Trong quá trình thực hiện đề tài em có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Tra cứu các tài liệu, giáo trình kỹ thuật, thu thập các thông tin từ internet, các website trong và ngoài nước. Chắt lọc các thông tin càn thiết đáng tin cậy.
- Nghiên cứu, quan sát các hình ảnh thực tế của hệ thống Accuair. - Tham khảo ý kiến, học hỏi từ thầy cô, bạn bè.
- Tổng hợp phân tích các nguồn dữ liệu thu thập được từ đó đưa ra các đánh giá và nhận xét của riêng mình.
Chương 2: Nghiên cứu về hệ thống treo khí nén điện tử 2.1. Cấu tạo hệ thống
2.1.1. Sơ đồ bố trí
Bảng 2. 1: Bảng chức năng các phần tử
Phần tử Chức năng
Công tắc nguồn Bật hoặc ngắt nguồn điện cung cấp cho hệ thống Nguồn Cung cấp nguồn 12V cho hệ thống hoạt động
Bảng điều khiển Cho phép chọn các chế độ độ cao khác nhau của hệ thống
ECU hệ thống treo Điều khiển lưu lượng khí nén để thay đổi độ cao xe theo điều kiện làm việc của xe
Van điện từ Cấp và xả khí nén đến các bầu hơi theo tín hiệu nhận được từ ECU
Bình chứa khí nén Tích trữ khí nén từ máy nén
Máy nén khí Nén không khí từ môi trường vào bình chứa Rơ le máy nén Đóng hoặc ngắt nguồn cấp cho máy nén
Cảm biến chiều cao Phát hiện độ cao gầm xe qua vị trí đòn treo dưới
Bầu hơi khí nén Được bơm phồng hoặc xả khí để nâng hoặc hạ độ cao xe
2.1.2. Cấu tạo và hoạt động của các phần tử 2.1.2.1. ECU hệ thống treo 2.1.2.1. ECU hệ thống treo
Hình 2. 2: ECU hệ thống treo
ECU điều khiển hệ thống treo hoàn toàn độc lập với ECU động cơ, có thể được đặt gần cụm van điện từ và bình chứa khí nén để giảm thiểu chiều dài dây dẫn.
Dựa vào tín hiệu từ các cảm biến để phát hiện chiều cao và điều kiện làm việc của xe. Từ đó, ECU tính toán xử lý các tính hiệu theo chương trình đã định sẵn và gửi tín hiệu thích hợp đến các cơ cấu chấp hành.
Hình 2. 3: Sơ đồ khối ECU hệ thống treo
Vi xử lý STM32F103C8T6
2.1.2.2. Van điện từ phân phối khí
Hình 2. 5: Cụm van điện từ VU4
Cụm van điện từ VU4 gồm 8 van điện từ 2/2 tương ứng với 4 công nạp và 4 cổng xả tới 4 bầu hơi của xe. Mỗi van nhỏ sẽ gồm một cuộn từ và lõi thép. Hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng từ giữa lõi thép và cuộn cảm. Ở trạng thái bình thường van sẽ ở chế độ thường đóng. Khi có tín hiệu từ ECU, dòng điện sẽ được cấp vào cuộn dây để tạo lực từ hút lõi thép mở van cho dòng khí đi qua. Ngược lại, ở trạng thái đóng, dòng điện bị ngắt, lõi thép sẽ bị lò xo nén đóng van.
Hình 2. 7: Nguyên lý van điện từ 2/2
Ở trạng thái bình thường, cửa P và cửa A bị chặn. Khi có tín hiệu, cuộn dây điện từ được cấp điện tạo lực từ hút pít tông trong van lên nối cổng P và cổng A với nhau. Khi tín hiệu ngưng cấp vào thì van sẽ trở về vị trí ban đầu bằng lực nén của lò xo, cửa P và cửa A tiếp tục ngắt.
Bảng 2. 2: Bảng chân dây giắc cắm cụm van VU4
Màu dây Chức năng
1. Trắng/tím Van nạp 2 2. Trắng /cam Van nạp 3 3. Trắng/đen Van nạp 4 4. Trắng/xám Van xả 4 5. Trắng/lục Van xả 3 6. Trắng/nâu Van xả 2 7. N/A N/A 8. Trắng/xanh Van xả 1 9. Đen Mass 10. Đen Mass 11. Trắng Van nạp 1 12. N/A N/A
2.1.2.3. Cảm biến chiều cao
Cảm biến chiều cao được gắn ở thân xe, đầu thanh điều khiển được gắn với đòn treo dưới. Những cảm biến này liên tục theo dõi khoảng cách giữa thân xe và đòn treo để phát hiện độ cao gầm để gửi thông tin về ECU.
