Các rủi ro TT-TH tự nhiên chủ yếu

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách quản lý rủi ro thiên tai, thảm họa tại tỉnh Quảng Bình. (Trang 44 - 50)

Các tác động của BĐKH và lưu vực khí hậu đón bão đã và đang mang đến cho tỉnh Quảng Bình rất nhiều các rủi ro TT-TH tự nhiên. Có thể kể dến như:

Áp thấp nhiệt đới, bão và lũ lụt

Miền Trung, trong đó có Quảng Bình được coi là “cái rốn” của các cơn bão tại Việt Nam. Hàng năm, các trận bão, lũ thường xuyên diễn ra gây thiệt hại nặng nền tới tình hình kinh tế – xã hội Quảng Bình. Các cơn bão thường diễn ra vào mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, tập trung vào tháng 10 và tháng 11. Trung bình hàng năm, Quảng Bình chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 1 đến 2 cơn bão. Trong thời gian đổ bộ vào đất liền, bão thường gây mưa từ 200 - 300mm trong vòng 2 đến 3 ngày, với bán kính từ 100 đến 200 km, phía bắc tâm bão mưa nhiều hơn. Nếu như năm 2017, Quảng Bình hứng chịu các cơn bão lịch sử thì năm 2020, Quảng Bình chịu ảnh hưởng bởi 6 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, 5 đợt mưa lũ, trong đó một số gần như đạt đến cấp độ thảm họa trong thang chia TT-TH của Việt Nam.

Với lũ lụt, Quảng Bình thường xảy ra hiện tượng thiên tai này trên phạm vi rất rộng. Mỗi năm tỉnh chịu tác động của 3 đến 4 đợt lũ lụt, phổ biến nhất là vào tháng 10 và tháng 11. Lũ tiểu mạn xuất hiện vào mùa hạ vào tháng 5, còn lũ sớm xuất hiện vào tháng 9 và lũ muộn xuất hiện vào tháng 12. Thời gian gây mưa lũ mỗi đợt từ 2 đến 3 ngày, thậm chí là 5 ngày. Tởng lượng mưa từ 200 đến 300mm, thậm chí là 400 đến 750mm. Dòng chảy lũ rất lớn và biến đổi phức tạp. Tổng lượng dòng chảy trong mùa lũ chiếm đến 70% lượng dòng chảy của cả năm. Chẳng hạn như: Quảng Bình

hứng chịu trận lũ kép vào tháng 10 năm 2016 với mức lũ lịch sử vượt qua tất cả các mốc trước đó. Mực nước trên lưu vực các sơng chính như hệ thống sông Nhật Lệ, sông Gianh, sơng Son... đều vượt mức báo động III, thậm chí lên cấp độ IV (chỉ đứng sau cấp thảm họa số 5 theo thanh cấp độ rủi ro thiên tai của Việt Nam), vượt đợt lũ lịch sử năm 1979. Tình trạng lũ lụt và sạt lở đất tồi tệ nhất trong vòng 100 năm qua. Do các đặc điểm về địa hình với phía tây là sườn tây núi Trường Sơn thường mưa rất lớn khi có bão đổ bộ vào khu vực miền Trung, các trận lũ thường gây ra những thiệt hại nghiêm trọng với khu vực miền núi và trung du, đặc biệt là lũ quét. Thời gian tập trung lũ ngắn, độ dốc lưu vực lớn và nhiều rừng đầu nguồn bị chặt phá không theo quy hoạch, những dự án phát triển thủy điện không đồng bộ gây ra những trận lũ và lũ quét lớn. Thêm vào đó, khí hậu đặc trưng cho vùng chuyển tiếp, chia làm hai mùa rõ rệt. Khơng khí lạnh kết hợp với các hình thế thời tiết khác gây mưa lớn hay đặc biệt lớn. Khi bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra kèm theo mưa lớn, triều cường dâng cao gây ngập lụt ở đồng bằng, lũ quét ở miền núi và vùng gò đời.

