Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 41)

cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di tích lịch sử - cách mạng

DTLS - VH là tài sản vô giá, kết tinh những giá trị lao động, sáng tạo của cha ông để lại và thường gắn với đặc trưng văn hóa mỗi địa phương. Do vậy, việc bảo tồn, tôn tạo, ph c hồi di tích không những cần tuân thủ nghiêm những quy định của pháp luật về bảo tồn di tích mà còn cần xuất phát từ cái tâm của người thực hiện, để di tích vừa được bảo tồn vừa phát huy giá trị.

Nhiệm v thanh tra về DSVH nói chung, DTLS - CM nói riêng gồm: 1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về DSVH;

2. Thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và phát huy giá trị DSVH;

3. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về DSVH;

5. Kiến nghị các biện pháp để bảo đảm thi hành pháp luật về DSVH. Ngoài các nhiệm v cơ bản trên, trong quá trình thanh tra nhà nước về DSVH nói chung, DTLS - CM nói riêng, công tác thanh tra kiểm tra nhằm phát hiện hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di tích, góp phần ngăn chặn các hành vi làm sai lệch di tích như: Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về VHTT&DL, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích; Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.

Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra còn nhằm ngăn chặn những hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị DSVH phi vật thể như: Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung DSVH phi vật thể; Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị DSVH phi vật thể; Lợi d ng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy DSVH phi vật thể để tr c lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật.

1.3. Sự cần thiết quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - cách mạng

1.3.1. Xuất phát từ vai trò quan trọng của di tích lịch sử - cách mạng đốivới đời sống con người và xã hội với đời sống con người và xã hội

DTLS - CM là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là chất liệu gắn kết cộng đồng dân tộc. DTLS - CM luôn mang trong mình những thông điệp của quá khứ và khi tham gia vào đời sống văn hóa hiện đại, có tính bền vững tương đối, có sức mạnh to lớn đối với cộng đồng…

Trong chương trình phát triển KT - XH, việc khai thác DTLS - CM bằng các phương thức đa dạng, khoa học đã đem lại những nguồn lợi đa dạng. Đặc biệt, trong phát triển du lịch, vai trò của DTLS - CM không chỉ được quảng bá trong nước mà còn đối với quốc tế, thu hút đông đảo lượng du khách từ các vùng miền trên cả nước và khách nước ngoài đến tham quan.

DTLS - CM có vai trò quan trọng trong giáo d c truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nhất là đối với thế hệ trẻ. DTLS - CM là địa chỉ đỏ, có sức lay động, nâng cao niềm tự hào đối với mỗi người, noi gương người đi trước, hăng hái lao động, học tập, dựng xây đất nước, quê hương.

Như vậy, Quản lý DTLS - CM chính là sự định hướng, tổ chức, điều hành việc bảo vệ, gìn giữ các DTLS - CM, làm cho các giá trị di tích phát huy theo hướng tích cực. Đồng thời phát hiện kịp thời và xử lý các vấn đề vi phạm di tích. Việc bảo vệ, khai thác, sử d ng có hiệu quả di tích có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo d c truyền thống, ph c v cho công tác nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch và nhu cầu tìm hiểu văn hóa của nhân dân. DTLS - CM cần được QL và định hướng để ph c v cho m c tiêu phát triển KT - XH, đồng thời bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, hài hòa giữa quy hoạch bảo tồn DTLS - CM và phát triển du lịch, kết nối các điểm DTLS - CM hình thành các tuyến du lịch đa dạng, phong phú, hấp dẫn du khách.

1.3.2. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - cách mạng góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

DSVH Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Là một bộ phận của DSVH, DTLS - CM là nguồn lực rất lớn để phát triển kinh tế. Vì vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị DTLS - CM được nhà nước ta rất quan tâm. Tuy nhiên, có một thực tế là khi có điều kiện phát huy thì có nơi khai thác DTLS - CM lại chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo tồn. Tình trạng không hài hòa giữa bảo tồn và phát triển vừa tác động đến việc không khai thác đúng tiềm năng hay làm biến dạng DTLS - CM.

DTLS - CM phản ánh cuộc đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc và cuộc kháng chiến chống xâm lược bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta, nhất là từ ngày có Đảng lãnh đạo. DTLS - CM là minh chứng về niềm tin, lý tưởng, ý

chí, nghị lực và ghi dấu chiến công của các chiến sỹ cách mạng đã hiến dâng cho lý tưởng cao đẹp của Đảng và sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

QLNN về DTLS - CM góp phần thúc đẩy hoàn chỉnh hệ thống chính sách về di tích, nhất là chính sách giữ gìn các yếu tố gốc trong di tích. Đồng thời, giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn bản sắc dân tộc và phát triển. Nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề này là gắn kết các chính sách phát triển KT-XH, bảo vệ gắn với phát huy giá trị. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, việc quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

1.3.3. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - cách mạng góp phần phát triển kinh tế

Với những giá trị vốn có, DTLS - CM chính là một bộ phận cấu thành kho tàng DSVH nhân loại và là nguồn lực để phát triển kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng. DTLS - CM đóng vai trò là nguồn lực trực tiếp tham gia vào sự phát triển KT - XH với tư cách là chủ thể trong hoạt động du lịch văn hóa. Các DTLS đang trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, là điểm đến của du khách trong và ngoài nước, đem lại nguồn lợi đáng kể cho người dân và đóng góp vào ngân sách quốc gia, phát triển các ngành nghề, dịch v du lịch, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và sản phẩm công nghiệp văn hóa khác.

