Năng lực của cán bộ thể hiện ở kiến thức, khả năng, kỹ năng làm việc, hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng, thời gian, có tính sáng tạo để tăng năng suất lao
động. Kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Cán bộ có kiến thức, kỹ năng và đặc biệt là thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm sẽ tham mưu, phê duyệt, xây dựng kế hoạch và tổ chức kịp thời, chất lượng quy hoạch, chương trình và chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao góp phần đẩy nhanh việc thực hiện các quy hoạch, chương trình và chính sách, nâng cao hiệu quả, kết quả công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao và ngược lại nếu cán bộ, công chức không có kỹ năng, thái độ làm việc không tốt thì việc tham mưu xây dựng quy hoạch, chương trình, chính sách không khả thi, thiếu thực tiễn; chậm ban hành kế
hoạch, triển khai thực hiện dẫn đến kết quả phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên
địa bàn chậm thậm chí không hiệu quả. Chính vì vậy, hiệu lực, hiệu quả của quy hoạch, chương trình, chính sách có cao hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào năng lực của đội ngũ cán bộ này. Qua đó cũng thấy được tầm quan trọng của công tác xây dựng
đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế (trong đó có ngành nông nghiệp công nghệ
cao) của chính quyền địa phương đối với hiệu lực, hiệu quả của các chính sách (Lê Thanh Sơn, 2017).
2.3.4. Sự phối hợp của các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp CNC (Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu) (Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu)
Sự tham gia phối hợp của các chủ thể tham gia phát triển ngành kinh tế có yếu tố quan trọng trong công tác quản lý của chính quyền các cấp nói chung và chính quyền cấp tỉnh nói riêng. Các quy hoạch, chương trình, chính sách có được triển khai, thực hiện đạt hiệu quả phải có sự phối kết hợp của nhiều chủ thể tham gia vào phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao.
Vai trò của nhà nước: Tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp liên kết sản xuất hàng hóa: (i) Tổ chức lại sản xuất dựa trên nguyên tắc gắn chặt với thị trường, quy hoạch vùng sản xuất, cơ cấu sản phẩm, nhất là các sản phẩm chủ lực theo hướng phát huy vai trò, thế mạnh của từng địa phương; tổ chức liên kết nông dân sản xuất hàng hóa, tạo dựng liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi ngành
hàng; (ii) Kết nối giữa nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà nông để sản xuất và tiêu thụ
nông sản; (ii) Đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên tham gia; đảm bảo việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng khi các bên đã ký kết.
Vai trò của người dân và Doanh nghiệp: (i) hỗ trợ đầu vào, hình thành vùng nguyên liệu sản xuất; (ii) trực tiếp sản xuất và tiêu thụ nông sản; (iii) là người cần nguồn lao động, nguyên vật liệu; (iv) là người nắm vững kỹ thuật sản xuất, có vốn đầu tư và sẵn sàng đầu tư để thu được lợi nhuận; (v) cung cấp giống, vật tư, kỹ thuật bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Vai trò của cơ quan nghiên cứu: Nghiên cứu, sáng chế máy móc, thiết bị kỹ
thuật, công nghệ mới có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng, miền. Trong nông nghiệp là quy trình kỹ thuật canh tác công nghệ cao, công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch; đưa máy móc, công cụ giải pháp sản xuất phù hợp với từng đối tượng, từng điều kiện sản xuất để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia, trong nước và khu vực.… Huấn luyện đào tạo nhà nông dân tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.