Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luậtvề hộ tịch trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 83 - 109)

địa bàn thành phố Huế hiện nay

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn thành phố Huế cần phải có những giải pháp khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Các giải pháp cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản như: Đảm bảo tính nhất quán chủ trương, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hộ tịch; đáp ứng các yêu cầu cải cách hành chính; phù hợp với xu hướng phát triển của thành phố, tỉnh Thừa Thiên Huế và của cả nước. Như vậy, để tiếp tục thực hiện pháp luật về hộ tịch ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế càng tập trung thực hiện đồng bộ và quyết liệt những giải pháp sau đây:

3.3.1. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật về hộ tịch Luật Hộ tịch năm 2014 có nhiều nội dung mới cải cách mạnh mẽ công tác đăng ký, quản lý hộ tịch nói riêng và quản lý dân cư nói chung. Để đảm

bảo trong việc thi hành Luật hộ tịch cần ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên hiện nay cũng mới chỉ có Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một sổ điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch được ban hành. Do đó việc ban hành các văn bản hướng dẫn đúng tiến độ, phù hợp với thực tế là hết sức cần thiết để đảm bảo việc thi hành Luật hộ tịch thống nhất trên cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Huế nói riêng.

Ngoài ra, UBND thành phố Huế cần tiếp tục chỉ đạo công chức Tư pháp – Hộ tịch thực hiện Luật Hộ tịch 2014; Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; Thông tư số 15/2015/TT-BTP; Kể hoạch số 572/KH-UBND ngày 25/4/2019 về việc triển khai thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc”

trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Công văn số 230/CV-ƯBND ngày 04/3/2019 về việc triển khai thực hiện các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; Công văn số 1109/CV- UBND ngày 10/9/2019 về việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở đồng thời bám sát chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Tư pháp, HĐND và UBND thành phố để tiếp tục xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, kịp thời nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm của ngành đã đề ra.

Các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch còn phân tán, có sự chồng chéo trong nhiều văn bản khác nhau và văn bản điều chỉnh trực tiếp trong lĩnh vực hộ tịch, đây là mặt hạn chế trong thể chế về hộ tịch. Do đó, việc ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện pháp luật về hộ tịch là thực sự cần thiết trong công tác này trên phạm vi toàn quốc nói chung cũng như trên địa bàn thành phố Huế nói riêng.

3.3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý làm công tác thực hiện pháp luật hộ tịch

Đội ngũ cán bộ, công chức là người trực tiếp thực thi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến tận người dân, muốn đường lối của Đảng có thành công hay không, chính sách, pháp luật của Nhà nước có được thực hiện tốt hay không là do năng lực và trách nhiệm của người công chức. Vì vậy, việc kiện toàn và nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức thực hiện pháp luật hộ tịch là một trong những mục tiêu quan trọng, xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng vừa chuyên” có đủ năng lực thực thi nhiệm vụ, phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, có phẩm chất đạo đức tốt, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có hiệu quả đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Đồng thời, phải đủ tiêu chuẩn về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, ngoại ngữ, tin học, kỹ

năng hành chính, kỹ năng xử lý công việc đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Vì vậy, việc kiện toàn và nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức thực hiện pháp luật hộ tịch trên địa bàn thành phố Huế trong thời gian tới cần phải thực hiện các giải pháp sau:

- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, chuẩn hóa đội ngũ công chức Tư pháp – hộ tịch.

Nhằm đảm bảo ổn định và nâng cao năng lực của đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch thì việc Luật Hộ tịch quy định chức danh hộ tịch viên là cần thiết và phù hợp với thực tiễn. Trên cơ sở tách riêng công tác hộ tịch khỏi công tác tư pháp khác, theo hướng chuyên nghiệp hóa chức danh hộ tịch viên để bảo đảm nâng cao chất lượng và trách nhiệm đăng ký hộ tịch, đáp ứng được mô hình đăng ký hộ tịch ở cấp xã. Chức danh hộ tịch viên cần được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ hộ tịch như các chức danh hộ tịch khác như công chứng viên, đấu giá viên, trợ giúp viên pháp lý...

