Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu Nhóm-14_Thu-hút-và-sử-dụng-ODA-đã chuyển đổi (Trang 30)

9. Kết cấu bài nghiên cứu

2.3.1.Những mặt đạt được

2.3. Đánh giá kết quả thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam

2.3.1.Những mặt đạt được

Khung thể chế quản lý và sử dụng vốn ODA đã được cải thiện một bước quan trọng trên nhiều mặt, theo hướng dẫn đồng bộ hoá với các quy định về quản lý nguồn vốn nước ngoài, cũng như chủ trương phân cấp mạnh mẽ quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủ. Nhiều chính sách quan trọng được ban hành, mới đây Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thay thế cho Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 và Nghị định số 132/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Mức giải ngân ODA đã được cải thiện đáng kể qua các năm nhờ sự điều hành sát sao của Chính phủ, nỗ lực hết sức của các ngành, các cấp và các nhà tài trợ trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ODA theo chủ trương kích thích đầu tư của nhà nước.

Công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ở các Bộ, ngành, địa phương đã được cải thiện thông quan việc ban hành những quy chế nội bộ về vận động, thu hút và sử dụng vốn ODA tạo thuận lợi cho việc tinh giản quy trình, thủ tục và tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành hoặc đơn vị liên quan.

Các nhà tài trợ hợp tác chặt chẽ với cơ quan Việt Nam trong việc giải quyết khó khăn, vướng mắc, cải thiện tình hình thực hiện của các chương trình và dự án ODA

2.3.2. Những mặt hạn chế

Năng lực hấp thu nguồn vốn ODA quốc gia, cũng như ở các cấp ngành và địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu. Nhà thầu, tư vấn dự án khơng có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu của công việc. Minh chứng là tỷ lệ giải ngân vốn ODA mới chỉ bằng khoảng 63% vốn ODA ký kết.

Thời gian giải ngân vốn ODA vẫn còn chậm, kéo dài khiến dự án chịu tác động từ nhiều yếu tố như vấn đề mặt bằng, biến động giá cả, chi phí xây dựng làm cho tổng mức đầu tư tăng lên nhiều lần so với ban đầu. Trong điều kiện nguồn vốn ODA khơng thay đổi thì đây là một thách thức to lớn đối với việc bố trí vốn đối ứng, ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ của dự án.

Trong bối cảnh chính sách, thể chế biến đổi nhanh, sự khác biệt về quy trình, thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ trong các lĩnh vực như đấu thầu, chính sách an sinh xã hội cũng là một trong những nguyên nhân khiến tốc độ thực hiện và giải ngân vốn ODA còn chậm.

Năng lực quản lý và sử dụng vốn ODA ở các địa phương còn hạn chế, thiếu kỹ năng nghiệp vụ cũng như thiếu tính chun nghiệp. Do đó, với nhiều dự án sử dụng vốn ODA, khả năng kết hợp giữa ban ngành trung ương và địa phương không đồng nhất và chặt chẽ dẫn đến việc đưa ra giải pháp khắc phục khơng kịp thời. Tính minh bạch, cơng khải của các dự án ODA còn thấp. Việc mập mờ trong công tác sử dụng vốn ODA kéo theo hiện tượng tham ô, tham nhũng, hối lộ gây mất uy tín với những nhà tài trợ.

2.3.3. Nguyên nhân

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA còn nhiều nhiều điểm thiếu đồng bộ, chưa nhất quán, còn mâu thuẫn, chồng chéo lẫn nhau, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế đã làm phát sinh những những vướng mắc, khó khăn trong việc triển khai, thực hiện dự án.

Các điều kiện và nguồn lực của đất nước chưa thực sự được chuẩn bị đầy đủ, kịp thời để thực hiện và đảm tính bền vững của chương trình, dự án ODA. Chưa huy động rộng rãi các tổ chức xã hội, nhà chuyên môn, người thụ hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi dự án cùng tham gia phối hợp thực hiện, theo dõi và đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất của các chương trình, dự án này.

Năng lực tổ chức quản lý và năng lực con người điều hành dự án ở một số Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị tham gia thực hiện khơng có đủ năng lực đạt chuẩn yêu cầu của chương trình, dự án ODA. Năng lực của nhà đầu tư, nhà thầu trong nước còn hạn chế, chưa đáp ứng được chất lượng cũng như số lượng để thu hút và sử dụng vốn ODA hiệu quả. Bên cạnh đó, một số chun gia nước ngồi cịn thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về tình hình thực tế của Việt Nam.

