Phát huy tinh thần khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mớ

Một phần của tài liệu Ý THỨC XÃ HỘIKHÁI NIỆM TỒN TẠI XÃ HỘI, Ý THỨC XÃ HỘI (Trang 29 - 38)

tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới

Bài học quan trọng mà Đại hội X của Đảng tổng kết qua bốn nhiệm kỳ lãnh đạo đổi mổi mới là “Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải là xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng”.(13)5

5(13),Đảng cộng sản Việt Nam ,Văn kiện đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,Nxb,Chính trị quốc gia ,Hànội,2006,tr.70. nội,2006,tr.70.

Bước vào thời kỳ đổi mới, thực tiễn đất nước ta và tình hình thế giới đặt ra hàng loạt vấn để cần được giải đáp về mặt lý luận mà chưa có lời đáp trong di sản lý luận của các nhà kinh điển. Đảng ta đã luôn đứng trên lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin để tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn, xây dựng đường lối, chủ trương chính sách, xác định các bước đi và cách làm cụ thể phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta. Trong quá trình đổi mới Đảng đã coi đổi mới tư duy lý luận là khâu đột phá, coi đổi mới kinh tế là trọng tâm và phải đi trước một bước, đổi mới chính trị phải trên cơ sở thành tựu của đổi mới kinh tế và phục vụ cho tiếp tục đổi mới kinh tế, ngược lại, đổi mới kinh tế phải theo đúng định hướng chính trị, phải góp phần tăng cường ổn định chính trị. Có thể khẳng định chúng ta không thể đưa công cuộc đổi mới đến thành công nếu xa rời tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Học thuyết Mác-Lênin là học thuyết mở. Bản thân những người sáng lập ra học thuyết này đã khẳng định: học thuyết của các ông không phải là giáo điều mà sẽ liên tục phát triển cùng với sự phát triển của thực tiễn. Lênin đã khẳng định “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như một cái gì xong xuôi hẳn, hoặc bất khả xâm phạm; trái lại chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng của một môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”(14)6.

Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã cho rằng cần phải bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào những tư liệu mà ở thời đó, Mác không thể có được. Hồ Chí Minh viết “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu, mà lịch sử châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại”.(15)7 Người đặt vấn đề “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, cung cấp cho nó bằng dân tộc học Phương Đông.(16)8

Phát triển sáng tạo tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh, Đảng cộng sản và các nhà khoa học, các nhà lý luận cần phải hướng sự nghiên cứu của mình vào những biến đổi mới, những hiện tượng xã hội mới của thời đại, để có thể tìm ra những quy luật đặc thù của sự vận động lịch sử giai đoạn ngay nay, chứ không chỉ dừng lại ở sự vận dụng những di sản có sẵn.

Thế giới đang bước vào nền văn minh trí tuệ với đặc trung nổi bật là xã hội thông tin và kinh tế tri thức, tạo ra sự biến đổi và phát triển hết sức nhanh chóng cả về khoa học công nghệ và đời sống. Đã đến lúc, Đảng cộng sản và các nhà khoa

6(14).V.I.Lênin ,toàn tập ,tập 4,NXB HN,1962,TR.266

7 (15)2.3.HCM:Toàn tập,NXB chính trị quốc gia ,HN,2000,tập 1,tr.464

học, các nhà lý luận hệ thống hóa những thành tựu mới của của khoa học và của thực tiễn mới để bổ sung, phát triển, làm giầu Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin tiến cùng thời đại, thật sự là đỉnh cao của trí tuệ loài người thế kỷ XXI.

Sự thống nhất biện chứng giữa tính khoa học và tính cách mạng là cội nguồn sức mạnh của chủ nghĩa Mác-Lênin, cũng là cội nguồn thắng lợi của của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, trong hoạt động lý luận và thực tiễn cần phải phòng chống sự tách rởi tính cách mạng với tính khoa học. Phải lấy việc vận dụng sáng tạo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để đẩy mạnh công cuộc đổi mới.

Thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước ngày càng đi vào chiều sâu thì chúng ta càng phải đối diện với những vấn đề khó khăn phức tạp mới. Đất nước đang đứng trước cả cơ hội lớn và thách thức. Tất cả đòi hỏi chúng ta phải nhận thức cho đúng, vận dụng sáng tạo tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với bối cảnh mới của thời đại và thực tiễn của đất nước. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách lớn cần phải thông qua phản biện khoa học, phải được luận chứng khoa học có căn cứ xác đáng. Mọi triết lý đều phải cúi đầu trước mệnh lệnh của cuộc sống.

e. Khắc phục những hạn chế và tác động tiêu cực của tư tưởng, tâm lý

tiểu nông trong sự nghiệp công nghiệp hóa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới hiện nay

Khái niệm, sự hình thành, tồn tại và phát triển tâm lý tiểu nông: Tâm lý tiểu nông là một loại hình tâm lý xã hội, bao gồm các hiện tượng như tình cảm, tâm trạng, niềm tin, ước muốn, nhu cầu, thói quen, tập quán, động cơ, thái độ, hứng thú, sở thích, xu hướng …của tầng lớp nông dân hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của nền kinh tế tiểu nông.