Hình 2. 9: Cảm biến chiều cao
Hình 2. 10: Vị trí lắp đặt cảm biến chiều cao Mỗi cảm biến bao gồm một stato và một roto:
- Stato là một bo mạch nhiều lớp bao gồm một cuộn dây kích từ, ba cuộn dây thu và vi xử lý. Ba cuộn dây thu có dạng hình sao và được bố trí lệch pha nhau. Cuộn dây kích từ được lắp ở mặt sau của bảng mạch.
Hình 2. 11: Bo mạch cảm biến chiều cao
Cuộn dây kích chịu dòng điện xoay chiều sinh ra từ trường biến thiên, rôto chịu ảnh hưởng của từ trường biến thiên này sinh ra dòng điện cảm ứng. Dòng điện cảm ứng trong rôto tạo ra từ trường biến thiên thứ hai xung quanh vòng dây dẫn của nó. Cả điện trường xoay chiều từ cuộn dây kích và rôto đều tác dụng lên cuộn dây thu và tạo ra điện xoay chiều tương ứng. Mặc dù cảm ứng từ của rôto không phụ thuộc vào vị trí góc của nó, nhưng cảm ứng từ của các cuộn dây thu phụ thuộc vị trí góc của chúng với rôto. Vì rôto chồng lên mỗi cuộn dây thu theo vị trí góc của nó nên biên độ điện áp của chúng thay đổi theo vị trí góc của rôto. Dựa vào dòng điện trong ba cuộn dây thu, vi xử lý sẽ tính toán chuyển thành tín hiệu đầu ra của cảm biến và được truyền đến ECU để tiếp tục xử lý.
2.1.2.4. Máy nén khí và bình chứa
Accuair có 3 loại máy nén và bình chứa: máy nén và bình chứa độc lập, bình chứa tích hợp van (ENDO – VT) và bình chứa tích hợp van và máy nén (ENDO – CVT). Để tổng quát, phần sau chúng ta chỉ phân tích về ENDO – CVT.
Hình 2. 13: Bình chứa tích hợp van và máy nén (ENDO – CVT)
ENDO – CVT là sáng chế độc quyền của Accuair được cấp bằng sáng chế vào năm 2019. Accuair sử dụng máy nén WABCO 805 trong ENDO – CVT, máy nén được cố định bằng các thanh ray trong bình. Van điện từ được tích hợp vào hai nắp bình. Giúp giảm không gian chiếm dụng của hệ thống cũng như giảm tiếng thiểu tiếng ồn khi làm việc của hệ thống.
Hình 2. 15: Máy nén Wabco và van điện từ tích hợp ở nắp bình ENDO – CVT
ENDO – CVT được điều khiển bởi công nghệ Q - Aires của Accuair. Công nghệ này giám sát áp suất và độ ẩm trong bình cũng như nhiệt độ của máy nén. Nó cũng thay thế cho rơ le máy nén, giúp khởi động mềm và dừng mềm để máy nén hoạt động êm ái và ít tiếng ồn nhất có thể.
Hình 2. 16: Bo mạch Q – Aires
Động cơ điện trong máy nén sẽ dẫn động pít tông làm việc hút và nén khí vào máy sấy. Chất làm đầy silicat trong máy sấy sẽ khử ẩm không khí, loại bỏ các tạp chất bụi bẩn. Từ máy sấy, khí nén đã làm sạch sẽ đi vào bình chứa. Trong quá trình làm việc, máy nén sẽ luôn được theo dõi bởi các cảm biến áp suất, nhiệt độ và độ ẩm để tối ưu hóa hoạt động của máy nén.
Hình 2. 17: Máy nén trong ENDO – CVT
Hình 2. 18: Vị trí các van trên nắp bình
Cảm biến áp suất
Bảng 2. 3: Bảng chân dây giắc cắm điều khiển bình ENDO - CVT
Màu dây Chức năng
1. Đỏ COMM +12V
2. Đen COMM Ground
3. Cam Ignition +12V
4. Xanh Tandem CVT wire
5. Trắng COMM TX
6. Lục COMM RX
Bảng 2. 4: Bảng chân dây giắc cắm nguồn bình ENDO – CVT
Màu dây Chức năng
1. Đỏ Nguồn 12V 2. Đỏ Nguồn 12V 3. Đỏ Nguồn 12V 4. Đen Mass 5. Đen Mass 6. Đen Mass
2.1.2.5. Bầu hơi khí nén
Bầu hơi được làm bằng cao su độ đàn hồi cao gia cố bằng sợi, sau khi được bơm đầy khí nén áp suất trong bầu hơi sẽ giúp khung gầm được nâng lên, tạo sự ổn định cho khung xe. Giúp xe vận hành êm ái, tăng khả năng thăng bằng, kết hợp với hệ thống điều khiển điện tử giúp xe tự động bơm khí và cân bằng bằng cách nâng hạ khi đi trên đường gập ghềnh.
