Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm thực thi chính sách giảm nghèo bền

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 75 - 79)

vững trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định

Trong giai đoạn 2016 - 2020, huyện An Lão đã thực hiện tốt việc đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách GNBV. Việc tổ chức đánh giá, tổng kết được thực hiện trên các mặt chủ yếu sau đây:

2.3.6.1. Về kết quả quả thực hiện Chương trình

Qua đánh giá tổng kết giai đoạn, mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo so với kế hoạch của giai đoạn: Tỷ lệ giảm hộ nghèo năm 2016 giảm 4,97% so với năm 2015; năm 2017 giảm 6,11% so với năm 2016; năm 2018 giảm 8,61% so với năm 2017; năm 2019 giảm 8,85% so với năm 2018; năm 2020 giảm 9,42% so với năm 2019 . Bình quân mỗi năm giảm 7,13%, đạt và vượt chỉ tiêu giảm 5%/năm [89].

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào DTTS đã tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản theo phương pháp tiếp cận đa chiều, như: Y tế, giáo

dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin..., cụ thể:

+ 100% hộ nghèo về thu nhập và hộ nghèo đa chiều thiếu hụt thẻ BHYT, hộ cận nghèo mới thoát nghèo, hộ cận nghèo sinh sống tại huyện nghèo theo Nghị quyết 30a và nhân dân sinh sống tại các vùng KT - XH ĐBKK được hỗ trợ BHYT. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT toàn dân đạt 100% [89].

+ 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 10/10 trạm y tế có bác sỹ [89]. + 100% trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông con hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập khi theo học tại các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn; 100% trẻ em học mẫu giáo thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tiền ăn trưa [89].

+ Tỷ lệ người dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 97,1% [89]. - Kết quả thực hiện mục tiêu đưa các địa bàn thoát khỏi tình trạng ĐBKK so với kế hoạch của giai đoạn: Theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê huyện danh sách thôn ĐBKK, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2016-2020, huyện An Lão có 9 xã khu vực III gồm 49/51 thôn ĐBKK, 01 thị trấn An Lão khu vực II gồm 5/6 thôn ĐBKK. Hiện nay trên địa bàn huyện An Lão chưa có xã, thôn thoát khỏi ĐBKK theo các tiêu chí tại Quyết định số 50/2016/QĐ -TTg ngày 03/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn ĐBKK, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2016-2020.

- Cơ sở hạ tầng KT - XH ở các xã ĐBKK, thôn ĐBKK được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, một số chỉ tiêu đã đạt được [89]:

+ 100% xã có đường đến trung tâm xã và 100% thôn có đường trục giao thông được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm.

+ 100% xã có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đủ đáp ứng nhu cầu học tập.

+ 04/10 xã có cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn nông thôn mới.

Nhìn chung, qua thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV giai đoạn

2016-2020 các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra cơ bản thực hiện đảm bảo theo lộ trình.

2.3.6.2. Về mức độ tham gia của các đối tượng hưởng lợi

Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV giai đoạn 2016-2020 đã được thực hiện kịp thời, thông tin về tận cơ sở thông qua các kênh truyền thông như: Đài truyền thanh huyện, đài truyền thanh xã, hoạt động của Đội thông tin lưu động (Trung tâm VH-TT-TT huyện)...; thông qua các cuộc họp ở thôn, xã có khoảng 90% người dân, hộ nghèo, hộ cận nghèo đã nắm bắt đầy đủ dự án, chính sách về GNBV.

Qua theo dõi, phần lớn các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo sự tham gia của người dân tương đối rõ nét. Đối với các dự án này người dân, nhóm cộng đồng, hộ nghèo, hộ cận nghèo đã tích cực tham gia từ khâu lập Kế hoạch, xây dựng dự án, phê duyệt dự án, thực hiện dự án đã được người dân tham gia, bàn bạc thảo luận và thực hiện có sự tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật của bộ phận chuyên môn của huyện, xã để giúp cho dự án triển khai có hiệu quả, mang lại sự thành công cho dự án. Kết quả đầu ra của dự án là hiệu quả số hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia dự án đã thoát nghèo, thoát cận nghèo, góp phần giảm tỷ lệ nghèo của địa phương qua

từng năm, đảm bảo hoàn thành mục tiêu của Chương trình.

Hoạt động giám sát, đánh giá kết quả thực Chương trình đã được người dân, cộng đồng ở địa phương theo dõi, giám sát, thực hiện thông qua MTTQ và các tổ chức Hội, đoàn thể ở cơ sở để kịp thời phát hiện những tồn tại hạn chế, những vi phạm trong quá trình thực hiện chính sách, dự án giảm nghèo. Trong đó, đáng chú ý là hoạt động điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm tại các xã, thị trấn. Những vi phạm thiếu dân chủ hoặc sự tham gia

của người dân chưa được coi trọng là nguyên nhân dẫn đến những khiếu nại, khiếu kiện trong quá trình công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo ở cơ sở. Cơ bản, đến nay việc kiểm tra, giám sát từ cơ sở được chú trọng, các địa phương đã thực hiện đúng theo quy định, hạn chế những trường hợp khiếu nại, khiếu kiện về công tác điều tra, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo ở thôn, xã.

Một số dự án về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, duy tu bảo dưỡng các công trình, người dân tham gia chỉ dừng ở mức đề xuất nhu cầu thực hiện công trình được đầu tư, duy tu trên địa bàn, mức độ người dân tham gia tổ chức thực hiện, nhất là các dự án đầu tư có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp giao cho cộng đồng thực hiện đến nay vẫn chưa thực hiện được.

2.3.6.3. Về tình hình chỉ đạo, điều hành Chương trình

Đã thành lập và kiện toàn BCĐ và Tổ giúp việc BCĐ GNBV huyện giai đoạn 2016-2020, ban hành quy chế hoạt động cho BCĐ huyện.

Định kỳ 6 tháng, hằng năm, BCĐ họp thông qua một số nội dung lớn, quan trọng, như: phân bổ kinh phí để thực hiện dự án, chính sách của Chương trình; kết quả thực hiện hằng năm của Chương trình; sơ kết giữa kỳ; giải quyết những vướng mắc, phát sinh từ các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện.

2.3.6.4. Về công tác quản lý thực hiện Chương trình:

Các cơ quan, ban, ngành của huyện là thành viên của BCĐ chủ trì các dự án, chính sách, hoạt động của Chương trình chủ động triển khai cho các đơn vị, địa phương thực hiện các nội dung của Chương trình. Phân công, phân cấp trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện; đề cao tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cho cơ sở và tăng cường sự tham gia của người dân; thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn xã, thị trấn để thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Giám sát, đánh giá là hoạt động thường xuyên, định kỳ nhằm cập nhật các thông tin liên quan của Chương trình cũng như xác định việc thực hiện

các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình. Hàng năm, UBND huyện xây dựng Kế hoạch và tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV tại các xã, thị trấn.

Về thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát và thực hiện chế độ báo cáo: Thành viên BCĐ giảm nghèo huyện theo chức năng nhiệm vụ thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ 06 tháng, hàng năm; giai đoạn và báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện công tác GNBV theo lĩnh vực ngành quản lý; đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn, tồn tại những vướng mắc phát sinh và đề xuất, kiến nghị, giải pháp để tháo gỡ thuộc lĩnh vực ngành, địa phương được phân công phụ trách để báo cáo UBND huyện.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w