Khái quát về Toà án nhân dân huyện Sơn Tây, tình Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HÒA GIẢI TRONG VỤ án DÂN SỰ TẠI TÒA án NHÂN DÂN HUYỆN SƠN TÂY (Trang 31)

Ngày 06 tháng 8 năm 1994 , Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 83/NĐ-CPchia huyện Sơn Hà thành hai huyện Sơn Hà và Sơn Tây và từ đó toà án nhân dân huyện Sơn Tây được thành lập và hoạt động đến ngày nay.

Sau khi tái lập, huyện Sơn Tây có 41.893 ha diện tích tự nhiên và 13.315 người với 4 xã: Sơn Tân, Sơn Mùa, Sơn Dung và Sơn Tinh. Huyện lỵ của huyện đặt tại xã Sơn Dung.

Ngày 23 tháng 6 năm 1999 , Chính phủ ban hành Nghị định số 39/1999/NĐ- CP. Theo đó, chia xã Sơn Mùa thành hai xã Sơn Mùa và Sơn Bua; chia xã Sơn Tinh thành hai xã Sơn Tinh và Sơn Lập.

Năm 2005 huyện lỵ của huyện được dời từ xã Sơn Dung về xã Sơn Mùa. Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 10/NĐ-CP. Theo đó, chia xã Sơn Dung thành hai xã Sơn Dung và Sơn Long; chia xã Sơn Mùa thành hai xã Sơn Mùa và Sơn Liên; chia xã Sơn Tân thành hai xã Sơn Tân và Sơn Màu.

Huyện Sơn Tây có 9 xã trực thuộc như hiện nay. Toà án nhân dân huyện Sơn Tây ;

 Địa điểm trụ sở chính : Thôn Huy Măng , Xã Sơn Dung , Huyện Sơn Tây , Tình Quảng Ngãi

 Số điện thoại :055.3868229/055.3868002

Trải qua suốt chặng đường thành lập và phát triển TAND huyện Sơn Tây đã đạt được những thành tích đáng kể trong công tác chuyên môn cũng như thi đua , khen thưởng : luôn giữ vững danh hiệu “ Tập thể lao động xuất sắc “, “ Cờ thi đua TAND”.. hằng năm.

26

3.1.2 Hệ thống cơ cấu tổ chức TAND huyện Sơn Tây

Toà án nhân dân huyện Sơn Tây có 4 cán bộ , công chức , người lao động trong đó có 2 nam , 2 nữ , 2 thư ký toà án , 2 hợp đồng bảo vệ , tạp vụ , lãnh đạo có 1 chánh án .

- Chánh án : Lâm Thị Ánh Tuyết (Thẩm phán trung cấp) - Thư ký toà án : Đinh Văn Bim

3.1.3 Chức năng , nhiệm vụ , quyền hạn của Toà án nhân dân huyện Sơn Tây , tỉnh Quảng Ngãi Tây , tỉnh Quảng Ngãi

Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì thầm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện như sau :

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây: a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

3.2. Giới thiệu về vị trí và khái quát công việc thực tập 3.2.1.Giới thiệu về vị trí thực tập : 3.2.1.Giới thiệu về vị trí thực tập :

Theo sự phân công của Chánh án TAND huyện Sơn Tây (Thẩm phán: Lâm Thị Ánh Tuyết), em đã được thư ký Đinh Văn Bim hướng dẫn trong suốt quá trình thực tập.