Hình 2. 19: Cấu tạo bầu hơi
1. Tấm uốn; 2. Tấm cản; 3. Cao su; 4. Vòng cố định; 5. Tấm kẹp; 6. Pít tông
Tấm uốn được dùng để gắn bầu hơi vào khung xe. Tấm cản dùng để giới hạn độ trùng của bầu hơi khi không có khí nén bên trong. Tấm kẹp để cố định cao su và pít tông. Pít tông để cố định bầu hơi vào trục xe. Phần cao su đàn hồi gồm 4 lớp: lớp ngoài, lớp trong và 2 lớp cao su sợi gia cố ở giữa. Lớp lót bên trong được làm bằng cao su đúc, lớp gia cố thứ 1 gồm các sợi nghiêng một góc cố định, lớp gia cố thứ 2 có cùng góc nghiêng nhưng được đặt ngược lại với lớp thứ 1. Lớp vỏ ngoài cùng được làm bằng cao su lưu hóa. 1 2 3 4 5 5 6 1
2.2. Nguyên lý làm việc của hệ thống 2.2.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống 2.2.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống
Hình 2. 21: Sơ đồ nguyên lý hệ thống Nguyên lý làm việc:
ECU hệ thống phát hiện chiều cao xe thông qua cảm biến chiều cao lắp ở mỗi bánh xe. Ngoài ra còn nhận tín hiệu từ remote điều khiển. ECU xử lý và điều khiển đóng mở các van điện từ phù hợp cho từng chế độ vận hành. Độ cao xe được điều khiển bằng cách thay đổi thể tích khí nén trong bầu hơi. Độ cao tăng hay giảm tương ứng với thể tích khí nén tăng hoặc giảm.
2.2.2. Sơ đồ mạch điện điều khiển
Hình 2. 22: Sơ đồ nguyên lý hệ thống Accuair 1. Cảm biến chiều cao trước – trái;
2. Bầu hơi bánh trước – trái; 3. Remote điều khiển; 4. Công tắc nguồn;
5. Bầu hơi bánh trước – phải; 6. Cảm biến chiều cao trước – phải; 7. Cảm biến chiều cao sau – phải; 8. Bầu hơi bánh sau – phải;
9. Bình chứa;
10. Bầu hơi bánh sau – phải; 11. Cảm biến chiều cao sau – trái; 12. Van VU4;
13. ECU hệ thống; 14. Ắc quy
15. Máy nén khí; 16. Rơ le máy nén.
Hình 2. 23: Sơ đồ nguyên lý hệ thống Accuair sử dụng ENDO – CVT 1. Cảm biến chiều cao trước – trái;
2. Bầu hơi bánh trước – trái; 3. Remote điều khiển; 4. Công tắc nguồn;
5. Bầu hơi bánh trước – phải; 6. Cảm biến chiều cao trước – phải; 7. Cảm biến chiều cao sau – phải; 8. Bầu hơi bánh sau – phải; 9. ENDO – CVT;
10. Bầu hơi bánh sau – trái; 11. Cảm biến chiều cao sau – trái; 12. Bộ chuyển đổi CVT; 13. ECU hệ thống; 14. Cầu chì; 15. Ắc quy; 16. Cầu chì ENDO – CVT; 17. Lọc khí; 18. Mass ENDO – CVT .
2.2.3. Tự động điều khiển độ cao xe
Chức năng này giữ độ cao xe ở giá trị không đổi ngay cả khi tải trọng tác dụng lên xe thay đổi do thay đổi số lượng hành khách hoặc hàng hóa. Khi ECU phát hiện sự thay đổi độ cao xe, nó điều chỉnh thể tích khí nén trong bầu hơi để giữ độ cao xe ở giá trị không đổi bằng cách đóng mở các van điện từ thích hợp.
Hình 2. 24: Sơ đồ mạch điện tự động điều khiển độ cao
2.2.4. Điều khiển độ cao xe bằng tay
Để tối ưu hóa chức năng, Accuair cho phép lựa chọn ba chiều cao riêng biệt thông qua remote điều khiển.
Chọn nút “3” để nâng chiều cao xe. Đèn led sẽ nhấp nháy đến khi hệ thống được nâng hoàn toàn. Độ cao ở chế độ này thường được đặt ở mức 90% tổng hành trình của hệ thống.
Chọn nút “2” để thiết lập chiều cao thường sử dụng của hệ thống. Đèn led sẽ nhấp nháy đến khi hẹ thống thiết lập hoàn tất.
