Phở biến, tun truyền CS là cơng tác được chính quyền tỉnh Quảng Bình giao nhiệm vụ cho các cán bộ, công chức nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp phường/ xã triển thai và thực hiện. Từ năm 2016 - 2020, đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền CS quản lý rủi ro và đạt được kết quả như sau:
Tại cấp tỉnh, hoạt động phổ biến, tuyên truyền CS quản lý RRTT-TH được
UBND tỉnh Quảng Bình giao nhiệm vụ cho Ban chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phối hợp với Báo, Đài tuyên truyền nhận thức, hiểu biết của cộng đồng; mạng lưới thông tin liên lạc được của Ban chỉ huy được bố trí đến từng địa phương. Các cơ quan báo chí đã thường xuyên và kịp thời đăng tải các nội dung công điện, các văn bản chỉ đạo của tỉnh cũng như đưa các phóng viên về đưa tin về công tác phòng tránh thiên tai.
Công tác truyền thông cũng được thực hiện bởi các cấp chính quyền dựa trên các dự án lớn, nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nhằm nâng cao nhận thức của cả các cán bộ, công chức nhà nước mà còn hướng tới người dân. Ví dụ như Tiểu dự án hợp phần 3 “Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng thuộc dự án Quản lý thiên tai (WB5) tỉnh Quảng Bình” được thực hiện trên 10 xã/ phường thuộc lưu vực sơng Nhật Lê của tỉnh Quảng Bình năm 2018. Mục tiêu của dự án là nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đờng cho các cấp, đặc biệt là chính quyền cấp xã. Hàng tháng, các cuộc họp thơn xóm, các tở chức đồn thể và hệ thống truyền thanh cảnh báo sớm tại địa phương được cung cấp tờ rơi, pano, áp phíc có nội dung tuyên truyền liên quan đến thiên tai, BĐKH. Cũng theo Tiểu dự án hợp phần 3 trên, 2 lớp tập huấn cho đại diện giáo biên, Ban giám hiệu nhà trường của 23 trường tiểu học và trung học cơ sở trong vùng dự án với các kiến thức, kỹ năng và phương pháp thiết kế bài giảng liên quan đến giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Tiếp đó, các giáo viên nòng cốt đã được tập huấn triển khai tổ chức truyền đạt lại cho các học sinh trong trường bằng các chương trình như: các cuộc ngoại khóa, các hội thi Rung chuông vàng...
Tại cấp phường/ xã, công tác này được thực hiện bởi các đơn vị, tổ chức như:
Ban văn hóa thông tin phường và các tổ dân phố. Công tác này được tổ chức thường xuyên trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra. Trước khi thiên tai xảy ra, nội dung tuyên truyền, phổ biến CS quản lý rủi ro thiên tai thảm họa chủ yếu tập trung vào việc quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, các hoạt động cảnh bảo thiên tai. Khi thiên tai xảy ra, việc truyền tin tập trung vào việc nắm thông tin với việc truyền tin cảnh báo đến cho người dân nắm thông tin của thiên tai bằng phương tiện là hệ thống loa truyền thanh không dây; cán bộ văn hóa phát thanh trên hệ thống truyền thanh phường, cử cán bộ tổ dân phố sử dụng loa cầm tay để truyền tin.