Người Việt Nam nói chung và người lao động Việt Nam nói riêng đều xuất thân từ nông dân. Người nông dân hiền lành chất phác luôn là biểu tượng cho nhiều đức tính tốt đẹp. Tuy nhiên nguồn gốc nông dân cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực công nghiệp hóa hiện đại hóa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Một trong những điều kiện chi phối lớn nhất sự hình thành tư tưởng tâm lý tiểu nông là điều kiện kinh tế, xã hội. Nền kinh tế tiểu nông đã tồn tại hàng nghìn năm ở Việt Nam, làm ăn nhỏ lẻ, tự túc tự cấp, manh mún, độc canh, nghèo nàn, lạc hậu, không ổn định, chủ yếu dựa vào tự nhiên. Chịu ảnh hưởng của chế độ phong kiến,

trải qua 1000 năm thống trị của quân xâm lược Phương Bắc, 100 năm bị áp bức bóc lột chế độ thực dân. Cuộc đời của người nông dân từ thế này sang thế hệ khác luôn bị các thế lực thống trị đè nén bóc lột. Cuộc sống của họ vô cùng cực khổ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thiếu thốn trăm bề, nạn đói thường xuyên xẩy ra đe dọa họ. Tâm lý cam chịu, nhẫn nhục, bất lực ăn sâu vào vào suy nghĩ của người nông dân.

Nền kinh tế kế hoạch, tập trung với cơ chế hành chính bao cấp, dựa trên hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể, đã làm nẩy sinh và phát triển tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm, tính tổ chức kỷ luật của người nông dân, nhưng cũng chính nó đã tạo điều kiện phát triển tâm lý: bình quân, “cá mè một lứa”, thụ động, dựa dẫm, ỷ lại vào cấp trên …Trong điều kiện hợp tác xã làm ăn kém hiệu quả, đời sống thấp kém thì ở người nông dân nẩy sinh tâm lý chán chường và “thờ ơ” với công việc. Hiện nay, nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra những đòi hỏi trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội một yêu cầu không thể thiếu là phải chuẩn bị nguồn nhân lực đủ số lượng và chất lượng nhằm phát huy vai trò nhân tố con người. Việc phát huy vai trò nhân tố con người đồng nghĩa với phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế, nhất là những hạn chế đã ăn sâu vào nếp sống, lối sống. Trong đó nếp sống tiểu nông đến nay vẫn hiện hữu trong mỗi người nông dân, công nhân, cán bộ, viên chức, thậm chí trong cả các nhà trí thức, những người lãnh đạo – quản lý xã hội là một thực tế.

Nếu để tâm lý tiểu nông kéo dài, nó sẽ trở thành một lực cản cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Những biểu hiện của tâm lý tiểu nông:

Là sản phẩm của điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử nhất định, phản ánh điều kiện sống, hoạt động và quan hệ xã hội của người sản xuất nhỏ, tâm lý tiểu nông biểu hiện ở những khía cạnh chính sau:

Biểu hiện về nhận thức: Nhận thức nói chung và tư duy nói riêng của người sản xuất nhỏ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Lối suy nghĩ thường giản đơn, đại khái, phiến diện, thiếu tính hệ thống, thiếu lôgíc; lười suy nghĩ, bảo thủ, sùng bái kinh nghiệm.

Quá trình nhận thức thường hướng vào quá khứ là chính, dựa vào sự trải nghiệm trực tiếp, chủ quan, lấy cái cổ xưa làm chỗ dựa, lấy ý kiến của cha ông làm chân lý “Lão nông chi điền”, Sống lâu lên lão làng”, “đất lề quê thói”, “Phép vua

thua lệ làng”, coi thường lớp trẻ “trứng khôn hơn vịt”. Tư duy đẳng cấp, tôn ti, trật tự. Tư duy dựa vào trực quan, cảm tính, kém khái quát, không nhìn ra bản chất, quy luật, nguyên nhân, nguồn gốc bên trong của sự vật hiện tượng, chỉ thấy cái ngắn hạn trước mắt, không nhìn xa trông rộng, ngại đổi mới, ít sáng tạo.

Biểu hiện của lối sống tiểu nông là sống nặng về tình, nhẹ về lý; vì tình người ta có thể “chín bỏ làm mười”, “dĩ hòa vi quý”, “trăm cái lý không bằng một tý cái tình”. Cũng do sống nặng về tình nên trong quan hệ ứng xử, có xu hướng trung dung, bình quân chủ nghĩa, ngại va chạm, sợ đổ vỡ, thường nhường nhịn nhau; không dám mạo hiểm, an phận thủ thường, tự tiết chế nhu cầu, tự bằng lòng với mình, ít có nhu cầu khám phá, sáng tạo cái mới; thường có tâm lý tự ty, mặc cảm với mình “thấp cổ bé họng”. Trong làm ăn thường theo tâm lý cò con, tư lợi, vun vén cá nhân; bản vị, cục bộ, địa phương, kéo bè kéo cánh.