Cần quan tâm chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng,củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch trên địa bàn thành phố Huế từ thành phố đến phườngđể nâng cao năng lực, chuẩn hóa đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch các cấp đạt chuẩn, đủ về số lượng và tiêu chuẩn nghiệp vụ tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về tổ chức, cán bộ; tạo điều kiện cho đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tăng cường cơ sở vật chất; đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ngoài việc đánh giá cán bộ, công chức của người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức hàng năm theo Nghị định số 56/2015/NĐ- CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2017 của

Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức và Quyết định số 12/2019/QĐ- UBND ngày 13/3/2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy định về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, thì Phòng Tư pháp thành phố đánh giá thêm về lĩnh vực chuyên môn trong công tác tư pháp - hộ tịch của cán bộ, công chức, phân loại công chức tư pháp - hộ tịch và kiên quyết đưa ra khỏi vị trí công tác đối với những công chức tư pháp - hộ tịch có năng lực chuyên môn yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm, phục vụ nhân dân kém, hách dịch, cựa quyền, gây phiền hà cho nhân, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

- Tạo động lực cho công chức tư pháp – hộ tịch thông qua thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp.

Nhằm kịp thời động viên, khuyến khích đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch ở cấp xã phát huy được khả năng và trí tuệ phục vụ công việc được giao, Nhà nước cần có những chính sách đãi ngộ cho phù hợp, có chế độ thù lao hợp lý nhằm bảo đảm quyền lợi cho công chức tư pháp - hộ tịch. Thực tế hiện nay, ở các xã công chức tư pháp - hộ tịch ngoài việc tham mưu, giúp ủy ban nhân dân xã, thị trấn (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp xã) phải đảm nhiệm 12 đầu việc, trong đó có việc đăng ký và quản lý hộ tịch. Trong khi đó, về tính chất chuyên môn của công tác hộ tịch và các công tác tư pháp (công tác văn bản, tuyên truyền pháp luật, hòa giải...) rất khác nhau, không phù họp với việc ghép chung một cách cơ học hai loại nhiệm vụ này trong cùng một chức danh tư pháp - hộ tịch. Chính vì phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau, nên công chức tư pháp - hộ tịch không có thời gian đầu tư cho việc nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như cập nhật kịp thời những văn bản mới, cộng thêm thủ tục đăng ký bảo hiểm và nhập sinh cho trẻ em

dưới 06 tuổi theo quy định của Thông tư số 05/2015/TTLT-BTP - BCA- BYT ngày 15 tháng 05 năm 2015 của Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi là rất vất vả.

- Đổi mới công tác tuyển dụng.

Để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong giai mới hiện nay việc tuyển dụng công chức là một khâu quan trọng của công tác cán bộ nhằm thu hút, phát hiện người có đủ tài, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu chức trách của công việc đề ra, nên cần chú trọng công tác tuyển dụng công chức từng bước bố trí, sắp xếp để tiến tới 100% công chức tư pháp - hộ tịch đạt chuẩn, trong đó 100 % công chức tư pháp - hộ tịch ở các phường có trình độ đại học và hiện có 10 công chức tư pháp – hộ tịch trên địa bàn thành phố có trình độ thạc sỹ. Ngoài việc thi tuyển hiểu biết pháp luật nói chung, cần coi trọng kiểm tra, sát hạch về kỹ năng xử lý tình huống. Việc tuyển dụng phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, khách quan, công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị có liên quan về nội dung, yêu cầu, số lượng cần tuyển cho người dự tuyển biết; có như vậy mới thu hút nhiều người tham gia dự tuyển, vừa bảo đảm được tính công khai, công bằng, dân chủ, minh bạch vừa chọn được người tài, có tâm huyết vào làm việc tại các phường trên địa bàn thành phố. Mặc dù hướng đến tin học hóa quản lý hộ tịch nhưng cũng cần xem xét chữ viết đẹp, rõ ràng cũng là một trong những tiêu chuẩn của người dự tuyển. Cần trẻ hóa đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch, hiện nay trên địa bàn thành phố Huế, có một số công chức Tư pháp - hộ tịch lớn tuổi, trình độ và kỹ năng tin học còn chậm, nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khi thực hiện phần mềm đăng ký hộ tịch và sắp tới sẽ thực hiện đăng ký hộ tịch trực tuyển thì sẽ càng gặp khó khăn. Bởi vậy, cần tuyển

dụng đội ngũ cán bộ trẻ có trình chuyên môn cùng với trình độ tin học là rất quan trọng.

