Một số giải pháp cụ thể về thực hiện chính sách giảm nghèo bền

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 98 - 106)

Thứ nhất, huy động mọi nguồn lực, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao giá trị sản xuất các ngành kinh tế, nhất là nông - lâm nghiệp:

Xây dựng chương trình, kế hoạch nhằm cụ thể hóa chương trình tổng thể thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Huyện An Lão vần phải xác định nông - lâm nghiệp là lĩnh vực có thế mạnh của địa phương, cần phải đề ra các giải pháp phù hợp nhằm phát huy lợi thế đảm bảo tăng trưởng bình quân hàng năm từ 5-7%. Tập trung phát triển nông, lâm nghiệp gắn với ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công

nghệ trong quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất trên từng đơn vị diện tích.

Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch; gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện rà soát, chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các loại hoa màu phù hợp. Khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế kết hợp chăn nuôi, thủy sản; đẩy mạnh tái cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng ưu tiên phát triển các con vật nuôi; khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại theo quy hoạch gắn với đảm bảo môi trường. Tăng cường phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, quản lý, giám sát chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm đảm bảo các sản phẩm nông nghiệp sạch và an toàn.

Thứ hai, điều tra, khảo sát, xác định chính xác đối tượng hộ nghèo

Hằng năm, tổ chức kiểm tra, khảo sát, xác định chính xác đối tượng hộ nghèo đảm bảo theo quy trình hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đảm bảo công khai, dân chủ; đây là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để có giải pháp chỉ đạo thực hiện hiệu quả. Thực tế hiện nay cho thấy một số địa phương chưa xác định đúng đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo. Vì vậy, khi triển khai thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ GNBV không đúng đối tượng, dẫn đến hiệu quả thấp.

Để khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại của người dân, không muốn vươn lên thoát nghèo, trông chờ, lợi dụng vào chính sách của nhà nước. Khi tiến hành rà soát, các địa phương vẫn điều tra, rà soát thực hiện phân loại để làm cơ sở đưa ra hội nghị của thôn, bản, khu phố bình xét, phân loại đối với các trường hợp cụ thể.

Thứ ba, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập. Đây là một giải pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vì khi sản xuất phát triển sẽ tạo việc làm và có thu nhập cũng như họ được hỗ trợ phương

tiện, tư liệu sản xuất để tác động vào các đối tượng cho các hộ thoát nghèo. Do vậy tạo điều kiện phát triển sản xuất cần theo các nội dung sau:

Thành lập hợp tác xã, liên kết nhóm, hộ gia đình trong sản xuất, kinh doanh và giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện để phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân và giải quyết việc làm cho người lao động. Trong đó, ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và bao tiêu sản phẩm do hộ nghèo, hộ cận nghèo làm ra.

Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp để tạo sinh kế cho người nghèo thông qua việc hỗ trợ gống cây trồng, con vật nuôi, phân bón, vật tư nông nghiệp, thuộc bảo vệ thực vật, thú ý; dụng cụ sản xuất, chăn nuôi. Thường xuyên tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng; xử lý một số loại bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Thực hiện việc giao khoán, khoanh nuôi, giao đất, giao rừng để hộ dân quản lý, bảo vệ rừng gắn với việc trồng và khai thác các sản phẩm dưới tán rừng.

Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm;

Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của phát luật.

Tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và đời sống, sinh hoạt của người dân; trong đó chú trọng xây dựng, mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông, các công trình thủy lợi; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ y tế, giáo dục, cung cấp nước nước sinh hoạt cho người dân. Xây dựng công trình phục vụ nhu cầu về đời sống văn hóa của người dân như các thiết chế văn hóa, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, trạm chuyển tiếp phát thanh xã, hạ tầng về phát triển thể dục,

thể thao và các công trình hạ tầng khác đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và đời sống của người dân phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào DTTS, đảm bảo mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật.