Công tác phổ biến, tuyên truyền các nghị quyết, kế hoạch PCTT được quán triệt và phổ biến hàng năm trong giai đoạn 2016 - 2020 đến tận hộ gia đình thơng qua các phương tiện thơng tin cả thủ cơng (loa. đài, băng rơn, khẩu hiệu, tranh áp phích, …) cả hiện đại (tivi, internet, …). Tại xã Bảo Ninh, hệ thống truyền thanh
khơng dây phủ kín trên địa bàn tồn xã. Hệ thống cảnh báo được lắp đặt nhằm đảm bảo an tại các điểm xung yếu. Mỡi năm, chính quyền xã Bảo Ninh đều mở các lớp tập huấn, huấn luyện cho đội xung kích chữ thập đỏ về sơ cấp cứu, cứu hộ cứu nạn, phồng chống giảm nhẹ thiên tai. Tại xã Thuận Hóa, tuy là một xã nghèo nhưng việc tiếp cận thông tin của người dân tương đối dễ dàng qua tivi hay các phương tiện thông tin đại chúng. Công tác lồng ghép truyền thông về PCTT trong các cuộc họp thôn thường xuyên được triển khai. Tuy nhiên, công tác thông tin liên lạc phục vụ cho điều hành, phối hợp cũng như thông tin kịp thời cho cảnh báo cũng còn những hạn chế (nguồn điện, phương tiện, …), chưa đáp ứng yêu cầu. Tại xã Bảo Ninh, 80% người dân được cập nhật thông tin, kỹ năng PCTT, 100% người dân có phương tiện nghe nhìn nhưng người dân khơng kịp thời được cảnh báo về hiện tượng vòi rồng xảy ra trên biển khiến cho nhiều tàu thuyền không kịp neo đậu, người dân không kịp chằng chống nhà cửa kịp thời. Tại xã Thuận Hóa, hệ thống các phương tiện này thường xuyên bị gián đoạn khiến người dân không thể chủ động phòng, chống thiên tai.
2.1.3. Về phân công, phối hợp thực hiện chính sách
Dựa trên kế hoạch đã đề ra, các cấp chính quyền đã phân cơng cụ thể, chi tiết, đảm bảo đúng chức năng và duy trì được sự phối hợp giữa các chủ thể trong việc thực hiện CS quản lý RRTT-TH như sau:
- Sở NNPTNT: trong công tác quản lý rủi ro thiên tai là cơ quan thường trực về công
tác phòng, chống thiên tai; thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng, chống thiên tai như: xây dựng các kế hoạch phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh, triển khai thực hiện các CS quản lý rủi ro, thiên tai; thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến CS quản lý rủi ro thiên tai… Trong giai đoạn 2016 - 2020, cơ quan này đã xây dựng và phối hợp với các cấp, ban, ngành địa phương thực hiện nhiều dự án trọng điểm liên quan đến quản lý rủi ro thiên tai thảm họa.
- Ban Chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn các cấp trong công tác quản lý rủi ro thiên
tai là cơ quan thường thực thực hiện các CS quản lý RRTT-TH trên từng địa bàn.
Ở cấp tỉnh, cơ quan này có tên gọi đầy đủ là Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh. Cơ quan này có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự cấp tỉnh, thẩm định các kế hoạch phòng thủ dân sự của các sở, ngành, địa phương, tập huấn các công tác liên quan đến phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Ở quy mô cấp xã/ phường, Ban chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn được kiện
tồn và thành lập bởi các cán bộ nhà nước có vai trò nòng cốt của địa phương. Cụ thể, Ban Chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn phường Phú Hải được thành lập với 21 thành viên (trong đó có 18 nam và 3 nữ), lực lượng ứng phó nhanh của phường có 40 người (trong đó có 8 cán bộ công an, 20 người thuộc phường đội, 12 người thuộc ban bảo vệ dân phố). Địa bàn phường có 4 tở dân phố thì có 4 đội xung kích, mỡi đội có 7 thành viên. Phường Phú Hải cũng có đầy đủ các ban, ngành, đồn thể từ phường đến tở dân phố (với 21 cán bộ công chức, trong đó có 15 năm, 6 nữ và 17 cán bộ bán chuyên trách). Cán bộ phường có trình độ và năng lực, đáp ứng tốt nhu cùa công việc. Các ban, ngành, đồn thể và các tở chức địa phương có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng. Tại xã Thuận Hóa, Ban Chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn được thành lập với 28 thành viên, Đội cứu hộ cứu nạn xã được thành lập với 15 thành viên. Các thành viên được tập huấn về lái thuyền và một số kỹ năng cần thiết khác.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình: có trách nhiệm huy động lực lượng, duy trì kíp trực; thường trực 100% quân
số tại cơ quan, đơn vị và sẵn sàng lực lượng cơ động, phương tiện để tham gia ứng phó với thiên tai.