Hạn hán

Quảng Bình cũng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng hạn hán với gió Lào, nắng nóng quanh năm. Hạn hán xảy ra vào các tháng mùa khô. Từ cuối năm 2018, lượng mưa khơng đủ để các hờ đập tích nước. Đến đầu năm 2019, mưa ít và nắng nóng lên đến 40 độ C kéo dài khiến tình trạng hạn hán gia tăng. Lượng dòng chảy thiếu hụt so với thời gian trung bình hàng năm. Các hờ, đập lớn trên địa bàn tỉnh như Vực Sanh, Thác Chuối, Đồng Ran... lượng nước tụt giảm nghiêm trọng dưới 20%. Lượng nước tích được của gần 20 hờ chứa lớn trên địa bàn rất thấp so với dung tích thiết kế, nhiều hờ chứa nhỏ ở mức nước chết vào cuối năm 2018. Độ mặn xâm nhập vào nguồn nước khiến người dân gặp khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất.

Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển

Trong những năm gần đây, tình trạng sạt lở bờ sơng, bờ biển tại Quang Bình diễn ra ngày càng phức tạp cả về phạm vi và mức độ sạt lở. Sau mỡi trận lũ lụt, tình

trạng sạt lở bờ sông, bờ biển diễn ra nghiêm trọng. Có những khu vực nước sông ăn sâu vào đất liền hơn 15m. Mỡi năm diện tích đất nơng nghiệp dọc bờ sơng bị lần dần, chỡ nhiều thì 2-3m, chỡ ít thì 1-2m. Các hệ thống sơng tại đây có đặc điểm ngắn và dốc, khi mưa xuống nước tập trung nhanh, chảy xiết, gây nên hiện tượng xói lở bờ sông, nhất là những đoạn sông cong, những bờ cấu tạo bởi đất màu, các lớp đất cát, pha cát, đất bùn hữu cơ. Đặc biệt sụt lở diễn ra ở hai con sơng chính là sông Nhật Lệ và sông Gianh. Ở sông Gianh, đây là con sông có lưu vực rất lớn, độ dốc cao, bắt nguồn từ đỉnh Trường Sơn (thuộc huyện Minh Hóa), chạy qua các huyện Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn rồi đổ ra biển. Đến huyện Tuyên Hóa, hợp thêm nhiều khe suối nhỏ khác nên sức mạnh dòng chảy càng gia tăng. Vào mùa mưa lũ, nước chảy xiết và trở nên hung dữ gây ra tình trạng sạt lở bờ sơng. Bờ biển Quảng Bình có chiều dài gần 116,04km với những vùng cát ven biển có độ cao từ 2-50m so với mực nước biển, độ dốc có nơi đạt 600m. Hơn nữa, nhiều đợt gió mùa Đông Bắc kết hợp triều cường, nhiều đợt áp thấp nhiệt đới, bão lụt gây xói lở bờ biển, lấn sâu vào đất liền. Trong đợt mưa lũ lịch sử tháng 10 năm 2020, có 67 khu vực đê kè bị sạt lở (chiều dài 108,3km).

Các đợt gió mùa

Tỉnh Quảng Bình nằm ở vị trí địa lý là nơi chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Do đó, nơi đây thường chịu tác động của gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam. Với gió mùa đông bắc, thời kỳ đầu khoảng tháng 10 và tháng 11, thậm chí là tháng 12. Gió mùa đem thời tiết khơ hanh cho các tỉnh miền Bắc, di chuyển xuống nam mang lại thời tiết ẩm ướt ở các tỉnh Duyên hải Trung Bộ. Gió mùa đơng bắc kết thúc vào tháng 4, thậm chí là tháng 5. Thời điểm này có những trận rét đậm, rét hại tại Quảng Bình, nhất là những vùng núi như xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa. Với gió phơn tây nam, khoảng hạ tuần tháng 4, gió phơn tây nam nóng xuất hiện ở những vùng phía Nam của tỉnh, vào giữa và cuối tháng 5 thì xuất hiện hầu hết ở những vùng còn lại của Quảng Bình. Mỡi năm, trung bình gió phơn tây nam khơ nóng có khoảng 20 đến 40 ngày đối với vùng ven biển và 40 đến 60 ngày ở những thung lũng thấp. Thời gian xảy ra là các tháng 5 đến tháng 8, trong đó tháng

7 và 8 có số ngày gió phơn tây nam khô nóng nhiều nhất (chiếm đến 55% số ngày trong năm).

