Thực trạng dân số tại huyện An Lão, tỉnh BìnhĐịnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác dân số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 61)

2.2.1. Quy mô và biến động dân số của huyện An Lão

Sự thay đổi của huyện An Lão qua các thời kỳ, cùng với sự gia tăng DS cơ học làm thay đổi quy mô DS của huyện.

Bảng 2.1: Quy mô và biến động dân số của huyện An Lão qua các năm 2016-2020

TT Đơn vị DS (người) Tỷ lệ tăng DS tự nhiên (%)

Năm Năm 1 An Hòa 2016 2017 2018 2019 2020 2016 2017 2018 2019 2020 10.891 11.057 11.054 10.546 10.540 1,11 0,98 0,87 0,91 0,72 2 An Tân 3.369 3.398 3.411 3.058 3.105 1,29 0,86 0,64 0,78 1,59 3 An Trung 2.395 2.428 2.465 2.427 2.423 1,48 2,21 1,39 1,21 1,44 4 An Hưng 1.431 1.480 1.506 1.451 1.469 2,06 2,12 1,27 1,18 0,89 5 An Dũng 1.593 1.610 1.634 1.548 1.602 1,26 1,31 1,60 1,03 2,03 6 An Vinh 1.945 1.965 1.976 1.931 1.954 1,40 1,07 1,16 1,16 0,46 7 An Quang 1.246 1.274 1.302 1.271 1.283 1,12 1,90 2,26 1,14 0,23 8 An Nghĩa 692 697 695 697 694 2,22 2,15 0,86 3,01 1,43 9 An Toàn 818 845 871 799 831 2,23 2,04 2,23 2,46 1,85 10 Thị trấn 3.674 3.838 3.886 3.933 3.991 1,56 1,33 0,88 1,09 1,18 An Lão 28.054 28.592 28.800 27.661 27.892 1,36 1,30 1,07 1,09 1,04 Toàn huyện

Nguồn:Tổng hợp từ nguồn số liệu của Trung tâm DS huyện An Lão qua các năm 2016-2020

Qua số liệu trên, cho thấy DS ở các xã qua các năm đều tăng, nhưng

mức tăng giảm giữa các năm, các xã khác nhau. Trong đó có một số xã có mức tăng giảm như: An Hòa, An Tân, An Hưng, An Dũng, An Quang.

Tuy nhiên mức tăng giảm ở đây không phải là do giảm sinh tự nhiên mà là do trong những năm qua đối tượng trong độ tuổi lao động đi đến những nơi có khu công nghiệp để làm việc và đến khu đô thị, nơi khác để sinh sống, học hành, đi bộ đội, công an và cũng do quá trình thu thập cập nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu còn sai sót. Nhìn chung tỷ lệ tăng DS tự nhiên của huyện An Lão qua các năm từ 2016 đến 2020 là năm sau giảm so với năm trước, cụ

thể năm 2016 tăng mạnh, đến năm 2020 thì giảm lại do đối tượng trong độ tuổi lao động đi làm ăn, học hành ở xa nên số chuyển đi nhiều.

Năm 2020 DS huyện An Lão là 27.892 người, tỷ suất sinh thô 15,85%o tăng 0,1%o so với năm 2019; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 16,14%, tăng 1,89% so với năm 2019.

Bảng 2.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu 9 tháng đầu năm 2020 KH Thực TH/KH năm hiện 9 (%) TT Mục tiêu, chỉ tiêu ĐVT 2020 tháng đầu năm 2020 A B C (1) (2) (3)=2/1 I Tổng số trẻ sinh Người 295 Tổng số trẻ sinh ra Trong đó: - Là nữ Người 161

II Là con thứ 3 trở lên Người 1.620 48 156,7

Các biện pháp 2.539

1 tránh thai Người 10 7 70,0

Triệt sản

2 Dụng cụ tử cung Người 100 36 36,0

3 Thuốc uống tránh Người 550 1.460 265,5

4 thai Người 450 663 147,3

Thuốc tiêm tránh

5 thai Người 60 0 -

Thuốc cấy tránh thai

6 Bao cao su Người 450 373 82,9

Nguồn: Phòng DS thuộc TTYT huyện An Lão năm 2020

TH So 9 sánh tháng với đầu cùng năm kỳ 2019 2019 (4) (5)= 2- 4; 2/4 287 +8 150 +11 49 -1 2.466 103,0 10 70,0 17 211,8 1.379 105,9 661 100,3 22 - 377 98,9

