Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong việc xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Ý THỨC XÃ HỘIKHÁI NIỆM TỒN TẠI XÃ HỘI, Ý THỨC XÃ HỘI (Trang 26 - 28)

thần của xã hội Việt Nam hiện nay

Hiện đại được hiểu là những gì thuộc về thời đại ngày nay, hiện đại gắn liền với phát triển, tạo ra những giá trị mới, có phẩm chất tốt hơn cái quá khứ.

Truyền thống và hiện đại là những yếu tố có mặt trong đời sống xã hội, trên mọi lĩnh vực của quá trình phát triển, trong đó có lĩnh vực văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội.

Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống phải gắn với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế. Tiếp thu cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Giao lưu văn hóa là một tất yếu khách quan, bởi chính nhờ giao lưu, hội nhập mà bản sắc văn hóa dân tộc được bổ sung để làm phong phú bản sắc của mình. Đồng thời góp phần làm phong phú văn hóa thế giới.

Tuy nhiên, truyền thống và hiện đại không bao giờ tồn tại một cách tĩnh tại mà luôn ở trong thế vận động, tác động qua lại lẫn nhau vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau làm thành diện mạo của văn hóa dân tộc. Nếu không nhận dạng và giải quyết tốt sự thống nhất biện chứng giữa truyền thống và hiện đại của văn hóa, chúng ta không thể phát huy đầy đủ vai trò của văn hóa đối với sự phát triển xã hội. Sự thống nhất biện chứng giữa truyền thống và hiện đại của văn hóa thể hiện: truyền thống là cơ sở là tiền đề của hiện đại và hiện đại là sự kế thừa, phát triển nâng cao truyền thống. Đồng thời giữa truyền thống và hiện đại lại có mặt đối lập, trong đó cái truyền thống do có tính ổn định, tính bền vững, tính bảo thủ, cản trở sự phát triển cái hiện đại, ngược lại có những cái hiện đại không phù hợp, xung đột với cái truyền thống.

Lịch sử dân tộc ta đã trải qua hai lần tiếp biến văn hóa thành công, lần thứ nhất với văn hóa Trung hoa, và lần thứ hai với văn hóa Pháp. Ngày nay, với cuộc cách mạng tin học, với những phương tiện truyền thông hiện đại, hội nhập văn hóa diễn ra mạnh mẽ, nhanh chóng, phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, tính chất khó khăn phức

tạp hơn nhiều so với những giai đoạn lịch sử trước. Xu thế mở cửa, giao lưu, hội nhập văn hóa ngày càng sâu rộng, bản lĩnh văn hóa Việt Nam đang phải đối mặt trực tiếp với những thách thức lớn, trong việc xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển của hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Điều đáng chú ý là trong quá trình toàn cầu hóa các nước phát triển với ưu thế về tài chính, nhất là với phương tiện hiện đại của truyền thông đang cố ý đồ “xâm lược về văn hóa”, đưa văn hóa phẩm bên ngoài xâm nhập nội địa các nước, lấn át nền hóa bản địa; phổ biến tràn lan nhiều văn hóa phẩm tiêu cực và độc hại. Vì vậy, phải ngăn chặn và đấu tranh chống lại sự xâm nhập các loại văn hóa độc hại, bảo vệ văn hóa dân tộc. Mặt khác, bảo vệ văn hóa dân tộc, nhưng phải biết “gạn đục khơi trong”. Bởi vì, tác động của truyền thống mang tính hai mặt: vừa mang tính tích cực, góp phần tạo nên sức mạnh, là chỗ dựa không thề thiếu cho Việt Nam trên con đường phát triển, lại vừa là mảnh đất hết sức thuận lợi cho sự duy trì và làm sống lại mặt bảo thủ lạc hậu, lỗi thời khi mà điều kiện lịch sử đã thay đổi và do đó nó có thể là vật kìm hãm, níu kéo không có khả năng tiếp thu tinh hóa văn hóa nhân loại. Vì vậy phải chống lại cả hai khuynh hướng: hoặc tuyệt đối hóa, hoặc phủ nhận sạch trơn truyền thống văn hóa dân tộc.

Xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại phải kết hợp với việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập tự chủ với chủ động, tích cực hợp tác quốc tế. Đó là một nội dung hết quan trọng trong quá trình trong quá trình phát triển của dân tộc ta. Nếu chỉ chú trọng một trong hai mặt đó thì đều không có lợi cho sự phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa của chúng ta.

Trong mối quan hệ giữa độc lập tự chủ, bảo tồn và phát triển với tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại thì độc lập tự chủ, bảo tồn và phát triển là cái quyết định, là cơ sở vững chắc để mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế có hiệu quả và ngược lại chính việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở những nguyên tắc nhất định là điều kiện quan trọng để phát triển, củng cố và giữ gìn độc lập tự chủ quốc gia và bảo tồn, phát triển hệ giá trị truyền thống dân tộc… Xử lý hài hòa mối quan hệ này giúp nước ta phát huy được tiềm năng lợi thế so sánh của mình, vừa tranh thủ được các điều kiện, các nguồn lực bên ngoài để phát triển.

Giải quyết mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, bảo tồn và phát triển, dân tộc và quốc tế trong việc xây dựng nền tảng tình thần của xã hội Việt Nam hiện nay, phải thấy rõ cả cơ hội và thách thức. Nghị quyết các Đại hội IX, X, XI của

Đảng đã đề ra phương hướng chiến lược cùng các nhiệm vụ và giải pháp để xây dựng nền văn hóa của nước ta - nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc – một nền văn hóa kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, đề cao tôn vinh giá trị con người ,trí tuệ ,và tâm hồn ,truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam và tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giầu đẹp thêm văn hóa Việt Nam. Kế thừa và phát huy các giá trị của truyền thống dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đòi hỏi sự tự giác, rèn luyện của mỗi cá nhân, đó là quá trình đấu tranh một cách chủ động, tự giác giữa cái cũ và cái mới trong chính bản thân mỗi người; đồng thời, phải có sự tham gia rộng rãi và hiệu quả của công tác giáo dục xã hội nhằm xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời đại mới hiện nay, có ý thức về sự kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, để từ đó hình thành ý thức, nhân cách cá nhân, dựa trên bản chất khoa học cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những thành tựu mới của khoa học, công nghệ hiện đại, có lòng yêu nước thiết tha, có ý chí xây dựng đất nước ta ngang tầm thời đại.

Vấn đề kế thừa, phát huy tinh hoa truyền thống dân tộc và kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại theo quan điểm và phương hướng của Đảng sẽ góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, tương xứng với sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa ,và hội nhập quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu Ý THỨC XÃ HỘIKHÁI NIỆM TỒN TẠI XÃ HỘI, Ý THỨC XÃ HỘI (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w