Chủ thể và khách thể quản lý nhà nước về đất đai thuộc cơ sở tôn giáo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai thuộc các cơ sở tôn giáo tỉnh quảng trị (Trang 28 - 32)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. Chủ thể và khách thể quản lý nhà nước về đất đai thuộc cơ sở tôn giáo

Chủ thể quản lý nhà nước về đất đai thuộc cơ sở tôn giáo:

Chủ thể QLNN về đất đai là các cơ quan QLNN có thẩm quyền chung; các cơ quan QLNN có thẩm quyền riêng và các cơ quan nhà nước khác có tham gia vào hoạt động QLĐĐ. Đối với các cơ quan QLNN có thẩm quyền chung: Chính phủ thống nhất QLNN về đất đai trong phạm vi cả nước; UBND các cấp QLNN về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền. Đối với các cơ quan QLNN có thẩm quyền riêng bao gồm Bộ TN&MT, Sở TN&MT, phòng TN&MT, tổ chức dịch vụ công về đất đai, văn phòng

đăng ký đất đai, tổ chức phát triển quỹ đất. Đối với các cơ quan nhà nước khác có tham gia vào hoạt động QLĐĐ bao gồm Quốc hội, HĐND các cấp, Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý chuyên ngành về tài chính ở địa phương, Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý chuyên ngành về xây dựng ở địa phương.

Quản lý nhà nước về đất đai thuộc CSTG cấp tỉnh có chủ thể QLNN về đất đai về CSTG là các cơ quan QLNN có thẩm quyền chung; các cơ quan QLNN có thẩm quyền riêng và các cơ quan nhà nước khác có tham gia vào hoạt động QLĐĐ thuộc CSTG. Trong phạm vi nghiên cứu này, tập trung nghiên cứu về quản lý của CQĐP đối với đất đai thuộc CSTG. Quản lý của CQĐP quản lý toàn diện theo địa giới hành chính dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của chính quyền Trung ương.

Theo hệ thống phân cấp QLĐĐ của Việt Nam, CQĐP có chức năng quản lý toàn diện đối với đất đai của CSTG thuộc địa giới hành chính của tỉnh. Trên địa bàn quản lý của mình, CQĐP phối hợp với các đơn vị quản lý theo ngành để thực hiện theo quy định của Chính phủ, như UBND cấp tỉnh quyết định diện tích giao đất, thu hồi đất cho CSTG căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước và quỹ đất của địa phương, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thuộc CSTG, tiến hành xây dựng và tổ chức giám sát tuân thủ quy hoạch, kế hoạch SDĐ, tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai thuộc CSTG...; UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan TN&MT cùng cấp cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. UBND các cấp tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai của địa phương. Nhìn chung, các hoạt động liên quan đến đất đai thuộc CSTG cũng như hoạt động của cá nhân, tổ chức liên quan đến SDĐ xảy ra trên địa bàn tỉnh đều chịu sự quản lý của CQĐP, từ cấp tỉnh cho đến cấp huyện và xã. Đồng thời, CQĐP phải chịu sự quản lý trực tiếp của Trung ương theo hai trục phân cấp là tuân thủ luật pháp do Quốc hội ban hành và chịu sự chỉ đạo về hành chính của Chính phủ với sự tham mưu tư vấn của Bộ TN&MT; trong đó, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp tỉnh theo thẩm quyền được quy định trong Luật Đất đai, Luật Tổ chức CQĐP… và các nghị định, thông tư, chỉ thị, hướng dẫn của Chính phủ.

Quản lý của CQĐP đối với đất đai thuộc CSTG rất phức tạp, đảm bảo quyền sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật và các nhu cầu chính đáng về đất đai phục vụ mục đích tôn giáo của tổ chức, tín đồ tôn giáo trên địa bàn. Theo đó, QLNN về đất đai thuộc CSTG

bao gồm cả quản lý tác nghiệp trong QLĐĐ lẫn phân cấp quyền hạn, trách nhiệm và chỉ đạo, phối hợp giữa các cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã. Theo nguyên tắc quản lý thống nhất phân cấp từ Trung ương đến địa phương thì CQĐP có vai trò chỉ đạo và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ đất đai thuộc CSTG trong địa giới hành chính tỉnh cũng như phối hợp với tỉnh khác nhằm quản lý cho tốt. Trong nội bộ tỉnh, chính quyền cấp tỉnh giữ vai trò định hướng, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của chính quyền cấp dưới (cấp huyện và cấp xã) trong lĩnh vực QLNN đối với đất đai thuộc CSTG. CQĐP cũng sử dụng ba công cụ để QLĐĐ thuộc CSTG theo phân cấp trách nhiệm từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã, đó là các quy định pháp lý về đất đai thuộc CSTG; quy hoạch SDĐ của CSTG và cung cấp dịch vụ về đất đai thuộc CSTG.

BỘ TN&MT

BỘ TN&MT

QUỐC HỘI

(Phê chuẩn hệ thống luật

liên quan QLĐĐ)

QUỐC HỘI

(Phê chuẩn hệ thống luật liên quan QLĐĐ) CHÍNH PHỦ CHÍNH QUYỀN ĐỊACHÍNHPHƯƠNGPHỦ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC BỘ, BAN, NGÀNH CÁC BỘ, BAN, NGÀNH TRUNG ƯƠNG

HĐND tỉnh HĐND cấp huyện HĐND cấp xã UBND tỉnh UBND cấp huyện UBND cấp xã Sở TN&MT Phòng TN&MT Cán bộ địa chính xã

Sơ đồ 1.2: Bộ máy quản lý nhà nước của chính quyền địa phương về đất đai cấp tỉnh

Khách thể quản lý nhà nước về đất đai thuộc cơ sở tôn giáo:

Khách thể QLNN về đất đai là chủ thể SDĐ - những chủ thể được quyền khai thác, SDĐ và có quyền, nghĩa vụ của người SDĐ theo quy định của Luật Đất đai. Các loại chủ thể SDĐ bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, cộng đồng dân cư, CSTG, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

Đối với khách thể QLNN về đất đai thuộc CSTG là CSTG (theo quy định của Luật Đất đai 2013 CSTG là người SDĐ). Nhu cầu về SDĐ của mỗi CSTG có những đặc tính khác nhau ảnh hưởng bởi quy mô và chất lượng sinh hoạt, định hướng phát triển tôn giáo ở mỗi vùng, địa phương khác nhau nên việc quản lý SDĐ của CSTG muốn đạt hiệu quả phải phù hợp và phát huy thế mạnh của những đặc tính đó. Ngoài ra, mỗi vùng, địa phương cũng có đặc điểm, trình độ phát triển KT-

XH khác nhau, do đó căn cứ vào nhu cầu phát triển của tôn giáo và trình độ phát triển của địa phương để có phương sách QLĐĐ thuộc CSTG một cách hiệu quả, vừa phù hợp với nhu cầu hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân trên địa bàn vừa phù hợp với điều kiện của địa phương về các mặt điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội của địa phương đó.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai thuộc các cơ sở tôn giáo tỉnh quảng trị (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w