Tính chủ quan, ỷ vào khả năng xoay sở của mình, quan niệm “được tới đâu hay tới đó”, thói quen “nước tới chân mới nhảy”, không kế hoạch, không nhìn xa thấy rộng.

Thiếu tính kỷ luật lao động, là một đặc điểm nổi bất của tâm lý tiểu nông. Người nông dân tư hữu nhỏ, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên, mưa nắng thất thường và “tùy hứng” cá nhân đã trở thành thói quen ở làng xã Việt Nam. Bị quy định bởi trình độ nhận thức và điều kiện kinh tế-xã hội, người nông dân tuy cần cù, chăm chỉ nhưng thiếu tính tổ chức, kỷ luật chặt chẽ.

Tính đố kỵ ghen ghét,cục bộ “ đèn nhà ai nấy rạng”, “ta về ta tắm ao ta”, “trâu buộc ghét trâu ăn”.

Sống dựa trên nền kinh tế tiểu nông nghèo nàn lạc hậu, dưới chế độ phong kiến và thuộc địa nửa phong kiến khắc nghiệt, người nông dân còn phải hứng chịu những tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, cờ bạc, rựơu chè, lãng phí…

Lối sống tiểu nông biểu hiện trong cán bộ công chức nhà nước. Những cán bộ công chức nhà nước bị chi phối, tác động của lối sống tiểu nông thường thu vén cá nhân, bớt xén, lạm dụng công quỹ, ăn cắp của công làm của riêng, tham ô, hối lộ, gây thất thoát tài sản của nhà nước và tập thể; những thối xấu cầu cạnh, dựa dẫm, bon chen, nịnh hót, nhờ cậy, xích mích, kèn cựa, khích bác nhau, trả thù cá nhân theo kiểu “nén đá giấu tay”, “gắp lửa bỏ tay người”, “tranh công đổ lỗi”, gây mất đoàn kết trong tập thể và cộng đồng xã hội.

Về phương diện quản lý xã hội, quản lý kinh tế, lối sống tiều nông thường biểu hiện ở phong cách“gia đình chủ nghĩa”, “địa phương chủ nghĩa”mà ở đó, quan hệ và công tác chỉ nặng về tình cảm, kinh nghiệm chủ quan, coi nhẹ đạo lý, pháp luật:

tình trạng luật bất thành văn, “phép vua thua lệ làng”, dẫn đến mọi đường lối chính sách từ trên xuống có thể bị tiếp nhận sai lệch, hoặc quá nhấn mạnh “vận dụng cho phù hợp với địa phương” đến mức “địa phương hóa”dẫn đến tình trạng chỉ sống theo lệ, coi thường luật pháp.

Lối sống tiểu nông còn đẻ ra tác phong công tác quan liêu, độc đoán, mất dân chủ hoặc “dĩ hòa vi quý”, “gió chiều nào che chiều ấy”, ngại phê bình đấu tranh, hoạt động tùy tiện, mò mẫm, không hiệu quả.

Công nghiệp hóa hiện đại hóa, xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đặt ra yêu cầu rất cao đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý về phẩm chất năng lực, trong đó phải kể đến trình độ và phương pháp quản lý khoa học, tư duy sắc bén, linh hoạt, phong cách lãnh đạo hiện đại và đặc biệt là phẩm chất đạo đức trong sáng, vì lợi ích chung, vì sự phát triển của xã hội của đất nước. Tất cả những cái đó chỉ có được khi lối sống tiểu nông bị loại bỏ trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Khắc phục tâm lý tiểu nông

Tâm lý tiểu nông trong tính cách của người Việt Nam là hiện tượng mang tính

xã hội lịch sử, nó phản ánh điều kiện sản xuất nhỏ trong quá trình lao động sản xuất đấu tranh với tự nhiên và xã hội để tồn tại. Do đó, khắc phục, xóa bỏ nó có ý nghĩa to lớn trong phát huy nhân tố con người, tạo sức mạnh nội sinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế làm cho con người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và thành công trong sản xuất kinh doanh.

Giải pháp khắc phục tâm lý tiểu nông đòi hỏi phải toàn diện, trước hết phải tập trung vào các mặt sau:

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển lực lượng sản xuất. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta sẽ từng bước xóa bỏ nền kinh tế tiểu nông – nền tảng vật chất của sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của tâm lý tiểu nông và tạo nền tảng sản xuất lớn. Quá trình này, tác động trực tiếp,loại bỏ dần những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông, đồng thời làm nẩy sinh, xuất hiện những tâm lý mới như: tính kỷ luật, tính tổ chức cao, tư duy sáng tạo, năng động nhậy bén. Đến lượt nó, con người với tâm lý mới lại tác động tích cực trở lại đối với sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tất yếu phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế cơ bản là nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế công-nông nghiệp-dịch vụ hiện đại, trong đó tốc độ phát triển và tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên.

Công nghiệp và dịch vụ giữ vai trò chủ đạo thì đời sống kinh tế - xã hội của đất

Một phần của tài liệu Ý THỨC XÃ HỘIKHÁI NIỆM TỒN TẠI XÃ HỘI, Ý THỨC XÃ HỘI (Trang 29 - 38)