- Một số cán bộ tòa án chưa đáp ứng được về kỹ năng chuyên môn về công tác hòa giải và chưa nắm rõ về nội dung vụ án. Điều đó dẫn đến việc giải thích và hướng dẫn các qui định pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án cho các đương sự không được rõ ràng, chi tiết; ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng của phiên họp hòa giải.
- Một số đương sự còn chưa hiểu rõ về qui định pháp luật và vai trò của việc hòa giải. Do đó, đương sự không tham gia phiên họp hòa giải nên không thể tiến hành phiên họp hòa giải.
CHƯƠNG 4 :THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOÀ GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ
4.1 Thực trạng hoà giải vụ án dân sự
Những hạn chế
Ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự không đúng nội dung thỏa thuận của đương sự
Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự không đúng thời hạn
Hoà giải phiến diện, chiếu lệ
Có những vụ án, Toà án tuy có tiến hành hoà giải nhưng chỉ cho đúng thủ tục mà chưa tìm hiểu lúc nội dung vụ án, nguyên nhân tranh chấp, yêu cầu, đòi hỏi của mỗi bên cũng như tâm tai nguyện vọng cùa từng đương sự, ngoài ra việc thực hiện hoà giải một cách phiến diện, chiếu lệ dẫn đến vụ án phải đưa ra xét xử .
34
4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoà giải vụ án dân sự 4.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật 4.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
– Cần đưa quy định về việc tôn trọng và bảo đảm quyền và lợi dịch hợp pháp
của các đương sự, lợi ích của các chủ thể khác và lợi sinh của Nhà nước.
Ngoài ra cần phải quy định về sự tích cực, kiên trì của Thẩm phán khi tiến hành hoà giải VADS
*Phạm vi những vụ án dân sự không được hoà giải cần phải phù hợp với quy định tại Điều 197 BLTTDS 2015
*Để thuận tiện hơn cho việc hoà giải VADS cần ban hành văn bản hướng dẫn sao dụng các quy định trong một số trường hợp
+ Trường hợp vụ án có nhiều đương sự nhưng khi Toà án triệu tập tham gia hoà giải thì một hoặc một số đương sự vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng.
+ Đối với trường hợp các đương sự có thoả thuận sau khi Toà án đã lập biên bản giải thành.
4.2.2 Kiến nghị về thực hiện pháp luật
– Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị để nâng cao năng lực trách nhiệm của Thẩm phán.
Thẩm phán là người chịu trách nhiệm chủ trì phiên hoà giải, nên năng lực, trách nhiệm của Thẩm phán tiến hành hoà giải là một vấn đề hết sức quan trọng. Một thẩm phán hoà giải vụ án dân sự phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo Đức nghề nghiệp cũng như tinh thần trách nhiệm, phải đủ tâm, đủ tầm, ngoài nắm vững các quy định của pháp luật thì còn phải nắm vững chính sách của Nhà nước. Do đó, cần phải thường xuyên đào tạo , bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị cho Thẩm phán
– Tăng cường công tác quản lý của lãnh đạo Toà án đối với công tác giải quyết vụ án dân sự . Công tác quản lý của lãnh đạo Toà án đối với công tác giải quyết vụ án dân sự là yếu tố then chốt, ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ án dân sự . Vì vậy, để nâng cao hiệu quạt hoà giải vụ án dân sự thì lãnh đạo Toà án phải tăng cường công tác
quản lý, kiểm tra đối với công tác giải quyết vụ án dân sự, trong đó có công tác hào giải vụ án dân sự .
– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật để nâng cao sự hiểu biết về pháp luật của đương sự.
Qua thực tế có nhiều vụ án nếu đương sự hiểu biết pháp luật thì có thể đã tự thương lượng hoặc thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, Toà án không phải đưa ra xét xử. Do đó, việc đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật để nâng cao sự hiểu biết của đương sự là hết sức cần thiết, nên kiến nghị nhà nước, các cấp các ngành cũng như TANDTC (tăng cường xét xử các vụ án lưu động) cần đặc biệt chú ý và quan tâm hơn nữa.