3.2.2.Khái quát các công việc thực tập :

Trong quá trình thực tập tại TAND huyện Sơn Tây , em đã được hướng dẫn, quan sát và thực hành một số nghiệp vụ của thư ký tòa án như:

- Học cách photo và hỗ trợ thư ký in sao tài liệu và hồ sơ vụ án, vụ việc; - Được hướng dẫn cách tiếp đương sự, nhận đơn khởi kiện và hồ sơ vụ án vụ việc do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án;

- Nghiên cứu các hồ sơ vụ án đã thụ lý và giải quyết; từ đó xem xét trong một hồ sơ có những giấy tờ và tài liệu chứng cứ, chứng minh nào, đánh bút lục và liệt kê các giấy tờ, tài liệu kèm theo trong hồ sơ để lưu trữ;

- Nghe các phiên tòa xét xử để hiểu được qui trình tiến hành một phiên tòa;

28

- Học cách soạn thảo các văn bản tố tụng; cách lấy số thông báo, số thụ lý và số giải quyết;

- Tống đạt công văn, tài liệu và giấy tờ cho đương sự, Viện kiểm sát, Công an, Chi cục thi hành án và các cơ quan liên quan khác.

- Đi niêm yết tại địa phương;

- Đi xem xét thẩm định tại chỗ cùng với hội đồng xem xét gồm: Thẩm phán; thư ký; đại diện của Ủy ban nhân dân phường, xã; địa chính phường xã, đại diện phòng tài nguyên môi trường và công an tại địa phương nơi diễn ra việc xem xét thẩm định tại chỗ;

- Nghiên cứu và theo dõi các hồ sơ chưa thụ lý hoặc chưa giải quyết để biết qui trình xử lý đơn và tiến hành các hoạt động tố tụng để giải quyết;

- Tham gia phiên họp kiểm tra kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải;

3.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết hoà giải vụ án dân sự tại Toà án nhân dân Huyện Sơn Tây Toà án nhân dân Huyện Sơn Tây

* Vụ kiện của bà Nguyễn Thị Thùy D với Nguyễn Thị Mỹ L thụ lý số

247/2017/TLST-DS ngày 25/12/2017 về “Tranh chấp Hợp đồng vay tài sản” và đã giải quyết theo Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 13/2018/QĐST-DS ngày 12/02/2018:

a. Tóm tắt vụ án:

Bà Nguyễn Thị Thùy D (viết tắt là bà D) và bà Nguyễn Thị Mỹ L (viết tắt là bà L) có quan hệ quen biết trong thời gian từ ngày 08/12/2015 đến ngày 25/6/2016, bà D có cho bà L vay tiền nhiều lần, tổng cô ̣ng

273.000.000 đồng (hai trăm bảy mươi ba triê ̣u đồng), mục đích để bà L làm thủ tục cấp giấy chứng nhâ ̣n quyền sử dụng đất. Sau khi vay, bà L không trả nợ cho bà đúng hạn mă ̣c dù bà đã nhiều lần yêu cầu bà L trả nợ. Tính đến nay, bà L còn nợ bà D số tiền nợ gốc 270.500.000 đồng. Bà D yêu cầu bà L phải có nghĩa vụ trả số tiền nêu trên cho bà, bà không yêu cầu trả lãi.

b. Tiến hành giải quyết vụ án:

Đầu tiên, sau khi nguyên đơn đã nộp Biên lai thu tiền nộp tạm ứng án phí Tòa án sẽ ra Thông báo về việc thụ lý vụ án gửi cho nguyên đơn là bà D và bị đơn là bà L. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận thông báo thụ lý bà L có quyền nộp văn bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu khởi kiện của bà D hoặc yêu cầu phản tố (nếu có). Nhưng hết thời hạn nêu trên, bà L không có ý kiến gì cũng như yêu cầu phản tố đối với yêu cầu khởi kiện của bà L.

Ngày 19/01/2018, Tòa án nhân dân đã mời bà D và bà L đến Tòa để làm việc về nội dung vụ án và đối chất với nhau. Và trong bản tự khai của bà L thì bà thừa nhận có vay số tiền trên như bà D trình bày. Ngày

02/02/2018, Tòa án tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải sau khi đã thông báo cho các đương sự được biết.