Thứ tư, tăng cường giải pháp nhân rộng mô hình giảm nghèo:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quan điểm, chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đến với các cấp, ngành và nhân dân thông qua các cuộc Tọa đàm, Hội thảo chuyên đề về các chính sách giảm nghèo nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về thực hiện mục tiêu về GNBV từ đó khơi dậy ý chí chủ động, trách nhiệm tự lực vươn lên của người nghèo.

Đánh giá đúng thực chất hiệu quả của các mô hình GNBV để nhân rộng ra các địa phương, đơn vị khác; nhất là các mô hình phù hợp với điều kiện của từng hộ gia đình. Chú trọng nhân rộng mô hình sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; liên kết phát triển ngành nghề, phát triển sản xuất giữa hộ gia đình với hợp tác xã, cộng đồng với doanh nghiệp; ưu tiên nhân rộng các mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư.

Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm cho hộ nghèo như các mô hình nông, lâm kết hợp gắn với việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng. Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, xóm để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất (từ các CTMTQG giảm nghèo, CTMTQG xây dựng nông thôn mới và các chương trình hỗ trợ khác) cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thông qua hỗ trợ giống cây trồng, con vật nuôi có giá trị kinh tế cao, cho vay vốn ưu đãi, tập huấn kỹ thuật sản xuất kết hợp giải quyết đồng bộ các chính sách về y tế, giáo dục, nhà

ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin truyền thông,... để người dân thoát nghèo nhanh, bền vững.

Thứ năm, tăng cường hiệu quả công tác đào tạo nghề, xuất khẩu lao động:

Việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động là giải pháp quan trọng để GNBV; bởi vì, nếu người lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định thì sẽ giải quyết được những nhu cầu cơ bản khác. Để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề phải tiến hành đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau:

- Tập trung khảo sát, nắm chắc lực lượng lao động; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để lao động tham gia học nghề. Phối hợp chặt chẽ các cơ sở dạy nghề trên địa tình Bình Định để đưa lao động trên địa bàn, nhất là lao động DTTS vùng sâu vùng xã tham gia đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp gắn với việc thực hiện tốt chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với công tác đào tạo nghề.

- Xây dựng chiến lược quy hoạch đào tạo nghề một cách tổng thể, xác định đối tượng, ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu việc làm của từng địa phương, từng giai đoạn để thực hiện một cách có hệ thống công tác đào tạo nghề. Liên kết cơ sở đào tạo nghề với các đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm huy động kinh phí và gắn đào tạo với sử dụng. Quan tâm đào tạo ngắn hạn và đào tạo dài hạn cho người lao động. Để đáp ứng yêu cầu trước mắt hiện nay, cần đào tạo nghề theo hướng chuyển giao kỹ thuật trồng các loại cây cao su, quế, chè, sâm, đinh lăng theo hướng sản xuất hàng hoá. Chú trọng đào tạo các ngành nghề chế biến nông, lâm sản, chăn nuôi thú y và các ngành nghề phi nông nghiệp, các ngành dịch vụ, các làng nghề nhằm giải quyết việc làm cho lúc nông nhàn của lao động.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến toàn thể nhân dân, nhất là người dân ở vùng cao, vùng đồng bào DTTS để nắm được các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác xuất khẩu lao động, từ đó có sự

lựa chọn phù hợp. Chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động để đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu hiện nay. Tăng cường công tác tư vấn để đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, có chính sách hỗ trợ về chi phí đào tạo nghề, đi lại đối với người lao động. Triển khai thực hiện tốt chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động, sử dụng có hiệu quả các nguồn quỹ tín dụng, quỹ vì người nghèo để hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho việc xuất khẩu lao động. Quan tâm hoạt động xúc tiến tìm hiểu, mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu lao động và nâng cao hiệu quả hoạt động giới thiệu việc làm, cung cấp kịp thời cho các địa phương và người lao động về thông tin thị trường lao động.

-Thứ sáu, tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội:

Tập trung hỗ trợ giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều theo hộ nghèo vừa thiếu hụt thu nhập, vừa thiếu hụt đa chiều (nghèo cùng cực) tập trung ưu tiên hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo và các thành viên trong hộ để tăng thu nhập và giải quyết các chỉ số tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Đối với nhóm hộ nghèo về thu nhập nhưng không thiếu hụt đa chiều về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thì hỗ trợ trực tiếp tạo các điều kiện sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập thông qua các chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ về sản xuất, tham gia thị trường lao động trong nước hoặc xuất khẩu lao động.

