*. Bộ điều tốc tác dụng trực tiếp
Trên hình 2.2.a là sơ đồ nguyên lý của bộ điều tốc tác dụng trực tiếp. Đây là sơ đồ đơn giản nhất giúp ta hiểu đ−ợc nguyên lý tác dụng trực tiếp. Bộ điều tốc làm việc trên nguyên lý ph−ơng trình (2.4). Tr−ờng hợp MT = MC thì dω/dt = 0, ω = ω0. Lúc này số vòng quay không đổi và bằng số vòng quay định mức.
Bộ điều tốc gồm có phần tử đo d−ới dạng quả văng ly tâm 3. Quả văng đo lệch của số vòng quay thực tế của tuabin so với vòng quay chuẩn. Quả văng ly tâm gắn liền trục với động cơ 1 có liên hệ thẳng với máy phát. Mọi sự thay đổi của vòng quay tuabin đều dẫn tới sự thay đổi số vòng quay của quả văng. Tín hiệu điều chỉnh do quả văng phát ra truyền đến bộ phận điều chỉnh để điều chỉnh độ mở van chắn 2, qua hệ thống thanh truyền (tay đòn) 5,6,7.
Giả thiết phụ tải máy phát giảm đi, (MC < MT) thì số vòng quay tuabin tăng. Quả văng quay nhanh lên, lúc này lực ly tâm lớn hơn lực ly tâm của vòng quay định mức và hai quả văng văng ra xa, kéo theo khớp nối 4 đi lên. Tr−ờng hợp này van bị đóng bớt lại, l−u l−ợng qua tuabin giảm dần, giảm momen của tuabin cho đến khi MC = MT thì quá trình chấm dứt. Khi phụ tải của máy phát tăng lên, quá trình xảy ra ng−ợc lại.
Ưu điểm của sơ đồ này là đơn giản, tuy nhiên nó có nhiều nh−ợc điểm: lực để đóng mở có cấu điều chỉnh nhỏ, độ chênh lệch δ lớn. Nói cánh khác, độ không đồng đều khi điều chỉnh lớn.
*. Bộ điều tốc tác dụng gián tiếp
Sơ đồ nguyên lý trên hình 2.2 b của bộ điều tốc tác dụng gián tiếp t−ơng tự nh− sơ đồ trên. Bộ phận đo là quả lăng ly tâm, truyền tín hiệu quanh hệ thống thanh truyền. Bộ phận khuếch đại ở đây gồm con tr−ợt phân phối 9 và xilanh lực 10. Xylanh lực nối với vành điều chỉnh 8 và kéo theo sự thay đổi của độ mở cánh h−ớng ao.
Khi phụ tải giảm số vòng quay tuabin bị tăng lên, quả lăng 3 văng ra, khớp nối 4 bị kéo lên. Tiếp theo, pittông của con tr−ợt phân phối 9 bị đẩy xuống. Đầu đi vào buồng bên phải của xylanh giảm, momen quay tuabin giảm cho đến khi MC = MT thì quá trình chấm dứt. Sơ đồ này khác phục đ−ợc nh−ợc điểm về lực đóng mở do sự có mặt của bộ phận khuếch đại 9 và 10. Tuy nhiên, các bộ điều tốc không có phản hồi đều có nh−ợc điểm là sau khi điều chỉnh vận tốc góc sẽ dao động. Vì vậy, ng−ời ta cho thêm bộ phận phản hồi (mối liên hệ ng−ợc).
Đề tài:“Nghiờn cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống secvomotor dựng trong cỏc nhà mỏy thủy điện cụng suất lớn
Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lý bộ điều tốc cơ - thủy lực
a - Bộ điều tốc tác dụng trực tiếp b - Bộ điều tốc tác dụng gián tiếp c - Bộ điều tốc có phản hồi cứng d - bộ điều tốc có phản hồi mềm e - bộ điều tốc tuabin cánh quay