Chọn nút “1” để hạ độ cao xe. Đèn led sẽ nhấp nháy đến khi hệ thống hạ hoàn tất. Độ cao ở chế độ này thường được đặt ở mức 10% tổng hành trình của hệ thống.
Trong khi đỗ, có thể chọn hạ độ cao tất cả các bầu hơi xuống bằng không bằng các nhấn nút “All down” trong 3 giây. Đèn led sẽ nhấp nháy đến khi hệ thống hạ hoàn toàn.
Chương 3: Khai thác hệ thống treo khí nén điện tử Accuair 3.1. Hư hỏng và cách khắc phục
Quy trình khắc phục hư hỏng được thực hiện theo trình tự sơ đồ dưới đây:
Hình 3. 1: Quy trình khắc phục hư hỏng hệ thống Bảng 3. 1: Bảng đèn báo lỗi
Trong trường hợp xảy ra lỗi các thành phần hệ thống trong quá trình hoạt động, các nút báo vị trí sẽ nhấp nháy đồng thời và tuần tự để chỉ ra các mã sự cố.
Số lần nhấp nháy trong
2s Lỗi chẩn đoán
2
Áp suất bình chứa không tăng sau khi ECU đã bật máy nén
Kiểm tra giắc cắm máy nén.
Kiểm tra cầu chì máy nén.
Kiểm tra các đường ống dẫn khí.
Kiểm tra rơ le máy nén.
Kiểm tra cảm biến áp suất.
3
Hành trình của cảm biến chiều cao quá nhỏ
Kiểm tra vị trí lắp đặt cảm biến.
4
Không đọc được cảm biến áp suất
Kiểm tra đường dây dẫn đến cảm biến.
Kiểm tra cảm biến
5
Lỗi kết nối cảm biến chiều cao
Kiểm tra vị trí các đường dây tại mỗi cảm biến
Trong trường hợp xảy ra sự cố ở các cảm biến chiều cao khi vận hành, các nút mũi tên điều khiển lên xuống sẽ chuyển sang màu đỏ tương ứng với góc bị lỗi.
Không đọc được cảm biến chiều cao #1
Không đọc được cảm biến chiều cao #2
Không đọc được cảm biến chiều cao #3
Không đọc được cảm biến chiều cao #4
Trong trường hợp xảy ra lỗi ở van điện từ trong quá trình vận hành, các nút mũi tên điều khiển lên xuống sẽ nhấp nháy màu đỏ liên tục tương ứng với góc và
hướng bị lỗi.
Van nạp #1 không phản hồi
Van nạp #2 không phản hồi
Van xả #1 không phản hồi Van xả #2 không phản hồi Van nạp #3 không phản hồi Van nạp #4 không phản hồi Van xả #3 không phản hồi Van xả #4 không phản hồi
Trong trường hợp điện áp giảm dưới 10,5V, hệ thống sẽ ngắt hoạt động của máy nén và hiển thị chỉ báo sự cố. Hệ thống sẽ hoạt động lại bình thường khi điện áp đủ 12,5V. Trường hợp hiếm gặp là điện áp tăng quá 16V thì hệ thống vẫn hoạt
động bình thường và hiển thị chỉ báo sự cố, nhưng nếu duy trì trong thời gian dài sẽ gây hư hỏng các thành phần hệ thống.
Điện áp thấp Điện áp cao
Điện áp hệ thống dưới 10,5V Điện áp hệ thống trên 16V Các đèn led sẽ nhấp nháy theo tuần tự từ trên xuống Các đèn led sẽ nhấp nháy theo tuần tự từ dưới lên
3.2. Kiểm tra sơ bộ
3.2.1. Kiểm tra sơ bộ chức năng điều khiển độ cao xe 3.2.1.1. Kiểm tra độ cao xe 3.2.1.1. Kiểm tra độ cao xe
Bước 1: Nhả phanh tay. Khởi động máy.
Bước 4: Điều khiển độ cao xe đến vị trí cao nhất, 1 phút sau khi xe đã được nâng. Hạ xe về vị trí thấp nhất. Đợi khoảng 1 phút, lập lại thao tác một lần nữa để mọi chi tiết của hệ thống treo ổn định.
Hình 3. 2: Chênh lệch độ cao khi nâng hạ
Khoảng sáng gầm xe được đo từ mặt đường đến tâm bu lông bắt đòn treo dưới. Khoảng sáng gầm xe giữa các loại xe khác nhau sẽ có độ lớn nhỏ khác nhau. Tại Việt Nam, khoảng sáng gầm xe được quy định không nhỏ hơn 120mm (trừ xe chuyên dụng),