩm quyền… Khi xây dựng Luật Chứng thực cần tính tới đặc thù công tác của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Khi xây dựng luật Chứng thực thì việc chứng thực bản sao thành bản chính, chứng thực chữ ký giao thẩm quyền cho công chức Tư pháp cấp huyện, xã ký chứng thực.

Ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về chứng thực. Cùng với việc xây dựng và ban hành Luật Chứng thực cần phải ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định, Thông tư, Công văn hướng dẫn…) hướng dẫn thực hiện Luật chứng thực để đảm bảo hoạt động chứng thực được duy trì ổn định, đồng bộ và thống nhất.

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN VỀ VIỆC áp DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC TẠI ủy BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG HÒA CƯỜNG BẮC (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)