Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Ý THỨC XÃ HỘIKHÁI NIỆM TỒN TẠI XÃ HỘI, Ý THỨC XÃ HỘI (Trang 28 - 29)

Nội dung cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa bao gồm:

Một là, nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới

Muồn xây dựng chủ nghĩa phải có con người xã hội xã hội chủ nghĩa, do vậy con người cần phải được chuẩn bi tốt về tư tưởng, trí lực, thể lực. Vì vậy, nâng cao dân trí là nhu cầu cấp bách và lâu dài. Việc nâng cao dân trí phải gắn liền với sự nghiệp giáo dục, đào tạo để hình thành đội ngũ trí thức mới.

Hai là, Xây dựng con người mới phát triển toàn diện

Con người mới xã hội chủ nghĩa là con người phát triển toàn diện, có tinh thần và năng lực xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, có tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế trong sáng, có lối sống tình nghĩa, và tính cộng đồng cao.

Ba là, xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa

Lối sống mới xã hội chủ nghĩa là tổng thể các hình thái hoạt động của con người mới xã hội chủ nghĩa, phản ánh điều kiện vật chất, tinh thần và xã hội của con người được hình thành trên cơ sở chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu

sản xuất chủ yếu, xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột và tình trạng bất bình đẳng xã hội.

Bốn là, xây dựng gia đình văn hóa xã hội chủ nghĩa

Gia đình là một hình thức cộng đồng đặc biệt của con người, một thiết chế văn hóa-xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại, phát triển trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên. Xã hội loài người đã trải qua các hình thức gia đình: huyết thống, đối ngẫu, và gia đình một vợ, một chồng. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong thời kỳ quá độ, các yếu tố cũ và yếu tố mới của gia đình xen đan nhau. Gia đình văn hóa xã hội chủ nghĩa được xây dựng, phát triển trên cơ sở giữ gìn phát huy các giá trị tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ tàn tích chế độ hôn nhân của gia đình phong kiến, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ của nhân loại về gia đình.

Phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

Thứ nhất, giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tưởng của giai cấp công trong đời sống tinh thần của xã hội.

Thứ hai, không ngừng tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động văn hóa.

Thứ ba, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phải theo phương thức kết hợp việc kế thừa giá trị trong di sản văn hóa dân tộc với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại.

Thứ tư, tổ chức và tập hợp quần chúng nhân dân vào sáng tạo văn hóa. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân chính là chủ thể sáng tạo và cũng là những người hưởng thụ thành quả của văn hóa.

Một phần của tài liệu Ý THỨC XÃ HỘIKHÁI NIỆM TỒN TẠI XÃ HỘI, Ý THỨC XÃ HỘI (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w