- Công an tỉnh Quảng Bình: có trách nhiệm chuẩn bị, huy động lực lượng triển khai
các phương án, bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng cứu khi có thiên tai xảy ra. Phối hợp với các ngành chức năng tở chức kiểm tra, rà sốt các điểm xung yếu để tham mưu đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai các biện pháp PCTT, đảm bảo trật tự trong mọi tình huống. Chủ động huấn luyên các phương án, kỹ năng cho các
cán bộ chiến sũ trong đơn vị, chủ động phân công lực lương, triển khai đồng bộ, sẵn sàng tham gia ứng cứu khi có thiên tai xảy ra.
- Sở Giao thông Vận tải: chịu trách nhiệm chủ động bố trí lực lượng, vật tư, thiết bị
tại các khu vực trọng điểm để sẵn sàng khắc phục ngay khi có sự cố; Tổ chức kiểm tra chất lượng an tồn kỹ thuật và bảo vệ mơi trường với các phương tiện, các cơng trình giao thơng đảm bảo các phương án phòng, chống thiên tai.
- Sở Công thương: chịu trách nhiệm xây dựng phương án dự trữ hàng hóa thiếu yếu
nhằm phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Quỹ Phòng, chớng thiên tai tỉnh Quảng Bình: được thành lập theo Quyết định số
984/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình ngày 21/10/2019, là quỹ tài
chính Nhà nước ngồi ngân sách, hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận để hỡ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai tại địa phương. Giám đốc Quỹ do Giám đốc Sở NNPTNT kiêm nhiệm. Quỹ có nhiệm vụ tạo thêm ng̀n kinh phí dự phòng cho cơng tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, giúp các địa phương chủ động về ng̀n tài chính phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai và hỗ trợ, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
- Các lực lượng xung kích (Đoàn TNCS HCM, nhân dân…): là nhóm lực lượng từ
nhân dân mà ra. Dưới sự chỉ đạo của cấp chính quyền địa phương, thực hiện hỡ trợ tích cực cho các địa phương trong cơng tác phòng, chống thiên tai. Lực lượng này có nhiệm vụ hỗ trợ và triển khai sơ tán khẩn cấp người dân tại các khu vực xảy ra lũ quét, sạt lở đất, người bị mắc kẹt trên nương rẫy...; tập trung lực lượng tìm kiếm người mất tích, cứu chữa kịp thời người bị thương, vùi lấp, mắc kẹt, lũ cuốn; báo hiệu, canh gác, hướng dẫn tại các ngầm tràn, những nơi bị ngập sâu, sạt lở, chia cắt để đảm bảo an toàn cho học sinh, người tham gia giao thông. Hỗ trợ sửa chữa nhà hư hỏng, dựng nhà tạm, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân bị ảnh hưởng do thiên tai...
điều kiện địa phương
Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện duy trì và điều chỉnh tở chức thực hiện CS thường xuyên, liên tục phù hợp với điều kiện địa phương.
Về công tác duy trì các biện pháp phòng, chớng thiên tai. Quảng Bình thực
hiện duy trì những biện pháp đã có, đạt hiệu quả cao. Chẳng hạn như giữ nguyên giá trị của phương châm “4 tại chỡ”. Phương châm này được tỉnh Quảng Bình phát huy khơng chỉ ở các cấp chính quyền mà còn được chỉ đạo, quản lý từ từng người dân, từng hộ gia đình. Trong đó, việc đảm bảo phương tiện, nâng cao tính chuyên nghiệp của lực lượng PCTT là cơ sở cho các hoạt động phòng, chống thiên tai tại địa phương.
