Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách quản lý rủi ro thiên tai, thảm họa tại tỉnh Quảng Bình. (Trang 37 - 38)

Dựa trên thực tiễn đã đạt được từ địa phương có tính đờng nhất về điều kiện kinh tế, ng̀n lực như Lào Cai và sự giống nhau về địa hình mà mức độ ảnh hưởng của thiên tai như tỉnh Hà Tĩnh, một số bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Bình trong cơng tác quản lý RRTT-TH như sau:

Trước hết, xây dựng kế hoạch quản lý RRTT-TH dựa trên các CS của Đảng và Nhà nước và nguồn lực sẵn có tại địa phương. Hoạt động huy động nguồn lực xuất phát từ sự phối hợp công và tư đa dạng trong cả lĩnh vực và hình thức như hoạt động cứu trợ, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, ng̀n lực tài chính, xây dựng cơ sở hạ tầng... Đặc biệt, sự tham gia của lực lượng xung kích trong q trình lựa chọn loại hình quản lý RRTT-TH là vơ cùng cần thiết bởi xuất phát từ nhu cầu thiết thực của người dân.

Các ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại là điều kiện đủ cho công tác quản lý RRTT-TH tại bất kỳ địa phương nào. Cần gia tăng các ứng dụng khoa học công nghệ tự động trong công tác dự báo, cảnh bảo TT-TH để có căn cứ ứng phó, giảm nhẹ rủi ro. Địa phương cần cân nhắc việc sử dụng và kết hợp các công nghệ hiện đại và đơn giản trong hệ thống cảnh báo sớm. Người vận hành phải có năng lực vận hành, quản lý và duy trì các thiết bị cũng như ý thức và trách nhiệm sở hữu của địa phương trong việc sử dụng, duy trì và bảo dưỡng. Các phương pháp, cơng nghệ đo đạc đơn giản được khuyến khích thực hiện vì dễ áp dụng, ít chi phí. Địa phương cần kết hợp với Trung tâm khí tượng thủy văn của tỉnh, huyện và các phòng ban liên quan nhằm tập huấn cho địa phương, tuyên truyền thông tin, xử lý số liệu. Bên cạnh đó, các kinh nghiệm dân gian cũng như đúc kết từ thực tế trong công tác cảnh báo cần được tăng cường chia sẻ.

Với tuyên truyền, phổ biến các CS pháp luật về quản lý RRTT-TH, chính quyền cần kết hợp các phương thức truyền thông để nâng cao hiệu quả cảnh báo

sớm. Tận dụng các phương tiện truyền thông sẵn có tại địa phương cũng như đội ngũ các tở chức, đồn thể (như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên cộng sản Hờ Chí Minh...), các tở dân phố... nâng cao hiệu quả thực thi CS quản lý RRTT-TH. Việc nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực quản lý rủi ro thiên tai cũng có thể được lựa chọn cho từng nhóm đối tượng cụ thể và sử dụng mạng lưới tình nguyện viên địa phương.

Nhìn chung, các kinh nghiệm được đưa ra rất đa dạng, phong phú. Địa phương cần dựa trên các nguồn lực có sẵn của bản thân, cùng với việc học hỏi kinh nghiệm từ những thực tế vụ việc sẽ đem lại hiệu quả thực thi trong việc triển khai CS quản lý RRTT-TH.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách quản lý rủi ro thiên tai, thảm họa tại tỉnh Quảng Bình. (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w