- Tăng cường giáo dục, rèn luyện chính trị, tư tưởng, thái độ phục vụ nhân dân cho công chức thực hiện pháp luật về hộ tịch.

Tăng cường giáo dục, rèn luyện chính trị, tư tưởng, thái độ phục vụ nhân dân, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng nghiệp vụ cho công chức tư pháp - hộ tịch.

Công chức tư pháp - hộ tịch và những người có thẩm quyền giải quyết công việc của dân phải là những người gương mẫu, tự giác trong chấp hành pháp luật, phải thực sự là những người công tâm, chuẩn xác, làm việc khoa học, mang tính chuyên nghiệp cao. Phải biết lắng nghe ý kiến góp ý, trao đổi của nhân dân. Phải hết sức tạo điều kiện thuận lợi đúng pháp luật cho người dân khi thực hiện quyền của mình nói chung và trong lĩnh vực đăng ký, thực hiện pháp luật về hộ tịch nói riêng, phải thực sự là “công bộc” của dân. Có như vậy mới thực sự làm cho dân tin, thu hút đông đảo nhân dân tham gia thực hiện pháp luật về hộ tịch mới được nâng cao.

3.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hộ tịch Để công tác đăng ký và quản lý hộ tịch thục hiện đúng quy định pháp luật. Uỷ ban nhân dân các cấp từ thành phố đến phường cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát hơn nữa đến công tác tư pháp nói chung và thực hiện pháp luật về hộ tịch, đặc biệt đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện làm việc để thực hiện tốt pháp luật về hộ tịch, để thực hiện thống nhất quản lý chuyên ngành bằng công nghệ thông tin.

Trong bối cảnh hiện nay, khoa học công nghệ phát triển nhanh và mạnh, nhất là cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giải quyết thủ tục hành chính, nhu cầu về khai thác, quản lý, sử dụng các thông tin hộ tịch cá nhân của các ngành, lĩnh vực

khác ngày càng tăng. Do đó đòi hỏi ngày càng cao về quy mô dữ liệu, tốc độ đáp ứng và tính khoa học, đồng bộ. Các ngành, lĩnh vực khác cũng đang đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. Vì vậy, việc đăng ký và quản lý các thông tin hộ tịch của cá nhân (đăng ký và quản lý hộ tịch) một cách thủ công trên hệ thống sổ, hồ sơ giấy như bấy lâu nay sẽ là lạc hậu, không phù hợp tiến trình phát triển và yêu cầu đáp ứng của xã hội.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm đăng ký hộ tịch là biện pháp số hóa (điện tử hóa) thông tin hộ tịch của cá nhân, trọng đó có thông tin khai sinh là thông tin hộ tịch gốc. Theo Đề án 896, Luật hộ tịch, Luật Căn cước công dân thì đây là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.Bên cạnh đó, những thông tin hộ tịch khác về kết hôn, ly hôn, thay đổi cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, khai tử...được cập nhật vào hệ thổng dữ liệu, được coi là thông tin “động”, có giá trị làm cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư luôn sống.

Với những hiệu quả trên có thể khẳng định “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ” là giải pháp đột phá cần được áp dụng rộng rãi để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đăng ký và quản lý thực hiện pháp luật về hộ tịch của thành phố huế, nhằm đảm bảo cho việc đăng ký và quản lý thực hiện pháp luật về hộ tịch được thực hiện một cách khoa học, chính xác, kịp thời, quản lý dữ liệu tập trung thống nhất, dễ khai thác sử dụng; đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân và cán bộ công chức trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của địa phương.

3.3.4. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch

Việc làm tốt công tác tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

pháp luật của nhà nước đến với mọi người dân. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch phải thường xuyên, liên tục, đòi hỏi phải có sự nổ lực, phối hợp của tất cả các cấp, các ngành nhằm làm tăng tính hiệu lực, hiệu quả của các văn bản pháp luật và nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật đến người dân.Từ đó người dân am hiểu pháp luật, có ý thức tôn trọng pháp luật, chấp hành đúng quy định pháp luật.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đối với việc thực hiện pháp luật hộ tịch. Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật người dân có thể nắm được các quy định của pháp luật, tự

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 83 - 109)