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN
Toà án nhân dân là một trong những bộ phận của bộ máy nhà nước, được giao nhiệm vụ thực hiện quyền xét xử, vì vậy việc thành lập Tòa án nhân dân là rất cần thiết trong những ngày đầu thành lập Nhà nước. Trải qua từng thời kì của đất nước ngành tòa án nhân dân nói chung và TAND huyện Sơn Tây nói riêng đã không ngừng học hỏi, củng cố, xây dựng và phát triển để hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ của mình; đồng thời đạt những thành tựu đáng kể trong công tác xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc đảm bảo tính công bằng và pháp chế xã hội. Hòa giải trong vụ án dân sự là một trong các thủ tục tố tụng quan trọng trong quá trình giải quyết vụ, việc dân sự tại Tòa án. Thực hiện hòa giải là cũng là cách rút ngắn thời gian trong quá trình giải quyết vụ án, nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử. Trong hoạt động hòa giải, Tòa án đóng vai trò là vị trí trung gian đứng ra tổ chức phiên hòa giải giữa các đương sự. Do đó đề nâng cao công tác hòa giải tại địa phương thì cần phải có sự nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng công tác hòa giải tại Tòa án để tìm ra các biện pháp khắc phục các điểm còn hạn chế. Trên thực tế, để hòa giải thành một vụ án dân sự gặp rất nhiều khó khăn vì cần có sự tương tác và hỗ trợ từ các bên. Trong quá trình tố tụng, các cán hộ tòa án phải thực hiện theo đúng qui trình tố tụng, luôn giữ vai trò 36
là người trung gian, cán cân công bằng để đảm bảo lợi ích giữa các bên; tránh trường hợp nhằm trục lợi mà xâm phạm hoặc làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên còn lại. Ngoài ra, trong quá trình hòa giải cần có sự hợp tác giữa các đương sự trong vụ án. Mong muốn hòa giải giữa các đương sự chính là yếu tố quan trọng để hòa giải thành một vụ án dân sự. Trong suốt 02 tháng thực tập tại Tòa án nhân dân huyện Sơn Tây , em đã được thực hành các nghiệp vụ của một thư ký tòa án như: cách xử lý đơn, soạn các văn bản tố tụng, tống đạt, xem xét thẩm định tại chỗ, lưu hồ sơ và thống kê. ……Đồng thời em cũng được tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài báo cáo “Hòa giải vụ án dân sự” một cách trực tiếp và sát với thực tiễn. Qua đó, em có thể nắm rõ được các qui trình làm việc của thư ký tòa án nói chung và qui trình tiến hành hòa giải vụ án dân sự nói riêng. Đây là cơ hội để em có thể tiếp cận và cọ xát với thực tế nhằm có thêm kinh nghiệm phục vụ cho công việc tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
2. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: Hòa giải và chuẩn bị xét xử, Phương Nam. (http://conglyxahoi.net.vn/trao-doi-nghiep-vu/bo-luat-to-tung-dan-su-2015-hoa-giai- va-chuan-bi-xet-xu-1241.html)
3. Bổ sung 02 trường hợp vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được, Kỳ Sơn.(http://kiemsat.vn/bo-sung-02-truong-hop-vu-an-dan-su-khong-tien-hanh-hoa- giai-duoc-46462.html )
4. Chỉ thị số 04/2017/CT-CA Về việc tăng cường công tác hòa giải tại tòa án nhân dân ngày 03 tháng 10 năm 2017.
5. Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Đại học Luật Hà Nội. 6. Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Đại Học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Hiến pháp năm 2013.
8. Hòa giải một đằng quyết định một nẻo, Nam Việt.
(https://baomoi.com/hoa-giai-mot-dang-quyet-dinh-mot-neo/c/5627367.epi ) 9. Hòa giải thành vẫn không xong, Chân Ái.
(http://www.baohaugiang.com.vn/phap-luat/hoa-giai-thanh-van-khong-xong54631. html).
10. Hòa giải trong tố tụng dân sự - Một vài ý kiến để hoàn thiện, Minh Nhất. (http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/732).
11. Hòa giải trong tố tụng dân sự, Phạm Hữu Nghị, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12/2012.
12. Lịch sử hình thành ngành tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. (http://quangngai.toaan.gov.vn/portal/page/portal/taquangngai/35183192).