Tổ chức trợ giúp pháp lý bằng các hình thức trợ giúp lưu động, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hoạt động trợ giúp pháp lý để trợ giúp cho người dân ở các xã nghèo cũng như người nghèo hiểu được quyền và trách nhiệm của mình trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo, các thủ tục cần thiết để người nghèo tiếp cận, thụ hưởng các chính sách giảm nghèo của nhà nước.

-Thứ bảy, giải pháp nâng cao năng lực và nhận thức:

của Đảng và Nhà nước đến với các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về thực hiện mục tiêu giảm nghèo, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy vai trò chủ thể của người dân, nâng cao năng lực cộng đồng, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo bền vững. Thường xuyên tổ chức đa dạng, phù hợp các hình thức truyền thông về giảm nghèo để tuyên truyền chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo; phát hiện, tuyên truyền, phổ biến các mô hình, điển hình giảm nghèo có hiệu quả để nhân rộng; phê phán các hiện tượng tiêu cực, không muốn thoát nghèo; tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm giảm nghèo, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu GNBV.

Nâng cao hơn nữa về nhận thức, vai trò và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, các ngành, các địa phương và toàn xã hội về quan điểm, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước; xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng cần tập trung chỉ đạo thực hiện nhằm thay đổi chuyển biến trong tư duy, nhận thức và hành động đối với công tác giảm nghèo trong thời gian đến.

Phát động thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, phong trào phát triển kinh tế, nhất là phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại gắn với phát triển thương mại, dịch vụ.

Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và tuyên truyền viên cơ sở; hỗ trợ hoạt động tư vấn người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Vận động toàn xã hội giúp đỡ người nghèo, tộc họ thôn xóm nhận đỡ đầu giúp đỡ hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập vươn lên thoát nghèo.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các bộ làm công tác giảm nghèo các xã nhằm nâng cao kỹ năng, phương pháp phân tích, theo dõi, đánh giá diễn biến của hộ nghèo, kịp thời đề xuất

những giải pháp phù hợp để giúp hộ nghèo một cách hiệu quả. Hỗ trợ đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo qua các chương trình tập huấn, tạo điều kiện để họ nghiên cứu kỹ các văn bản của cấp trên, khảo sát thực tế các hộ nghèo ở địa phương để từ đó đề ra giải pháp sát thực trong thực hiện chính sách GNBV trên địa bàn huyện.

-Thứ tám, các giải pháp về tổ chức thực hiện:

Trên cơ sở các chính sách và Chương trình GNBV, các địa phương cần xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể trên địa bàn để tổ chức thực hiện; phân công trách nhiệm cụ thể cho các cấp, ngành, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo.

Thực hiện lồng ghép tốt các chương trình, dự án trên địa bàn huyện để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bằng cơ chế chỉ đạo tập trung thống nhất từ huyện đến cơ sở. Trong quá trình thực hiện cần kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề xã hội, gắn kết chương trình, dự án khác với chương trình mục tiêu giảm nghèo.

Triển khai thực hiện chương trình “Cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang huyện đồng hành cùng hộ nghèo”. Các đồng chí UVBTV, Huyện ủy viên được phân công theo dõi, đứng điểm các xã, thị trấn tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác giảm nghèo phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

Xây dựng đội ngũ điều tra viên chuyên nghiệp phục vụ công tác điều tra xác định hộ nghèo, hội cận nghèo đảm bảo chính xác, công bằng, không bỏ sót đối tượng; xác định rõ nghuyên nhân nghèo để có giải pháp phù hợp.

Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo cần được tổ chức thường xuyên ở các cấp, các ngành, từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc tổ chức thực thi chính sách; thông qua đó hạn chế các tiêu cực, lợi dụng chính sách, đồng thời phát hiện những

hạn chế, bất hợp lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 98 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w