Dông, lốc

Dông, lốc xảy ra do sự phát triển mạnh mẽ của đối lưu nhiệt và các nhiễu động khí quyển, thường xảy ra vào mùa hạ. Mỗi năm, vùng đồng bằng phía Nam Quảng Bình có từ 33 đến 48 ngày dơng; ở vùng núi, thung lũng và phía bắc của tỉnh có số ngày dông là từ 60 đến 90 ngày dông. Mùa dông bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 11, tập trung vào tháng 5 đến tháng 10. Do tháng 5 và 9 là những tháng có sự tranh chấp mạnh mẽ giữa các khối khơng khí, điều kiện nhiệt - ẩm, từ đó hình thành mây dơng. Tháng 1 và 12 đơi khi cũng có xuất hiện dơng vì những đợt khơng khí lạnh tràn về.

Ngồi ra, tỉnh Quảng Bình còn hứng chịu các hình thái thiên tai khác thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm như xâm nhập mặn; lốc xốy, dơng sét, mưa đá… xảy ra quanh năm; rét đậm rét hại xảy ra vào mùa đông…

Ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, các rủi ro TT-TH mang đặc trưng của địa hình từng nơi. Cụ thể như sau:

Xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa, do địa hình nằm ở miền núi, giáp bờ sông

Gianh nên hàng năm nơi đây hứng chịu nhiều loại hình thiên tai như: bão, lũ, sạt lở bờ sơng, lốc xốy, hạn hán, rét đậm rét hại… Lũ lụt xuất hiện hàng năm sau khi bão vừa đi do mưa lớn kéo dài, kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về. Nơi đây cũng thường xuyên xảy ra sạt lở đất ven sông Gianh. Trong khi đó phần lớn dân cư phân bổ ven bờ sông Gianh, sông Trổ. Hơn nữa, hạn hạn thường xảy ra ở khu vực dân cư trên đồi cao. các đợt rét đậm, rét hại có xu hướng tăng lên về cường độ.

Xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa là một xã địa hình khá phức tạp và bị chia

cắt. Hàng năm, Thuận Hóa phải chịu ảnh hưởng của rất nhiều các loại hình thiên tai như: Bão, hạn hán, lũ lụt, rét đậm, rét hại. Số trận lũ mà xã chịu ảnh hưởng trực tiếp hàng năm là 2-3 trận, trong đó có đến 70-80% số hộ dân bị ngập lụt với 30-40% hộ dân bị ngập sâu (3-5m) tập trung ở các thôn: Xuân Canh, Hạ Lào, Đồng Lào, Ba Tâm và Thuận Tiến. Lũ lụt thường xuất hiện sau mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ về nhanh làm ngập lụt trên diện rộng, mực nước ngập trung bình 2-5 m, thậm chí có

nơi 7-8m với thời gian kéo dài từ 2-3 ngày. Mỗi khi lũ lụt xảy ra, các thôn của huyện Thuận Hóa hầu như bị chia cắt hoàn toàn, do đó, việc đi lại, sinh hoạt và sản xuất gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nền kinh tế đa phần là sản xuất nông nghiệp nơi đây thường xuyên phải gánh chịu nhiều rủi ro TT-TH. Lũ lụt cũng gây ra tình trạng sạt lở đất ven sơng. Mỡi năm, sạt lở ăn sâu vào đất liền khoảng 2-3m. Địa hình xã Thuận Hóa lại nằm sát dãy núi đã nên nhiệt độ mùa đông thường thấp hơn các vùng khác từ 2-3 độ C và kéo dài thường xuyên từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Ngược lại, vào mùa hè, thời tiết nắng nóng kéo dài và không có mưa, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân và các hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí là nguy cơ cháy rừng kinh tế. Bên cạnh đó, địa hình Thuận Hóa nằm gọc sơng Gianh và bị bao bọc bởi dãy núi đá, do đó, mỡi khi xảy ra bão thì loại hình thiên tai này tạo thành l̀ng gió cuộn rất mạnh. Bão làm tốc mái, sập nhà, làm đở cây... Ngồi ra, Thuận Hóa còn đối mặt với nhiêu loại hình rủi ro TT-TH khác như đuối nước, cháy rừng, nguy cơ dịch bệnh...

Xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới là một xã ven biển, do đó, địa phương này

luôn phải hứng chịu những trận báo cũng như áp thấy nhiệt đới với tần suất cao và phạm vi ảnh hưởng là toàn xã. Các trận lũ lụt với mực nước cao từ 2 đến 3m và triều cường gây ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế – xã hội của xã Bảo Ninh. Hơn nữa, các trận lốc xốy, vòi rờng cũng thường xun diễn ra vào cuối tháng 5, đầu tháng 6 gây hư hỏng nhà cửa, hoa màu… Hiện tượng nắng nóng kéo dài hay các trận rét đậm rét hại gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất kinh doanh của người dân.

Phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới là một địa phương có địa hình trũng, lại

được bao bọc bởi hai con sông (sông Lũy Thầy và sông Nhật Lệ, giáp biển Đông) ở hai bên nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai như bão, lũ... Hơn nữa, thống tiêu thốt nước khơng đờng bộ. Phần lớn người dân định cư ở vùng trũng chịu tác động trực tiếp dòng chảy nước từ thượng lưu hai con sống kết hợp với lượng mưa lớn cũng như những tác động trực tiếp từ triều cường dân lên nên thường xuyên xảy ra tình trạng lũ lụt. Hạn hán cũng ảnh hưởng lớn tới các hộ dân tham gia sản xuất nông nghiệp của tổ dân phố Diêm Hải. Nguồn nước phục vụ sản xuất nông

nghiệp của phường chủ yếu từ Hồ chứa Phú Vinh nhưng trong thời gian hạn hán cũng không đủ nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, nơi đây nằm ở phía Nam cửa ngõ thành phố Đờng Hới, cách biển Đông hơn 2 km. Các cơn bão thường xuyên đổ bộ trực tiếp vào địa bàn gây nên những ảnh hưởng không nhỏ cho đời sống của người dân.

Nhìn chung, các rủi ro TT-TH của tỉnh Quảng Bình gặp phải mang tính chất đặc trưng của miền Trung Việt Nam. Các rủi ro TT-TH như bão, lũ lụt, hạn hán... diễn ra thường xuyên gây ảnh hưởng nặng nề, làm chậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do đó, công tác quản lý thực thi CS rủi ro TT-TH tự nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ln là vấn đề then chốt, hết sức quan trọng trong hệ thống CS công và phát triển kinh tế của Quảng Bình.

Tiểu kết chương 1

Chương này trình bày một số cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan tới thực hiện chính sách quản lý rủi ro thiên tai, thảm họa ở cấp địa phương (tỉnh). Các khái niệm cơ bản (rủi ro TT-TH tự nhiên, thực hiện chính sách quản lý RRTT-TH), các yếu tố, các chủ thể, các bên liên quan trong thực hiện chính sách và các bước trong tở chức thực hiện chính sách cơng ở cấp địa phương tạo nên khung lý thuyết. Chính sách quốc gia về quản lý RRTT-TH cùng bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn thực hiện chính sách quản lý RRTT-TH ở 2 địa phương (tỉnh Lào Cai và tỉnh Hà Tĩnh) là cơ sở thực tiễn cho việc phân tích, đánh giá thực hiện chính sách quản lý RRTT-TH ở tỉnh Quảng Bình (chương 2 tiếp theo).

Chương 2

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách quản lý rủi ro thiên tai, thảm họa tại tỉnh Quảng Bình. (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w