Qua báo cáo của chuyên trách DS 10 xã, thị trấn:

- Số trẻ sinh ra trong 9 tháng đầu năm 2020 là 295 trẻ (năm 2019 là 287 trẻ), tăng 8 trẻ so với cùng kỳ năm 2019;

- Số trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên là 48 trẻ, giảm 01 trẻ so với cùng kỳ 2019; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 16,27%, giảm 0,8% so với cùng kỳ 2019 (năm 2020: 17,07%);

- Các biện pháp tránh thai hiện đại: trong 9 tháng đầu năm 2020, có 2.539 trường hợp sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) hiện đại, đạt 156,7% so với kế hoạch năm, tăng 3,0% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, biện pháp triệt sản đạt 70,0% KH năm, giảm 30,0% so với cùng kỳ; biện pháp dụng cụ tử cung 36,0% KH năm, tăng 111,8% so với cùng kỳ; biện pháp thuốc cấy đến nay chưa có thuốc, cùng kỳ thực hiện được 22 ca. Biện pháp thuốc tiêm đạt 147,3% so với KH năm, tăng 0,3% so với cùng kỳ; viên uống tránh thai tăng 5,9% so với cùng kỳ và đạt 265,5% so với KH năm; bao cao su giảm 1,1% so với cùng kỳ và đạt 82,9% so với KH năm.

2.2.2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính của huyện An Lão Tính đến ngày 31/12/2020 cơ cấu dân số theo tuổi của An Lão được Tính đến ngày 31/12/2020 cơ cấu dân số theo tuổi của An Lão được thể hiện thông qua sự phân chia dân số theo từng độ tuổi hoặc các nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi trẻ em, nhóm tuổi già. Dân số trong độ tuổi (15-64) - độ tuổi hoạt động kinh tế của huyện là 18.450 người, chiếm 65,7% dân số; đây là cơ cấu dân số lý tưởng cho việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo nguồn nhân lực chất lượng cho huyện, giải vấn được vấn đề thiếu hụt lao động.

Tuy nhiên, cùng với xu hướng của cả nước, người cao tuổi ở huyện An Lão không ngừng tăng lên cả về số lượng và tỷ lệ. Theo số liệu của Phòng DS quản lý năm 2020 có 3.489 người đủ 60 tuổi trở lên đạt tỷ lệ 12,4% tổng DS, chứng tỏ An Lão đã bắt đầu bước vào quá trình già hóa, cụ thể:

Bảng 2.3: Cơ cấu Dân số theo độ tuổi và giới tính năm 2020 Nhóm tuổi Tổng số Nữ % Nam % Số người Số người Tổng cộng 28.088 14.219 50,6 13.869 49,4 0-4 1.918 952 49,6 966 50,4 5-9 2.790 1.327 47,6 1.463 52,4 10-14 2.494 1.241 49,8 1.253 50,2 15-19 1.974 933 47,3 1.041 52,7 20-24 1.633 800 49,0 833 51,0 25-29 2.433 1.207 49,6 1.226 50,4 30-34 2.698 1.339 49,6 1.359 50,4 35-39 2.399 1.175 49,0 1.224 51,0 40-44 2.300 1.166 50,7 1.134 49,3 45-49 1.600 778 48,6 822 51,4 50-54 1.278 647 50,6 631 49,4 55-59 1.082 620 57,3 462 42,7 60-64 1.053 585 55,6 468 44,4 65-69 888 502 56,5 386 43,5 70-74 562 315 56,0 247 44,0 75-79 371 239 64,4 132 35,6 80 615 393 63,9 222 36,1

Nguồn: theo số liệu từ phần mềm Miss Phòng DS huyện An Lão Qua bảng số liệu trên ta thấy huyện An Lão đang chênh lệch tỷ số giới tính, tỷ số giới nữ cao hơn nam. Năm 2020 tỷ số giới tính khi sinh của huyện An Lão là 89 bé trai/100 bé gái. Quá trình già hóa DS, sự chênh lệch về giới tính khi sinh và tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên vẫn là một thách thức lớn đối với huyện. Lãnh đạo các cấp, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội cần tiếp tục nâng cao nhận thức về công tác DS-KHHGĐ; tăng cường huy động và đầu tư các nguồn lực cho công tác DS-KHHGĐ, nhất là trong những năm tới, khi nguồn lực hỗ trợ của các tổ chức quốc tế hạn chế và ngân sách chương trình mục tiêu quốc gia bị cắt giảm.

