KHCN và ngành nông nghiệp
Đặc điểm là những nét riêng biệt để nhận biết. Đối với kinh tế xã hội của mỗi tỉnh, thành phố có những đặc điểm riêng biệt khác với các địa phương khác, đặt trong
đặc điểm tình hình kinh tế xã hội chung của cả nước.
Đây là yếu tố cho thấy những thuận lợi hoặc khó khăn đối với sự phát triển của các hoạt động lĩnh vực kinh tế. Thực trạng sức khỏe của nền kinh tế ảnh hưởng đến khả năng nguồn lực Nhà nước dùng để đầu tư cho các hoạt động lĩnh vực kinh tế
(trong đó có ngành kinh tế nông nghiệp), ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng phát triển của các hoạt động kinh tế. Đối với nhân tố xã hội thì đây là nhân tố thường biến
đổi hoặc thay đổi dần dần theo thời gian nên đôi khi khó nhận biết nhưng lại quy định các đặc tính của thị trường mà Nhà nước cần phải tính đến trong công tác quản lý nền kinh tế. Vì vậy mà khi xây dựng và thực thi các chính sách phát triển lĩnh vực kinh tế, chính quyền cấp tỉnh phải chú ý đến tác động của các nhân tố này.
Trên cơ sởđặc điểm kinh tế xã hội sẽ tác động ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh trong việc quy hoạch, xây dựng cơ chế, chính sách, cơ chế quản lý đối với ngành kinh tế nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp nói chung hay nông nghiệp công nghệ cao luôn phải gắn với thị trường, do thị trường ảnh hưởng quyết định đến đầu vào, đầu ra của nông nghiệp công nghệ cao. Thị trường tốt, lớn sẽ góp phần tạo nhu cầu lớn và thúc đẩy
việc phát triển nông nghiệp cao để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị và an toàn và cung ứng kịp thời đến người tiêu dùng. Thị trường là nơi giải quyết đầu ra của sản xuất, nơi tiêu thụ, tạo nguồn lực tái đầu tư. Do đó xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường là nhân tố tác động đến việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cao diễn ra mạnh mẽ, có xu hướng ngày càng gia tăng không ngừng. Để một quốc gia phát triển đòi hỏi không chỉ
dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, sức lao động giản đơn mà còn phải dựa nhiều vào tri thức khoa học và công nghệ, một nguồn lực có khả năng tái tạo; Do đó một yếu tố quan trọng quyết định đến hệ thống sản xuất kinh doanh, quản lý của doanh nghiệp hay quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước cũng cần có đó là sự phát triển của khoa học công nghệ trong quản lý, sản xuất, kinh doanh có tác động đến sự phát triển của ngành lĩnh vực kinh tế.
Đối với ngành nông nghiệp có một sốđặc điểm quan trọng khác với các ngành kinh tế khác như: Đất trồng vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. Đây là đặc điểm riêng biệt, quan trọng phân biệt nông nghiệp khác với các ngành khác. Không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai.
Đồng thời quy mô và phương án sản xuất, mức độ thâm canh và cả việc tổ chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi, là các sinh vật, các cơ thể sống. Cây trồng, vật nuôi, các sinh vật này phát triển theo quy luật tự nhiên, các quy luật sinh học, do đó, trong quá trình sản xuất nông nghiệp chúng ta phải hiểu biết và tôn trọng các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên.
Hiện nay xu hướng phát triển cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế tất yếu của nhân loại, trong đó có việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, có chất lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất. Do vậy quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh cũng phải tập trung phát triển nông nghiệp theo định hướng nông nghiệp CNC.