Tăng cường luân chuyển cánbộ, công chức chủ chốt không phải là

Một phần của tài liệu Tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 90 - 94)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Tăng cường luân chuyển cánbộ, công chức chủ chốt không phải là

phải là người địa phương

Việc thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh chủ chốt không phải là người địa phương đã góp phần từng bước khắc phục các hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ tại huyện Đakrông nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung. Về cơ bản đã đạt được mục đích, yêu cầu, bảo đảm quy trình, đúng đối tượng, phạm vi theo phân cấp quản lý cán bộ. Mục tiêu của việc bố trí một số chức danh cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương không chỉ là khắc phục hiện tượng bè phái, tư tưởng cục bộ, địa phương chủ nghĩa, tình trạng khép kín trong công tác cán bộ; hạn chế tiêu cực, tham nhũng sinh ra từ quan hệ “dây mơ rễ má”, “ô dù”, mà còn hướng tới giải quyết nhiều mục tiêu có ý nghĩa chiến lược là đào tạo, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch, nâng cao chất lượng cán bộ đồng đều giữa các địa phương; ngăn ngừa lạm dụng chức quyền, mưu lợi cá nhân; nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của đội ngũ cán bộ địa phương; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hình thành cơ chế “sàng lọc cán bộ”, phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng người tài, tạo nguồn cán bộ các cấp cho Đảng trong thời gian tới.

Từ thực tiễn thực hiện chủ trương luân chuyển, bố trí cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương, trong thời gian tới huyện Đakrông cần tiếp tục thực hiên, triển khai các giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp đảng ủy, người đứng đầu, đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đối với địa bàn miền núi, biên giới, vùng đồng bào DTTS, tư tưởng cục bộ, biểu hiện hẹp hòi vẫn còn tồn tại ở một số cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn; vẫn còn tư tưởng người đứng đầu phải là người của địa phương thì mới nắm chắc địa bàn, am hiểu phong tục, tập quán, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó lãnh đạo, chỉ đạo mới thuận lợi, thực hiện các nhiệm vụ chính trị mới thành công. Do đó, nếu luân chuyển cán bộ, công chức chủ chốt từ nơi khác đến mà không làm tốt công tác tư tưởng thì dễ dẫn đến hiện tượng tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo không thống nhất. Cơ quan, đơn vị nhận cán bộ không ủng hộ, không tạo điều kiện giúp đỡ, còn cán bộ mới đến không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, dễ mất uy tín cá nhân. Vì vậy, trước khi thực hiện công tác luân chuyển cán bộ công chức chủ chốt không phải là người địa phương, cấp ủy cấp trên cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo nơi dự kiến đưa cán bộ xuống, qua đó làm tốt công tác tư tưởng, giúp tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo cấp cơ sở nhận thức sâu sắc được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bố trí cán bộ không phải là người địa phương,

từ đó có trách nhiệm ủng hộ, giúp đỡ cán bộ đến nhận công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp ủy, các tổ chức, đơn vị có liên quan trong công tác bố trí cán bộ không phải là người địa phương. Cấp huyện, cấp xã là nơi trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng, các cơ quan, tổ chức đơn vị thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng; thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, thông qua đó củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước,

củng cố và giữ vững chế độ xã hội chủ nghĩa. Cấp huyện, cấp xã đều là nơi diễn ra tất cả các hoạt động có liên quan trực tiếp đến quyền lợi thiết thân của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, do đó cấp ủy cấp trên phải làm tốt công tác nhận xét, đánh giá cán bộ để lựa chọn được cán bộ, công chức chủ chốt có trình độ, năng lực, phẩm chất và tính cách phù hợp với địa bàn, cơ quan, đơn vị được luân chuyển. Làm sao để khi đưa cán bộ, công chức xuống đảm nhiệm vị trí người đứng đầu cấp ủy, chính quyền huyện hoặc người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã sau khi hết thời gian luân chuyển phải góp phần làm chuyển biến, làm thay đổi được diện mạo địa bàn, cơ quan, đơn vị theo chiều hướng đi lên. Đối với các địa bàn, cơ quan, đơn vị có nhiều vấn đề phức tạp, việc lựa chọn cán bộ để đảm nhiệm vị trí người đứng đầu cần phải được tập thể cấp ủy cấp trên xem xét, thảo luận kỹ càng trước khi quyết định.

Ngoài ra, để thực hiện tốt chủ trương bố trí cán bộ, công chức chủ chốt không phải là người địa phương, các cấp ủy cần phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả, đúng quy trình cả nơi đi và nơi đến, theo ngành dọc, theo thẩm quyền để chuẩn bị các điều kiện cần thiết, thống nhất kế hoạch bố trí, thuận tiện về thủ tục, quy trình và giải quyết những chức danh cán bộ cần được bố trí. Việc chọn đúng thời điểm thích hợp để bố trí cán bộ, công chức chủ chốt không phải là người địa phương có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là thời điểm mà điều kiện cho việc bố trí đã được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo. Thời gian bố trí cần căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, thường từ 3 đến 5 năm, đủ để cán bộ phát huy năng lực, sở trường, khả năng thích ứng hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh được bố trí. Trường hợp cán bộ được bố trí không đáp ứng được yêu cầu của địa phương, ngành thì cần có phương án thay thế để bảo đảm sự phát triển ổn định, liên tục của địa phương, ngành.

Thứ ba, cán bộ, công chức chủ chốt được bố trí vào các vị trí nhạy cảm có liên quan đến quyền lực, đến kinh tế, đến việc thực thi pháp luật nếu giữ được bản lĩnh chính trị vững vàng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, không sa ngã trước quyền lực, trước đồng tiền và nhiều cám dỗ khác, người cán bộ sẽ trưởng thành, vững vàng hơn và sẽ có nhiều cơ hội để đảm nhiệm chức vụ cao hơn. Tuy nhiên, nếu cán bộ, công chức không giữ vững được bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống thì cũng rất dễ bị cám dỗ, sa ngã, làm cho Đảng mất cán bộ, thậm chí còn làm cho Đảng mất uy tín trước nhân dân. Do đó, khi được tổ chức phân công chuyển sang đơn vị công tác mới, bản thân người cán bộ, công chức đó phải không ngừng học hỏi, phấn đấu và rèn luyện; không ngại khó, ngại khổ; hòa nhập với cơ sở, gắn bó, đồng cam cộng khổ với cán bộ, đảng viên và nhân dân; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và tiếng nói của cán bộ, đảng viên và nhân dân; trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành cần thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách; chỉ đạo, điều hành cần quyết liệt, giải quyết công việc cần linh hoạt trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc đúng các quy định của pháp luật; không ngừng trau dồi phẩm chất của người cán bộ, đảng viên về “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; tận tâm, tận lực, hết lòng, hết sức góp phần làm thay đổi bộ mặt cơ quan, đơn vị, địa bàn công tác; phải thực sự là tấm gương sáng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ở địa bàn nơi công tác noi theo. Đồng thời, bộ phận bảo vệ chính trị nội bộ của cấp ủy các cấp phải thường xuyên theo dõi, giám sát quá trình công tác của cán bộ; nắm bắt dư luận xã hội, tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân; tham mưu kịp thời cho thường trực cấp ủy nhắc nhở, kiểm điểm nếu cán bộ có các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Một phần của tài liệu Tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w