Bên cạnh đó, việc giảm sinh, duy trì mức sinh,tập trung nâng cao chất lượng DS để hoàn thành xuất sắc mục tiêu quy mô DS của huyện và có cơ cấu

DS hợp lý. Tăng cường các giải pháp kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh vì sự phát triển nhanh, bền vững của huyện An Lão.

2.2.3. Phân bố dân cư

Về phân bố dân cư ở An Lão không đồng đều giữa các xã, thị trấn. Bảng 2.4. Diện tích, Dân số và mật độ dân số năm 2020

Vùng Diện tích DS Mật độ DS

Toàn huyện (km2 ) (người) (người/km2)

697 27.853 40 An Hòa 41 10.487 255 An Tân 23 3.276 141 An Trung 69 2.327 34 An Hưng 66 1.335 20 An Dũng 42 1.612 38 An Vinh 85 1.960 23 An Quang 55 1.264 23 An Nghĩa 38 686 18 An Toàn 263 745 3 01 Thị trấn 14 4.161 289

Nguồn: Chi cục thống kê huyện An Lão

2.3.4. Chất lượng dân số của huyện An Lão

An Lão đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện chương trình nâng cao chất lượng DS, cụ thể là triển khai thực hiện Đề án: “Nâng cao chất lượng DS thông qua tuyên truyền vận động, phát hiện và can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh”, gọi tắt là “Sàng lọc trước sinh và sơ sinh”, đề án “Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”, đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”, mô hình “tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”,

đến nay đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng DS trong tình hình mới vẫn đang đối mặt với những thách thức như tình hình tật bệnh ở thai nhi và trẻ sơ sinh vẫn còn; tình trạng tảo hôn vẫn đang diễn ra, công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi còn nhiều bất cập, chưa có các trung tâm để cho người cao tuổi sinh hoạt; tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở vị thành niên - thanh niên vẫn còn.

Tình trạng dịch bệnh, nhất là bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục là rất đáng lo ngại, cũng đang là mối quan tâm ảnh hưởng đến chất lượng DS. Triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ và vận động để tăng sự chấp nhận sàng lọc sơ sinh tại cộng đồng; đào tạo, cung cấp thiết bị cho các cơ sở y tế của huyện. Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng; Tuyên truyền qua hệ thống chính trị các cấp (mặt trận tổ quốc, các đoàn thể) để đưa nội dung tuyên truyền phù hợp đến từng người trong gia đình. Phát động và duy trì phong trào rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh và cải thiện môi trường sống tại cộng đồng; tăng cường các hoạt động tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; sàng lọc trước sinh và sơ sinh; kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; mở rộng mô hình nâng cao chất lượng DS tại cộng đồng; đẩy mạnh phòng, chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng; ưu tiên triển khai cácchương trình, dự án nâng cao chất lượng cuộc sống đối với người nhập cư và các nhóm đối tượng thiệt thòi.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, mở rộng và nâng cao chất lượng Chương trình giáo dục DS, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình trong và ngoài nhà trường cho vị thành niên và thanh niên.

Ngoài ra, nhận thức của cả hệ thống chính trị, đông đảo cán bộ, đảng viên, người dân về công tác DS có nhiều chuyển biến tích cực; chủ trương xã

hội hóa với phương thức tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai cho người dân thực hiện.

