7. Kết cấu của luận văn
1.3.4. Bài học cho huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
Thứ nhất, thực hiện tốt công tác đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí, sử dụng và luân chuyển đội ngũ cán bộ, công chức chủ chốt huyện Đakrông.
Đổi mới công tác đánh giá đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, công tâm, toàn diện, đề cao thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu. Đánh giá cán bộ chủ chốt phải dựa trên cơ sở tiêu chuẩn các chức danh cán bộ và tiêu chí đánh giá cán bộ theo Quy định số 89- QĐ/TW ngày 4/8/2017 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện chiến lược tạo nguồn cán bộ, công chứccủa huyện phù hợp với tình hình mới, lấy đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm trọng tâm. Đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với quy hoạch, bố trí, sử dụng và luân chuyển cán bộ; kịp thời chấn chỉnh việc đào tạo tràn lan, trùng lắp, không theo quy hoạch, chất lượng thấp gây lãng phí ngân sách và thời gian. Phải có quy hoạch ngắn hạn và dài hạn đội ngũ cán bộ, công chức chủ chốt của huyện Đakrông.
Thứ hai, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, kỷ cương, kỷ luật.Kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên đối với cấp dưới trong việc giáo dục, quản lý cán bộ lãnh đạo, quản lý và thực hiện công tác cán bộ. Quản lý cán bộ thông qua hồ sơ cán bộ cũng là cơ sở cho công tác nghiên cứu, thống kê, đánh giá, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, điều động, biệt phái, luân chuyển, bố trí sử dụng, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức chủ chốt.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện kiểm tra, thanh tra công vụ, kiểm soát các đầu mối công việc trong nội bộ huyện của cấp ủy cấp trên để đánh giá trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu.
Xây dựng cơ chế đảng viên và nhân dân tham gia giám sát cán bộ và công tác cán bộ. Cần phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức đảng và các đoàn thể quần chúng trong rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, lối sống
trong sạch, lành mạnh của cán bộ, đảng viên; hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật, xử lý kịp thời và nghiêm minh những cán bộ, đảng viên suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống.
Thứ ba, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt của huyện.Tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và cấp ủy địa phương trong công tác tạo nguồn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chủ chốt chính quyền cấp huyện; sự phối hợp chặt chẽ giữa Tỉnh ủy và cấp ủy địa phương với các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt cho huyện Đakrông.
Tiểu kết chương 1
Tại chương 1, luận văn đã tìm hiểu và nghiên cứu một số khái niệm cơ bản: cán bộ, công chức chủ chốt; tạo nguồn cán bộ công chức chủ chốt cấp huyện. Làm rõ vai trò của cán bộ, công chức chủ chốt; cũng như vai trò của công tác tạo nguồn.
Nội dung của công tác tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt cấp huyện bao gồm: lựa chọn cánbộ, công chức; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ; thực hiện chính sách cán bộ. Và đây là cơ sở lý luận để tác giả phân tích thực trạng công tác tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị trong chương 2
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHỦ CHỐT TẠI HUYỆN ĐAKRÔNG,
TỈNH QUẢNG TRỊ