Cơng tác thực hiện, theo dõi và đánh giá chương trình và dự án ODA, chế độ báo cáo từ cơ sở và phản hồi thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước về ODA chưa thực hiện nghiêm túc theo quy định pháp luật hiện hành.

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA

Để thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả trong thời gian tới, nhất là trong điều kiện Việt Nam là nước có thu nhập trung bình thấp, nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số giải pháp sau:

Thứ nhất, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, đổi mới quy trình, thủ tục quản lý

dự án ODA trên cơ sở kết hợp tham khảo các tiêu chuẩn của nahf tài trợ, đặc biệt với các thủ tục: đền bù, di dân và tái định cư, quản lý tài chính của các chương trình, dự án.

Thứ hai, cần chuẩn bị đầy đủ, kịp thời vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA để

các dự án này đạt tốc độ giải ngân cao nhất và nhanh nhất, cũng như củng cố niềm tin với các nhà tài trợ. Các bộ, địa phương nên cân nhắc khi quyết định tiếp nhận dự án ODA, không được quan niệm rằng vốn ODA là cho, đã cho thì cứ nhận, vốn đối ứng bàn sau. Vốn đối ứng cần được bàn giao theo từng dự án, chương trình ODA cụ thể, không tùy tiện dành cho các mục tiêu khác, cần phải bố trí kịp thời, đầy đủ trong kế hoạch ngân sách hàng năm cho các chương trình, dự án thuộc diện ưu tiên trước khi bố trí cho các nhiệm vụ chi khác.

Thứ ba, Việt Nam hiện nay đã thốt khỏi nhóm nước thu nhập thấp, gia nhập nhóm các

nước thu nhập thấp nhất trong những nước thu nhập trung bình thì điều kiện ưu đãi giảm đi, điều kiện vay nợ cũng khắc nghiệt hơn (lãi suất cao hơn, ân hạn ngắn hơn, thời gian trả nợ sớm hơn). Do đó, địi hỏi Việt Nam phải tăng cường năng lực, cải thiện mạnh mẽ việc thực hiện các dự án ODA, đầu tư tập trung hơn để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quy mô lớn, tạo tác động lan tỏa đến sự phát triển chung của đất nước.

Thứ tư, cần có các chính sách và thể chế phù hợp để tạo môi trường cho các mơ hình viện

trợ mới. Đặc biệt, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức tư nhân và phi chính phủ trên cơ sở chia sẻ trách nhiệm, lợi ích và rủi ro cùng với Chính phủ trong sử dụng nguồn vốn này. Khuyến khích cộng đồng tham gia trong các khâu thu hút, vận động đến triển khai thực hiện và giám sát, đánh giá các dự án ODA. Để làm được điều này, trước hết cần xây dựng cơ chế minh bạch thông tin tới tất cả các bên như Nhà nước, tổ chức dân sự, người dân và xây dựng cơ chế theo dõi đánh giá, giám sát các dự án để các đối tượng hưởng lợi hiểu rõ về vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của mình khi tham gia vào các dự án ODA.

Thứ năm, cần phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ để tiếp cận mơ hình viện trợ mới, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm bớt thủ tục, góp phần hồn thiện hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời nâng cao năng lực, nhận thức của đội ngũ làm công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Bản chất của ODA là vốn vay và có nghĩa vụ phải trả nợ, do đó cần loại bỏ tư tưởng “xin” ODA trong một số bộ phận cán bộ các cấp dẫn đến sử dụng nguồn vốn này không hiệu quả. Thứ sáu, cần nghiên cứu phương án, chiến lược giảm dần vốn ODA, nhất là vốn ODA có điều kiện, đồng thời tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác như FDI, FPI. Bằng cách này, Việt Nam khơng chỉ duy trì tăng tổng vốn đầu tư mà còn nâng cao hiệu quả của mọi nguồn vốn, kể cả ODA.