Thành phần tham gia phiên họp gồm: Thẩm phán Lâm Thị Ánh Tuyết; Thư ký Đinh Văn Bim ; nguyên đơn là bà D và bị đơn là bà L. Thẩm phán và thư ký sẽ tiến hành các hoạt động bắt buộc của phiên tòa như kiểm tra sự có mặt và vắng mặt của nguyên đơn và bị đơn, phổ biến qui định của pháp luật. Sau đó Thẩm phán tiến hành chủ trì phiên họp. Phiên họp này diễn ra 02 hoạt động: Kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ; Hòa giải. Do đó thư ký sẽ tiến hành ghi các văn bản sau: Biên bản phiên họp; Biên bản hòa giải. Trong vụ án này, do các bên tham gia vụ án đã được Thẩm giải thích, hướng dẫn qui định của pháp luật và cũng có mong muốn hòa giải nên trong phiên họp hòa giải các bên đã thỏa thuận và thống nhất với nhau các vấn đề sau:

1. Bà Phạm Thị My L có nghĩa vụ trả cho bà Nguyễn Thị Thùy D số tiền nợ gốc 270.500.000 đồng (hai trăm bảy mươi triê ̣u, năm trăm ngàn đồng).

30

2. Bà Phạm Thị My L chịu 6.825.500 đồng (sáu triê ̣u, tám trăm mươi hai lăm ngàn, năm trăm đồng) án phí dân sự sơ thẩm.

3. Hoàn trả cho Nguyễn Thị Thùy D tiền tạm ứng án phí 6.825.000 đồng (sáu triê ̣u, tám trăm hai mươi lăm ngàn đồng), theo biên lai thu số AA/2016/0001915 ngày 22/12/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Thư ký tiến hành ghi Biên bản hòa giải thành. Trên cơ sở đó, Thẩm phán ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 13/2018/QĐST-DS ngày 12/02/2018.

c. Phân tích và kết luận:

Vụ án về “Tranh chấp Hợp đồng vay tài sản” giữa bà Nguyễn Thị Thùy D và bà Nguyễn Thị My L nêu trên ít có tính chất phức tạp. Thứ nhất là do các bên đều thừa nhận là có tồn tại Hợp đồng vay tài sản. Thứ hai, các tài liệu chứng cứ rõ ràng. Thứ ba, các bên đều có mong muốn thỏa thuận hòa giải với nhau. Do đó, khi tiến hành phiên hòa giải được thẩm phán phổ biến về qui định cũng như hướng dẫn giải thích cặn kẽ thì các đương sự đã thỏa thuận và thống nhất được với nhau. Qua đó có thể thấy để tiến hành hòa giải thành giữa các đương sự thì phải có sự hợp tác và tác động qua lại giữa đương sự và Tòa án. Nguyên đơn và bị đơn cũng như người có quyền lợi liên quan phải có mặt đầy đủ tại phiên họp hòa giải. Thẩm phán phải nhiệt tình, hướng dẫn và giải thích cặn kẽ cho đương sự hiểu về qui định pháp luật để đưa ra cách giải quyết có lợi cho cả hai bên.

* Vụ án hôn nhân gia đình giữa chị Trần Thị Mỹ H và anh Phạm Tuấn K thụ lý số 205/2019/TLST-HNGĐ ngày 30/5/2019 về việc “Ly hôn,

tranh chấp về nuôi con”:

a. Tóm tắt vụ án:

Chị D và anh Phạm Tuấn K tìm hiểu, yêu thương, tự nguyện đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã Sơn Dung vào ngày 29/01/2015; vợ chồng sống hạnh phúc đến khoảng 04 năm thì xảy ra mâu thuẫn thường xuyên cải vả nhau,anh K đánh đâ ̣p chị T.Đến nay, tình trạng mâu thuẫn đã trầm trọng

nên chị H yêu cầu được ly hôn anh K.Vợ chồng có 01 (mô ̣t) con chung là Phạm Tùy Phong, sinh ngày 19/10/2015, hiê ̣n con đang sống với chị H. Khi ly hôn, chị H yêu cầu được nuôi con và yêu cầu anh Khanh cấp dưỡng nuôi con 3 triệu đồng mỗi tháng..

b. Tiến hành giải quyết vụ án:

Sau khi chị H nộp Biên lai thu tiền tạm ứng án phí, tòa án ra thông báo thụ lý gửi cho nguyên đơn và bị đơn được biết. Vào ngày 27/06/2019, Tòa án cho mời anh K và chị H lên làm việc về yêu cầu giải quyết ly hôn giữa hai vợ chồng chị T và anh K. Trong quá trình làm việc thì chị T giữ nguyên yêu cầu ly hôn giữa chị và anh K đồng ý ly hôn. Thư ký tiến hành lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành. Trên cơ sở việc không tiến hành hòa giải được giữa các đương sự, Thẩm phán ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

c. Phân tích và kết luận:

Vụ án ly hôn và tranh chấp nuôi con giữa chị H và anh K tiến hành hòa giải thành là chị H, anh K không muốn đoàn tụ. Như vậy, để tiến hành hòa giải thành một vụ án dân sự không chỉ cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ của thẩm phán mà còn cần có sự hợp tác của các đương sự trong vụ án.

3.4. Kết quả công tác hòa giải tại TAND huyện Sơn Tây trong 3 năm 2015, 2016, 2017 2016, 2017

- Năm 2015, TAND huyện Sơn Tây thụ lý 126 vụ án dân sự, giải quyết được 82 vụ; trong đó hòa giải thành là 38 vụ. Như vậy, tỉ lệ vụ án hòa giải thành chiếm 46,57% trong số các vụ án dân sự đã thụ lý và giải quyết.

- Năm 2016, TAND huyện Sơn Tây thụ lý 154 vụ án dân sự, giải quyết 93 vụ; trong đó số vụ án hòa giải thành của năm 2016 cao hơn so với năm 2015 và chiếm tỉ lệ 47,29% trong số các vụ án thụ lý và giải quyết.

- Năm 2017, TAND huyện Sơn Tây tiếp tục giữ vững tỉ lệ hòa giải thành các vụ án dân sự trên 40% qua các năm. Trong năm 2017, tòa án thụ

32

lý 157 vụ án dân sự và giải quyết được 52 vụ; trong đó số vụ án hòa giải thành là 106 vụ ( chiếm tỉ lệ 41,24% trong số các vụ án thụ và giải quyết).

3.5.Những ưu điểm

- Tỉ lệ các vụ án hòa giải thành tại TAND huyện Sơn Tây khá cao chiếm trên 40% trong các vụ án thụ lý và giải quyết trong năm. Tỉ lệ các vụ án dân sự hòa giải thành trong năm 2015 là 46,57%; năm 2016 là 47,29% và năm 2017 là 41,24%.

- Các cán bộ ở Tòa luôn nhiệt tình và tích cực trong công tác hòa giải. Trước khi tiến hành hòa giải với các đương sự thì Thẩm phán luôn phổ biến và hướng dẫn cặn kẽ các qui định pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự cho đương sự hiểu và nắm rõ.

- Tiến hành hòa giải các vụ án dân sự theo đúng trình tự và qui định của pháp luật. Thẩm phán và thư ký tiến hành thực hiện các bước theo đúng qui trình tố tụng để tổ chức hòa giải giữa các đương sự.

- Tích cực chỉ đạo và đề ra phương hướng để nâng cao hiệu suất của công tác hòa giải. Trong các cuộc họp, Chánh án luôn chỉ đạo và khuyến khích các thẩm phán tích cực nâng cao công tác hòa giải để giải quyết vụ án nhanh chóng và đạt hiệu quả xét xử.

3.6 Những hạn chế

- Một số cán bộ tòa án chưa đáp ứng được về kỹ năng chuyên môn về công tác hòa giải và chưa nắm rõ về nội dung vụ án. Điều đó dẫn đến việc giải thích và hướng dẫn các qui định pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án cho các đương sự không được rõ ràng, chi tiết; ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HÒA GIẢI TRONG VỤ án DÂN SỰ TẠI TÒA án NHÂN DÂN HUYỆN SƠN TÂY (Trang 31)