13. Luận văn Thạc sĩ “Hòa giải vụ việc dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam”, Lê Thị Bích.
14. Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
15. Một vụ án vi phạm tố tụng dân sự vẫn có hiệu lực pháp luât, Minh Yến. (https://laodong.vn/phap-luat/mot-vu-an-vi-pham-to-tung-dan-su-van-co-hieu-luc- phap-luat-33969.bld.)
16. Một vụ việc dân sự hòa giải 20 lần mà chưa ngả mũ, Hà Sơn Bình. (https://baomoi.com/mot-vu-viec-dan-su-20-lan-hoa-giai-van-chua-nga-ngu-thanh- pho-ho-chi-minh/c/5075851.epi)
17. Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC
ban hành một số biểu mẫu trong TTDS
18. Từ điển Tiếng Việt, Nhà Xuất Bản Đà Nẵng.
38
19. Những vụ án dân sự không được hòa giải và không tiến hành hòa giải được theo Bộ luật Tố tụng Dân sự, Nguyễn Tiến Lễ.
(http://vkscantho.vn/vkscantho/index.php/news/Trao-doi-nghiep-vu/Nhung-vu-an-dan- su-khong-duoc-hoa-giai-va-khong-tien-hanh-hoa-giai-duoc-theo-Bo-luat-To-tung- Dan-su-1871/)
20. Quy định của Hiến pháp về Tòa án nhân dân, PGS, TS Trần Văn Độ. (http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tuyentruyenhienphap/item/22864002-quy-dinh- cua-hien-phap-ve-toa-an-nhan-dan.html)
21. Quy định về hòa giải vụ án dân sự trong Bộ luật Tố tụng dấn sự 2015 và những nội dung cần nắm rõ, TS. Bùi Thị Huyền - Đại học Luật Hà Nội.
(http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-luat.aspx?Item ID=337). 22. Sổ tay Thẩm phán.
23. Sổ tay Thư ký
24. TAND các cấp chú trọng công tác hòa giải trong giải quyết tranh chấp tại Tòa án, Trần Quang Huy.(http://congly.vn/hoat-dong-toa-an/nghiep-vu/tand-cac-cap- chu-trong-cong-tac-hoa-giai-trong-giai-quyet-cac-tranh-chap-tai-toa-an-107944.html)
25. TANDTC: Nghiêm cấm việc lợi dụng hòa giải để tiêu cực trong giải quyết vụ án dân sự”, Anh Nga. (http://kiemsat.vn/tandtc-nghiem-cam-viec-loi-dung- hoa-giai-de-tieu-cuc-trong-giai-quyet-vu-an-dan-su-46658.html)
26. Tăng cường công tác hòa giải tại tòa án nhân dân, Kim Quỳnh.
(http://tapchitoaan.vn/bai-viet/van-de-thoi-su/tang-cuong-cong-tac-hoa-giai-tai-toa-an- nhan-dan/B1liU-j3W.html).
27. Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân theo luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014, Nguyễn Chí Công.
(http://vnclp.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/NhaNuocVaPhapLuat/View_Detail.aspx? ItemID=278).
28. Tòa nổ lực hòa giải, hướng đến kết thúc có hậu, Hoàng Yến.
(http://plo.vn/thoi-su/toa-no-luc-hoa-giai-huong-den-ket-thuc-co-hau-358258.html) 29. Từ điển Luật Học của Bộ tư pháp – Viện khoa học pháp lý.
30. Vị trí, chức năng của Tòa án trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, PGS, TS Trần Văn Độ, (http://plo.vn/thoi-su/toa-no-luc-hoa-giai- huong-den-ket-thuc-co-hau-358258.html)
31. Việc áp dụng các qui định hòa giải trong tố tụng dân sự, Nguyễn Thị Thanh Hương, Tạp chí Kiểm sát. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, số 5/2006.
32. Vụ kiện của bà Nguyễn Thị Thùy D với Nguyễn Thị Mỹ L thụ lý số 247/2017/TLST-DS ngày 25/12/2017 về “ Tranh chấp Hợp đồng vay tài sản”và đã giải quyết theo Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 13/2018/QĐST- DS ngày 12/02/2018.
33. Vụ án hôn nhân gia đình giữa chị Phan Thị Thanh T và anh Phạm Hồng K thụ lý số 398/2017/TLST-HNGĐ ngày 13/11/2017 về việc “Ly hôn, tranh chấp về nuôi con”.
40