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về công tác dân số tạihuyện An Lão, tỉnh Bình Định huyện An Lão, tỉnh Bình Định

2.3.1.Tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật và triển khai thực hiện chiến lược, chương trình và đề án về công tác dân số tại địa phương

Một trong những nội dung quan trọng đảm bảo hoạt động QLNN về DS có hiệu quả là đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền vận động, truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về DS và phát triển nhằm tăng cường sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác DS trong tình hình mới. Tuyên truyền vận động tạo sự thống nhất nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội về chuyển trọng tâm chính sách từ kế KHHGĐ sang giải quyết toàn diện các vấn đề quy mô, cơ cấu, chất lượng DS và phân bố dân cư trong mối tương quan với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng; đẩy mạnh công tác huy động cộng đồng và truyền thông chuyển đổi hành vi về DS và phát triển trong tình hình mới nhằm chuyển đổi nhận thức, thái độ, hành vi của các nhóm đối tượng, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu KT-XH của địa phương. Thời gian qua, Trung tâm Y tế huyện An Lão thông qua phòng DS phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy tổ chức các Hội nghị chuyên đề nhằm quán triệt các văn bản của Đảng, Nhà nước các cấp cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn huyện An Lão.

Nội dung truyền thông, quán triệt chủ yếu là chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác DS như: Các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ; Chương trình mục tiêu Quốc gia DS - KHHGĐ được Thủ tướng phê duyệt, Quyết định số 2331/ QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm

2010 và chương trình quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1199/ QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2012 và Nghị quyết số 47- NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ… Tuyên truyền những thành công của chương trình DS - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) Việt Nam trong thời gian qua; khó khăn và thách thức của công tác DS trong thời gian tới khi chuyển trọng tâm từ kế hoạch hóa gia đình sang DS và phát triển…

Trung tâm Y tế huyện An Lão phối hợp với Đài Truyền thanh Huyện, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao Huyện xây dựng kế hoạch tuyên truyền trên hệ thông thông tin đại chúng và tuyên truyền tại cơ sở với hệ thống truyền thanh và băng rôn, khẩu hiệu, áp phích, tranh cổ động… song song với các hoạt động trên Trung tâm cũng đã phối hợp lồng ghép với nhiều hình thức khác nhau,sân khấu hóa các nội dung của các Nghị định, Nghị quyết từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện thông qua các hội thi về DS – SKSS như: Tuyên truyền viên cơ sở giỏi; Hội thi Hạnh phúc gia đình; Hội thi Gia đình an toàn; Hội thi tìm hiểu SKSS vị thành niên,thanh niên; Hội thi Tìm hiểu phòng chống HIV/AIDS. Đồng thời chủ động biên soạn tài liệu và in tài liệu tuyên truyên, hướng dẫn các xã, thị trấn,.. nhằm triển khai, tuyên truyền có hiệu quả.

Hằng năm, nhân Tháng Hành động quốc gia về DS và Ngày DS Việt Nam, Trung tâm Y tế Huyện và các xã cắt treo khẩu hiệu, băng rôn, tuyên truyền dọc đường 629, trước trạm y tế và Trung tâm Y tế huyện, tổ chức khám sức khỏe người cao tuổi tại địa phương; Tổ chức triển khai kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của Kế hoạch này tại các xã, thị trấn; kết thúc tháng hành động, tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về DS và Ngày DS Việt Nam hằng năm trên phạm vi toàn Huyện.

Bên cạnh thực hiện công tác tuyên truyền, Trung tâm Y tế huyện An Lão đã tham mưu cho UBND Huyện Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình và đề án DS - KHHGĐ tại địa phương, chủ động lập kế hoạch trình UBND huyện giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho các xã, thị trấn trên cơ sở của chỉ tiêu DS-KHHGĐ theo chương trình mục tiêu quốc gia từ Trung ương đến cơ sở. Với quy trình xây dựng kế hoạch và giao kế hoạch từ trên xuống. Trung tâm Y tế huyện An Lão lập kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ DS – KHHGĐ. Trung tâm tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn trọng điểm và kiểm tra giám sát các đơn vị yếu. Phối hợp các đơn vị, ban ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch đưa nội dung công tác DS, “tập trung vào các nội dung về giảm sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên thông qua việc tăng số lượng phụ nữ sử dụng các BPTT, tư vấn về tiền hôn nhân, tư vấn về sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh…các hoạt động nói trên nhằm hướng đến việc thực hiện chiến lược, đề

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác dân số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w