Hệ thống DTLS - CM là nguồn lực phát triển KT - XH; nếu được khai thác, sử d ng hiệu quả, hợp lý sẽ góp phần không nhỏ cho phát triển kinh tế. Đây là yêu cầu cấp thiết khi đất nước cần phát huy tối đa nội lực để phát triển. Tuy nhiên, cần xác định rõ quan điểm phát triển du lịch trên cơ sở khai thác di tích phải gắn công tác bảo tồn, gìn giữ các giá trị DTLS với khai thác du lịch với m c tiêu: Giáo d c truyền thống lịch sử và lòng tự hào yêu quê hương đất nước; giới thiệu cho khách du lịch trong nước và quốc tế về lịch sử,

văn hoá, nét đẹp thiên nhiên nhằm tăng thêm lợi ích kinh tế cho xã hội. Hạn chế thấp nhất những tác động xấu từ hoạt động du lịch đến tài sản văn hoá.

Khai thác DTLS - CM đúng tiềm năng góp phần vào việc phát triển du lịch đồng thời cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, từng bước làm thay đổi bộ mặt KT - XH và thúc đẩy quá trình phát triển ngày càng năng động của đất nước. Bởi vậy, có thể nói kinh tế du lịch phát triển tạo điều kiện để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích nói chung, DTLS - CM nói riêng góp phần quan trọng trong hoạt động khai thác, phát triển kinh tế.

1.3.4. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử góp phần phát triển xã hội

DSVH là nguồn năng lượng xã hội, có khả năng làm tăng sức sống và sức mạnh của con người và xã hội. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, trong đó, DSVH biểu hiện sức sống, sự phát triển, sự hiểu biết, trí tuệ, đạo lý, truyền thống của con người, của dân tộc trong mối quan hệ giữa con người với con người, với xã hội, với tự nhiên được xây dựng và bồi đắp trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Giữ gìn và phát huy được các DSVH là bảo vệ, bồi đắp nền tảng tinh thần tiến bộ, lành mạnh của xã hội. Là một phần của DSVH, bảo tồn và phát huy các giá trị DTLS - CM đúng mức sẽ góp phần vào việc giáo d c tình yêu đất nước, yêu quê hương, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, góp phần vào sự phát triển bền vững kinh tế của địa phương, quốc gia.

Hiện nay, vấn đề phát huy giá trị di tích gắn với sự phát triển xã hội đang được các địa phương hết sức quan tâm. Việc khai thác và phát huy giá trị DTLS - CM có hiệu quả, đem lại nguồn lợi hữu ích, có ý nghĩa thiết thực cho xã hội cần đảm bảo sự hài hòa trong công tác bảo tồn đòi hỏi Nhà nước phải có đường lối, chính sách, giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy xã hội phát triển để đem lại hiệu quả khi giới thiệu, quảng bá về văn hóa, con người Việt Nam.

1.3.5. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - cách mạng góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường

Các DTLS - CM hầu hết là các công trình, địa điểm ghi dấu có giá trị lịch sử, tồn tại từ lâu đời, luôn chịu nhiều tác động từ môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội. Trong quá trình tồn tại, các di tích luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị xâm hại, xuống cấp, hư hỏng theo thời gian; cùng với đó là những nguy cơ đe dọa đến sự bền vững của môi trường tại khu vực di tích. Do đó, một trong những m c đích của QLNN về di tích là hạn chế những tác động xấu của các di tích trước những tác động xấu của môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội.

Bên cạnh đó, hầu hết các DTLS - CM đều nằm gần các khu dân cư, do quá trình lịch sử cũng như quá trình đô thị hóa mạnh mẽ giai đoạn gần đây, nên nhiều di tích bị lấn chiếm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan di tích cũng như môi trường sống của người dân.

Bởi vậy, QLNN về DTLS - CM còn bao gồm cả hoạt động chống lấn chiếm, giải phóng mặt bằng, tái định cư dân sống trong khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích và khu vực bảo vệ cảnh quan nên QLNN về DTLS - CM còn góp phần ổn định môi trường sống cho người dân và tạo cảnh quan môi trường xung quanh cho di tích.

