Khái quát về huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị và các nhân tố ảnh

Một phần của tài liệu Tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 40 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Khái quát về huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị và các nhân tố ảnh

Đakrông, tỉnh Quảng Trị

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên:

Đakrông là một huyện miền núi vùng cao biên giới phía tây nam của tỉnh Quảng Trị. Đến cuối năm 2019, dân số đạt 43.208 người. Huyện Đakrông có 13 đơn vị hành chính bao gồm thị trấn Krông Klang và 12 xã: A Bung, A Ngo, A Vao, Ba Lòng, Ba Nang, Đa Krông, Húc Nghì, Hướng Hiệp, Mò Ó, Tà Long, Tà Rụt, Triệu Nguyên. Dân cư ở đây gồm cả đồng bào dân tộc ít người như Vân Kiều, PaCô (chiếm trên 80% dân số), cùng người Kinh định cư lâu đời.

Do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên khác nhau nên đất đai ở Đakrông rất đa dạng và phong phú bao gồm 7 loại chính đó là: Đất màu tím trên đá sét, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất phú sa bồi, đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét, đất đỏ vàng trên đất mácmaxit và đất vàng nhạt trên đá cát. Nhóm đất có địa hình đồi chiếm hơn 95 diện tích phù hợp trông các loại cây công nghiệp có giá trị cao như cà phê, tiêu, cao su vv…….. Ngoài ra có đất phù sa sông phù hợp trồng cây nông nghiệp như bắp, đậu v.v..

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:

Trong giai đoạn 2015 - 2020, nền kinh tế của huyện Đakrông phát triển đúng hướng, khẳng định được thế mạnh của địa phương. Công nghiệp, xây

trên địa bàn cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GO) bình quân 5 năm là 16,02% đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng 21,45%; thương mại, dịch vụ tăng 14,79%. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người từ 14,5 triệu đồng năm 2015 lên 27,5 triệu đồng năm 2020, tăng 1,9 lần. Thu ngân sách trên địa bàn từ 15.918 triệu đồng năm 2015 tăng lên 29.500 triệu đồng năm 2020, tăng bình quân hàng năm 13,13%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 1.800 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước đầu tư phát triển là 1.079 tỷ đồng.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: Dự kiến đến cuối năm 2020, toàn huyện đạt 155 tiêu chí nông thôn mới, tăng 68 tiêu chí so với năm 2015, bình quân đạt 12 tiêu chí/xã, có 01 xã (Triệu Nguyên) đạt 19 tiêu chí và không có xã dưới 08 tiêu chí.

Văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Hoàn thành việc sáp nhập các đơn vị trường học theo Nghị quyết 19-NQ/TW đúng kế hoạch, quy mô mạng lưới trường, lớp được sắp xếp phù hợp hơn đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường tăng. Công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả tốt. Cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị dạy học được tăng cường đầu tư theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Đến nay, toàn huyện có 12 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia (gồm 06 trường mầm non, đạt tỷ lệ 40%; 03 trường tiểu học, đạt tỷ lệ 37,5 % và 03 trường THCS, đạt tỷ lệ 23,08%). Hoạt động văn hóa thông tin được quan tâm đổi mới; đời sống văn hóa của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Công tác

bảo tồn các giá trị di sản văn hóa các dân tộc được chú trọng. Phong trào rèn luyện thể dục, thể thao được duy trì thường xuyên.

Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở tiếp tục được củng cố và kiện toàn. Cơ sở vật chất khám, chữa bệnh được đầu tư, nâng cấp đảm bảo phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân (Đến nay, toàn huyện có 02 cơ sở chăm sóc sức khỏe cấp huyện, 14 Trạm Y tế xã, thị trấn và 04 phòng khám quân dân y, với 90 giường bệnh). Đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế được bổ sung về số lượng và nâng cao chất lượng (Tuyến huyện hiện có 126 cán bộ y tế, trong đó trình độ đại học và sau đại học là 66 người. Tuyến xã hiện có 94 cán bộ và 103 nhân viên y tế thôn, khóm; bình quân mỗi Trạm Y tế có 6 đến 7 cán bộ y tế). Công tác y tế dự phòng được triển khai thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng 10 loại vắc xin đạt 95,5%; tỷ lệ tham gia BHYT đạt trên 97% dân số; 100% xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Công tác dân số tiếp tục được quan tâm, các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân. Mô hình thôn, bản không có người sinh con thứ ba trở lên được người dân hưởng ứng.

Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội được triển khai tích cực, đời sống Nhân dân được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 5,54%/năm vượt chỉ tiêu Nghị quyết đại hội đề ra. Trong 05 năm đã giải quyết và tạo việc làm mới cho 5.136 lao động. Các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các gia đình chính sách, người có công với cách mạng được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” được cán bộ, đảng viên và Nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia đạt được nhiều kết quả. Công tác trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện đầy đủ, đúng chế độ.

Quốc phòng - an ninh không ngừng được củng cố, giữ vững; triển khai thực hiện có hiệu quả “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”,

“Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia”, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và bảo vệ an ninh trật tự thôn, khóm”. Thường xuyên củng cố, kiện toàn tăng số lượng, nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hình mới. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, tập trung phòng ngừa đấu tranh với tệ nạn ma túy, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, không để hình thành tội phạm có tổ chức.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng, không ngừng đổi mới và đạt được những kết quả tích cực. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng thường xuyên được nâng cao đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong mỗi giai đoạn phát triển, Đảng bộ huyện luôn thể hiện vai trò hạt nhân lãnh đạo, nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị. Công tác chính trị tư tưởng đã có những chuyển biến tích cực, tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên được nêu cao, tạo được sự thống nhất ý chí và hành động trong Đảng, sự đồng thuận cao trong Nhân dân.

2.1.1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện Đakrông:

Thứ nhất, những năm qua, huyện Đakrông luôn chú trọng việc đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, phát huy dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ. Triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch, đánh giá, sắp xếp, sử dụng cán bộ đúng quy trình quy định gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác cán bộ được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đảm bảo đồng bộ, thống nhất. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Nghị quyết 19- NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

đảm bảo theo kế hoạch đề ra, đã hoàn thành việc sáp nhập xã Hải Phúc vào xã Ba Lòng, sắp xếp 53 thôn (thuộc 11 xã) không đủ điều kiện tiêu chuẩn, thực hiện các chức danh kiêm nhiệm; thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện, qua đó góp phần tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Thứ hai,vì là một huyện miền núi vùng cao biên giới, có nhiều người là

Một phần của tài liệu Tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w