Tác động tích cực

Một phần của tài liệu Nhóm-14_Thu-hút-và-sử-dụng-ODA-đã chuyển đổi (Trang 27 - 30)

9. Kết cấu bài nghiên cứu

2.2. Tác động của ODA đối với Việt Nam

2.2.1. Tác động tích cực

Mặc dù nguồn vốn ODA chỉ chiếm khoảng 4% GDP, song lại chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bình quân chiếm khoảng 15-17%). Điều này rất có ý nghĩa trong bối cảnh ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển của ta còn hạn hẹp, trong khi nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lại rất lớn. Có thể nói, ODA là nhân tố xúc tác cho phát triển, giúp Việt Nam thực hiện thành công các chiến lược phát triển 10 năm và các kế hoạch 5 năm.

Thứ nhất, nguồn vốn ODA đóng góp quan trọng cho cân đối tài chính quốc gia. Trong bối

cảnh ngân sách nhà nước dành cho đầu tư cịn hạn hẹp, đây có thể coi là nguồn vốn cần thiết cho người dân, nhất là những nơi cịn nghèo đói ở vùng nơng thơn, miền núi; các dịch vụ công cộng như y tế, trường học…

Thứ hai, nguồn vốn ODA hỗ trợ phát triển nhiều ngành và lĩnh vực cơ sở hạ tầng, kinh tế

và xã hội

a, Phát triển nơng nghiệp và nơng thơn, kết hợp xóa đói giảm nghèo

Theo báo cáo "Tổng kết 20 năm quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA ngành Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn" 2019, bắt đầu từ năm 1993, Việt Nam nhận được sự quan tâm hỗ trợ về vốn ODA từ các nhà tài trợ quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ các nước Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức Trong giai đoạn từ

1999 – 2019 Ban quản lý các dự án nông nghiệp (CPO nông nghiệp) đã quản lý và thực hiện 20 chương trình, dự án với tổng số vốn đầu tư lên đến 1,968 tỷ USD. Các dự án có phạm vi hoạt động tại 63 tỉnh, thành trên cả nước và đa dạng về lĩnh vực bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy sản, phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn, phịng chống thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật ni và sản xuất nơng nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu.

Nguồn vốn ODA đã đóng vai trị quan trọng trong chiến lược tăng trưởng, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Đóng góp cho sự thành cơng của một số chương trình quốc gia có ý nghĩa sâu rộng như Chương trình dân số và phát triển, tiêm chủng mở rộng, dinh dưỡng trẻ em,…

b, Năng lượng và công nghiệp

Theo bộ kế hoạch và đầu tư, nhờ có ODA, Việt Nam đã xây dựng hàng loạt các dự án nguồn thuỷ điện, nhiệt điện và năng lượng tái tạo, lưới điện và trạm phân phối... góp phần nâng cao năng lực sản xuất, truyền tải, phân phối, quản lý hệ thống điện, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải cao với tốc độ 15%-17%/ năm. Một số dự án nổi bật phải kể đến như: Dự án thủy điện Trung Sơn năm 2011 – 2019 trị giá tài trợ 7.774 tỷ VND, dự án phát triển điện lưới nông thôn Qảng Ninh – Đà Nẵng giai đoạn II trị giá 164 tỷ USD

c, Giao thông vận tải, bưu chính viễn thơng và cấp thốt nước đơ thị

Kể từ khi nguồn vốn ODA được nối lại với Việt Nam, giao thông vận tải luôn là một trong số những ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ vốn ODA. Theo ước tính của cơng ty Almec (2015), tổng mức đầu tư vào các dự án giao thông quốc gia và địa phương do Bộ Giao thơng vận tải kiểm sốt đã lên tới 10.145 tỷ VNĐ trong giai đoạn 2011 – 2015. Đặc biệt, nguồn vốn đầu tư đến từ ODA chiếm đến 42%. Có thể thấy, nhờ nguồn đầu tư này mà hệ thống giao thông vận tải đã được cải tiến cả về quy mơ và chất lượng, góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sau năm 1993, với sự phát triển của nền kinh tế và sự trở lại của các nhà tài trợ quốc tế, Việt Nam đã cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng viễn thông, đặc biệt là cơ bản hiện đại và các dịch vụ di động. Đến năm 2015, tổng số điện thoại số dây chuyền hoạt động tại Việt Nam là hơn 127 triệu người đăng ký. Tổng mật độ viễn thông tăng lên 19,9 máy / 100 dân. Việt Nam là đất nước có sự phát triển nhanh nhất của bưu chính và viễn thơng. Sự phát triển vượt bậc này đã đóng góp đáng

kể vào các dự án ODA. Hơn 10 năm hợp tác, thu hút và sử dụng vốn ODA đã cải thiện cơ sở hạ tầng của ngành bưu chính viễn thơng, góp phần khơi dậy các nguồn vốn trong nước và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Vốn ODA sử dụng trong việc phát triển đơ thị, cấp thốt nước và vệ sinh mơi trường, phát triển thành phố, cải thiện môi trường sống của người dân.

d, Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác

Trong lĩnh vực y tế, các chương trình, dự án ODA đã tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật cho công tác khám và chữa bệnh, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, xây dựng cơ sở sản xuất kháng sinh, trung tâm truyền máu quốc gia... Ngồi ra, nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, phòng chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm được thực hiện bằng vốn ODA đã đem lại hiệu quả tích cực. Sự hỗ trợ của ODA đối với ngành y tế trong thời gian qua đã góp phần vào những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) liên quan tới y tế.

Với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tất cả các cấp học đều nhận được sự hỗ trợ thông qua các chương trình và dự án ODA, giúp tăng cường năng lực dạy và học, hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi được đến trường, đẩy mạnh giáo dục cho tất cả mọi người. Bên cạnh đó, cịn phải kể đến các dự án hỗ trợ kỹ thuật, chủ yếu bằng viện trợ khơng hồn lại, đã đào tạo và đào tạo lại cho hàng vạn cán bộ Việt Nam ở các cấp về nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, quản lý kinh tế, tài chính ngân hàng, quản trị cơng...

Trong lĩnh vực môi trường, nguồn vốn ODA được sử dụng cho công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý rủi ro thiên tai, trồng rừng,.. và một số công tác giúp cải thiện chất lượng môi trường phục vụ cho đời sống nhân dân.

Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ: nhiều kỹ năng và kinh nghiệm quản lý tiên tiến được chuyển giao cho các cơ quan, các trung tâm nghiên cứu, cũng như các bộ, ngành và địa phương với sự hỗ trợ của các chương trình, dự án ODA về cơng nghệ cao, tiên tiến trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ xây dựng... Dự án phát triển hạ tầng khu công nghệ cao và Trung tâm vũ trụ Việt Nam tại khu Cơng nghệ cao Hịa Lạc, Hà Nội do Nhật Bản tài trợ là một thí dụ điển hình.

Thứ ba, nguồn vốn ODA góp phần phát triển thương mại đầu tư, tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia. Nhiều cơng trình đã sử dụng vốn ODA để hoàn thành như cảng biển, sân bay,…đã có tác động lan tỏa, kéo khu cơng nghiệp, gia tăng trao đổi thương mại giữa các vùng miền,… Từ đó cơ cấu kinh tế nhiều tỉnh và thành phố chuyển dịch theo hướng tiến bộ.

Một phần của tài liệu Nhóm-14_Thu-hút-và-sử-dụng-ODA-đã chuyển đổi (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w