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - cách mạng ở một số địa phƣơng

1.4.1. Tại thành phố Hồ Chí Minh

Tính đến tháng 11/2019, thành phố có 172 di tích đã quyết định xếp hạng, gồm: 2 di tích quốc gia đặc biệt (DTLS), 56 di tích quốc gia (2 di tích khảo cổ, 30 di tích kiến trúc nghệ thuật, 24 DTLS), 114 di tích cấp thành phố (66 di tích kiến trúc nghệ thuật, 48 DTLS) và 100 công trình, địa điểm thuộc Danh m c kiểm kê DTLS - VH, danh lam thắng cảnh giai đoạn 2016 - 2020.

Về tổ chức QL, hiện có 16 ban QL được UBND thành phố hoặc UBND quận, huyện quyết định thành lập. Các di tích còn lại do tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc các cơ quan, đơn vị được giao QL công trình trực tiếp QL.

Trong công tác tham mưu và thực hiện hoạt động sự nghiệp về phát huy giá trị DTLS - VH trong chức năng và quyền hạn của Sở VHTT&DL, Phòng QL DSVH có chức năng nhiệm v tham mưu QLNN về DSVH; Trung tâm Bảo tồn di tích - đơn vị trực thuộc Sở VHTT&DL được giao chịu trách nhiệm về hoạt động nghiệp v lập hồ sơ khoa học để đề nghị xếp hạng di tích, thực hiện tu bổ di tích và các hoạt động nhằm phát huy giá trị di tích.

Sở VHTT&DL phối hợp với các cơ quan có liên quan, gồm Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc đề xuất giải quyết cấp giấy phép xây dựng, xem xét về quy mô các công trình xây dựng tiếp giáp, liền kề với khu vực bảo vệ di tích, hoặc nằm trong các khu vực cần bảo tồn về kiến trúc cảnh quan đô thị nhằm giải quyết kịp thời việc bảo vệ di tích, tránh tình trạng di tích bị xâm hại hoặc gây ảnh hưởng đến di tích.

1.4.2. Tại tỉnh Quảng Bình

Tính đến tháng 6/2020, tỉnh Quảng Bình có 126 di tích, trong đó có 53 di tích xếp hạng cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt, 73 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Những năm qua, công tác gìn giữ, bảo tồn các giá trị DTLS - VH trên địa bàn tỉnh được các cấp, ngành và địa phương quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

UBND tỉnh đã chỉ đạo, phê duyệt nhiều văn bản quan trọng làm cơ sở pháp lý triển khai thực hiện các nhiệm v liên quan đến phát triển sự nghiệp văn hóa của tỉnh, trong đó, chú trọng công tác bảo tồn DTLS - VH.

Bên cạnh đó, hàng năm, Sở VHTT&DL xây dựng kế hoạch nghiên cứu, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng các di tích, trên cơ sở đó, lập quy hoạch tổng thể bảo tồn đối với từng di tích, phù hợp với tình hình phát triển KT -

XH của các địa phương. Theo đó, năm 2019, toàn tỉnh đã tiến hành tu bổ, tôn tạo 9 di tích cấp quốc gia, di tích cấp tỉnh như: di tích Sở chỉ huy Bộ Tư lệnh 559, trận tập kích chợ Chè, đình Hòa Ninh… với tổng kinh phí gần 4 tỷ đồng. Trong năm 2020, kế hoạch nguồn kinh phí để trùng tu, chống xuống cấp cho các DTLS ước tính trên 3 tỷ đồng cho các công trình: Bộ Tư lệnh 559, nhà lao Đồng Hới, chứng tích tội ác chiến tranh thôn Hòa Luật Nam…

Để chống xuống cấp di tích, vừa qua, UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 426/QĐ-UBND. M c tiêu của dự án là bảo tồn, chống xuống cấp những giá trị DTLS để đáp ứng điều kiện sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và môi trường sinh hoạt của nhân dân địa phương, tổng mức đầu tư trên 500 triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.

Để phát huy giá trị DTLS - VH nói chung và DTLS - CM nói riêng, tỉnh Quảng Bình đã chú trọng, quan tâm tới công tác bảo quản, tu bổ và chống xuống cấp di tích. Tuy nhiên, nguồn kinh phí đầu tư của tỉnh có hạn, khó có thể trải đều tất cả các di tích. Vì vậy, việc xã hội hóa để bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích là cần thiết. Theo đó, các cấp, các ngành tập trung huy động các nguồn lực thực hiện. Trong đó, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về ý nghĩa của việc bảo tồn di tích được đẩy mạnh.

1.4.3. Kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Nam trong quản lý nhà nước về di tích lịch sử - cách mạng cấp quốc gia từ thực tiễn các địa phương

Qua kinh nghiệm QLNN về DTLS - CM cấp quốc gia trên địa bàn thành

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w