KẾT LUẬN

Vốn ODA rất quan trọng đối với các nước đang và chậm phát triển. Đây là nguồn vốn được cung cấp nhiều nhất vì mục tiêu của ODA là tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước này. Quá trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế thế giới chung và của của khu vực Đơng Nam Á nói riêng đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nguồn vốn ODA đáng kể trong thời gian qua với nhiều nhà tài trợ như Nhật Bản, Pháp, Australia, EU, WB và IMF, trong đó Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất. Trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, bên cạnh những thành tựu, tác động tích cực đến kinh tế - xã hội Việt Nam, cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần được cải thiện về chính sách, cách thức thực hiện và sự không thống nhất giữa chính phủ và các nhà tài trợ. ODA là nguồn vốn rất quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước trong thời kỳ quá độ nhưng cũng có rất nhiều điều kiện ràng buộc. Vì vậy, hiểu và sử dụng nó một cách hiệu quả và hài hồ với các nguồn lực khác là điều quan trọng hàng đầu. Giải quyết được những vấn đề còn tồn tại nhằm cải thiện môi trường đầu tư và khai thông thêm các nguồn vốn ODA sẽ là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Trong q trình quản lý và sử dụng ODA, Chính phủ cần ln phát huy vai trị lãnh đạo của mình, cịn các nhà tài trợ chỉ đóng vai trị tài trợ. Tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA là một phương hướng chiến lược trong q trình thực hiện đường lối đổi mới, thực hiện cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta.

Bài nghiên cứu của nhóm mới chỉ dùng thu thập và sử dụng thơng tin thứ cấp để phân tích thực trạng thu hút, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ nước ngoài, tác động của nó đến nền kinh tế - xã hội Việt Nam, đưa ra một số kiến nghị tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Vì thế, những kiến nghị và giải pháp được trình bày trong bài nghiên cứu này là chưa tồn diện vì có phần hạn chế về thời gian nghiên cứu, khả năng và hiểu biết cũng như kinh nghiệm bản thân, hơn nữa đây cũng là một lĩnh vực mới mà đa cấp ngành Chính phủ cũng được quan tâm và từng bước hoàn thiện các quy chế quản lý. Tuy nhiên, nhóm cũng đã cố gắng nêu rõ những việc cần làm để nâng cao hiệu quả thu hút, tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu trong nước

1. Bộ Công Thương Việt Nam (2021). Việt Nam triển khai hiệu quả cam kết trong các Hiệp định

Thương mại tự do với EU, https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/viet-nam-trien-khai-

hieu-qua-cam-ket-trong-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-voi-eu.html.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Báo cáo đánh giá, tổng kết 20 năm ODA tại Việt Nam.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018). Báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế xã hộiViệt Nam giai đoạn

2010-2020, s.1: Vụ Kinh tế đối ngoại & Trung tâm thông tin và dự báo KTXH quốc gia.

4. Bùi Đình Viên (2016). Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi Việt Nam.

5. C. M. Cường, Vốn ODA đối với phát triển Việt Nam: 20 năm nhìn lại, Tạp chí tài chính, 2013. 6. Hà Chính (2020), 7 nguyên nhân chính khiến nhiều dự án ODA chậm giải ngân, Báo Chính phủ, baochinhphu.vn/Kinh-te/7-nguyen-nhan-chinh-khien-nhieu-du-an-ODA-cham-giai- ngan/412183.vgp.

7. Hà Thị Thu (2014). Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào

phát triển nơng nghiệp, nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng duyên hải miền Trung, Đại học Kinh tế Quốc dân.

8. Nghị định 132/2018/NĐ-CP. 9. Nghị định 56/2020/NĐ-CP.

10. Nguyễn Thị Vũ Hà (2019). Vai trò của ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra. Kinh tế Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019, pp. 239-256.

11. Nguyễn Văn Tuấn (2019). Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam.

12. Phạm Thị Tuý (2007). Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả thu hút nguồn vốn ODA, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 4/2007.

13.Vũ Thanh Hương, Ng. Thị Minh Phương (2018). Assessing the Effectiveness of South Korea's

14. Vũ Quỳnh Loan (2015). Thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015: Thực

trạng và giải pháp, Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN.

15. Vũ Thanh Hương (2005). Giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA ở Việt Nam – Thực

trạng và giải pháp.

16. Vũ Thị Phương Linh (2020). Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn ODA của một số nước châu Á

và hàm ý chính sách cho Việt Nam, Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN.

17. Nguyen Hoang Tien (2020). Contribution of ODA to Vietnam's Economy Growth, Saigon International University.

B. Tài liệu nước ngoài

1. Bamusiime Dickson (2020). Comparative Analysis of Application of Project Management

Processes in Official Development Assistance (ODA) Projects: A Case of Uganda, Seoul National

Một phần của tài liệu Nhóm-14_Thu-hút-và-sử-dụng-ODA-đã chuyển đổi (Trang 30)