Về công tác điều chỉnh tổ chức thực hiện CS phù hợp với tình hình mới của địa phương, giai đoạn 2016 – 2020 là giai đoạn tỉnh Quảng Bình thực hiện nhiều
biện pháp điều chỉnh thực hiện CS phù hợp hơn với yêu cầu thực tế và sự điều chỉnh CS của Đảng và Nhà nước. Năm 2019, Quảng Bình bở sung xây dựng Quỹ
Phòng, chống thiên tai chịu trách nhiệm về các khoản chi phí thực hiện phòng, chống thiên tai và hỗ trợ người dân sau thiên tai. Với cơng tác tun truyền, Quảng Bình thực hiện thay đởi các phương pháp tuyên truyền sâu rộng vào quần chúng nhân dân. Nếu như trước đây hoạt động này mới có tính một chiều thì nay Tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và triển khai nhiều cuộc thi, tập huấn thực địa cho người dân. Với lực lượng xung kích, nếu như trước đây lực lượng này còn mang nặng tính hình thức, hiệu quả hoạt động hạn chế, gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Đến năm 2020, tỉnh Quảng Bình đã áp dụng Chỉ thỉ 42CT-TW ngày 24/03/2020 của Ban Bí thư, theo đó, chính quyền địa phương xây dựng và củng cố lực lượng xung kích PCTT cấp xã, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, không làm phát sinh bộ máy, tránh hình thức, lãng phí bằng việc nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích. Lực lượng này được tham gia các lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng, từng bước trang bị công cụ, phương tiện cần thiết.
2.1.5. Về theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách
Trước hết, Sở NNPTNT là cơ quan theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện CS quản lý rủi ro thiên tai tại tỉnh Quảng Bình, có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng, khai thác, bảo vệ đê điều, bảo vệ cơng trình, phòng, chống thiên tai; kiểm tra, đôn đốc phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện việc phòng, chống thiên tai tại Quảng Bình theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở và các đơn vị công lập hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; kiểm tra, thanh tra và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong các hoạt động thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai.
Hoạt động theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện CS quản lý RRTT-TH được thực hiện thường xuyên, định kỳ hàng năm hay ở bất kỳ thời gian nào trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra. Sở NNPTNT phối hợp với các ban, ngành, chính quyền địa phương thường xun tở chức các đồn kiểm tra thực tế thực hiện CS quản lý RRTT-TH ở từng địa phương trên địa bàn tỉnh. Thêm vào đó, Sở cũng xây dựng kênh phản ảnh kiến nghị rộng rãi qua các hình thức trực tiếp tại cơ quan của Sở và trên trang điện tử của Sở.
Ban chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn kiêm Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình phối hợp với các sở, ngành, các đơn vị và các huyện thị xã, thành
phố kiểm tra, rà sốt thường xun tình hình thực hiện cơng tác phòng, tránh thiên tai.
Công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện CS quản lý RRTT-TH tại tỉnh Quảng Bình được thực hiện thường xuyên ở mọi giai đoạn của q trình thực hiện CS cơng. Tuy vậy, việc này vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu của CS, kỳ vọng của người dân, thể hiện qua các hậu quả của thiên tai, thảm họa vẫn còn lớn. Các cơ quan thực hiện xây dựng, tổ chức thực hiện cũng chính là các cơ quan thanh tra, kiểm tra, đơn đốc thực hiện, do đó còn xảy ra tình trạng quan liêu, tham nhũng, chưa đạt hiệu quả thực hiện CS công tại địa phương.
2.1.6. Về đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách
Việc đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện CS quản lý RRTT-TH tại tỉnh Quảng Bình được diễn ra định kỳ hàng năm và theo giai đoạn.
Ở cấp tỉnh, thông qua việc đánh giá, tổng kết công tác phòng, chống thiên tai
thời gian qua, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình đã rút ra được các bài học kinh nghiệm, là:
(i) Cần luôn trong tâm thế sẵn sàng các phương án để ứng phó tốt nhất với kịch bản thiên tai diễn biến xấu nhất, không chủ quan, đặc biệt trong việc đảm bảo an toàn về con người. Người dân phải tuân thủ sự chỉ đạo của cán bộ, lực lượng chức năng, không để bị động trong phòng chống thiên tai.
(ii) Phương châm “4 tại chỗ” cần được tiếp tục quán triệt, phát huy cao hơn nữa. Việc