Quản lý nhà nước về công tácDân số

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác dân số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 28 - 33)

Dân số Khái niệm quản lý nhà nước

QLNN bắt nguồn từ quản lý, đó là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi của con người phù hợp với ý chí của nhà quản lý và điều kiện khách quan. Khi nhà nước xuất hiện, quản lý xã hội do nhà nước đảm nhận, do đó QLNN được hình thành.

Hiện nay, khái niệm QLNN đước hiểu theo hai nghĩa:

“Theo nghĩa rộng, là dạng quản lý xã hội của Nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều hành các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người do tất cả các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) tiến hành để thực hiện các chức năng của Nhà nước đối với xã hội.

Theo nghĩa hẹp, là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước với chức năng chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp” [20, tr.269].

Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm: Nhà nước, Cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức và cá nhân được nhà nước uỷ quyền thực hiện quyền quản lý nhà nước.

Khách thể của quản lý nhà nước: Khách thể QLNN là những gì mà hoạt động quản lý hướng tới, tác động tới. Bao gồm:

- Trật tự quản lý trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

- Là hành vi hoạt động của con người. Tính chất quản lý của cơ quan QLNN:

Tính chấp hành thể hiện ở chỗ bảo đảm thực hiện thực tế các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước được tiến hành trên cơ sở pháp luật.

Tính chất điều hành để đảm bảo cho các văn bản pháp luật các cơ quan quyền lực nhà nước được thực thi. Trong thực tế các chủ thể của QLNN tiến hành hoạt động tổ chức và hoạt động trực tiếp đối với các đối tượng quản lý.

Quản lý nhà nước về công tác Dân số

Chính sách DS của nước ta hơn nửa thế kỷ qua đặt KHHGĐ là trọng tâm, liệu có còn thích hợp? Và nếu cần thay đổi thì phải thay đổi như thế nào? Giải đáp những câu hỏi này, trên cơ sở nhận thức đầy đủ và sâu sắc những xu hướng mới của DS cũng như tác động to lớn của những xu hướng này đến sự phát triển bền vững của đất nước, Hội nghị lần thứ 6, BCH Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác DS trong tình hình mới. Nghị quyết nêu 5 quan điểm làm nền tảng cho công tác DS hiện nay, đặc biệt là chỉ rõ phương hướng: “Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách DS từ KHHGĐ sang DSPT. Công tác DS phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng DS và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bềnvững”.

Trên cơ sở nhận thức mới, có thể khái quát QLNN về công tác DS là Nhà nước thông qua hệ thống chính sách, luật pháp và cơ chế tổ chức các cơ quan quản lý để điều khiển và tác động vào các đối tượng của quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng DS nhằm

nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Chủ thể QLNN về công tác DS là nhà nước với hệ thống các cơ quan của nhà nước được phân chia thành các cấp và bao gồm cả 3 khu vực là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, quản lý hành chính (hành pháp) về công tác DS là cực kỳ quan trọng. Trong lĩnh vực công tác DS Nhà nước chỉ tác động vào nhận thức và hành vi về công tác DS.

QLNN về công tác DS là quá trình tác động có ý thức, có tổ chức của nhà nước đến các quá trình và yếu tố DS nhằm làm thay đổi trạng thái DS để đạt được mục tiêu đã đề ra.

QLNN về công tác DS có vai trò và có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KT - XH, tác động trực tiếp vào mức sinh, nhằm hướng đến duy trì và đảm bảo mức sinh thay thế, quy mô DS phù hợp; ảnh hưởng tích cực đến việc điều chỉnh kết cấu DS về tuổi và giới tính; góp phần phân bố dân cư hợp lý đảm bảo cho khai thác và huy động các nguồn lực và có ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ biên giới lãnh thổ.

Chủ thể QLNN về công tác DS là nhà nước với hệ thống các cơ quan của nhà nước được phân thành các cấp như sau:

- Chủ thể QLNN về công tác DS ở Trung ương: Chức năng QLNN về công tác DS ở Trung ương là Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam thống nhất quản lý và giao cho Bộ Y tế thực hiện, trong đó có các chức năng cụ thể như: Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách về SKSS và DS bao gồm: Quy mô DS, cơ cấu DSvà chất lượng DS; Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn quốc gia về DS - KHHGĐ và sức khỏe sinh sản; xây dựng, ban hành hệ thống chỉ tiêu, chỉ báo về DS và SKSS; quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ chăm sóc SKSS, KHHGĐ; Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm

pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, chính sách, chương trình, dự án về lĩnh vực DS - KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tổng cục DS - KHHGĐ là tổ chức thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về DS - KHHGĐ trong phạm vi cả nước, bao gồm các lĩnh vực: Quy mô DS, cơ cấu DS và chất lượng DS; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công về DS – KHHGĐ theo quy định của pháp luật.

- Chủ thể QLNN về công tác DS ở địa phương : Chức năng, nhiệm vụ QLNN về công tác DS ở địa phương được giao cho UBND các cấp. Theo từng cấp có các cơ quan sau:

Một là, ở cấp tỉnh, UBND tỉnh trực tiếp thực hiện QLNN về trên địa bàn tỉnh và Sở Y tế là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh trong việc QLNN về DS. Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh là tổ chức thuộc Sở Y tế, thực hiện chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế QLNN về DS-KHHGĐ, bao gồm các lĩnh vực: quy mô DS, cơ cấu DS, chất lượng DS; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh. Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Y tế, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục DS-KHHGĐ thuộc Bộ Y tế.

Hai là, ở cấp huyện, UBND huyện là cơ quan QLNN về DS trên địa bàn huyện. Trung tâm Y tế huyện thông qua Phòng DS là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục DS- KHHGĐ, có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kĩ thuật, truyền thông giáo dục về DS trên địa bàn huyện, tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản quản lý DS trên địa bàn huyện.

Ba là, ở cấp xã, UBND xã là cơ quan QLNN về DS-KHHGĐ trên địa bàn, cán bộ chuyên trách DS - KHHGĐ xã, trưởng trạm Y tế tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch UBND xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện CTMT Quốc gia về DS trên địa bàn xã. Cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm Y tế huyện thông qua Phòng DS, chịu sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm Y tế cấp huyện thông qua Phòng DS. Cộng tác viên DS, nhân viên Y tế thôn bản có trách nhiệm cùng cán bộ y tế thôn bản tuyên truyền, vận động về DS- KHHGĐ, vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Các cấp ở địa phương đều thành lập Ban Chỉ đạo công tác DS, Trưởng Ban là lãnh đạo UBND cùng cấp, Phó Ban là lãnh đạo cơ quan Y tế và DS-KHHGĐ, các thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn liên quan, các tổ chức chính trị -xã hội cùng cấp.

Đối tượng QLNN về DS là các quá trình DS liên quan đến quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng DS. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau để phân chia đối tượng quản lý ra thành các loại khác nhau (cá nhân, tập thể, tổ chức) nhằm phù hợp với các yêu cầu quản lý của nhà nước.

Khách thể của QLNN về DS là các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Khách thể của quá trình quản lý chính là hành vi, các hoạt động của con người, các tổ chức người trong cuộc sống xã hội bao gồm cả các hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động tinh thần cũng như các điều kiện sống của con người trong xã hội.

Mục tiêu QLNN về công tác DS xét một cách chung nhất là trạng thái thay đổi về các yếu tố quy mô, cơ cấu, phân bố DS, chất lượng DS hoặc các quá trình sinh, chết, di dân phù hợp mà nhà nước mong muốn đạt được để tạo điều kiện nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước về kinh tế, xã hội và môi trường.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác dân số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w