Nêu một số công cụ quản lý tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong giai đoạn này

Một phần của tài liệu Trình bày về sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa VND và USD trong 3 năm gần đây. Nêu một số công cụ quản lý TGHD của Việt Nam áp dụng trong giai đoạn này (Trang 27 - 28)

a) Lãi suất VND và USD

Công cụ này tác động trực tiếp đến sức mạnh đồng nội tệ so với ngoại tệ và gián tiếp tác động lên tỷ giá. Lãi suất USD hiện nay là 0%/năm, tức là người dân khi gửi USD vào ngân hàng sẽ không thu được lãi. Để có lãi, người dân phải chuyển USD sang VND và gửi tiết kiệm bằng VND để được hưởng lãi suất 7-8%/ năm hiện nay.

NHNN Việt Nam đã có động thái điều chỉnh, chỉ đạo tổ chức tín dụng, NHTM đẩy mạnh bằng lãi suất VND tại các kỳ hạn tăng lên quanh mốc 4% nhằm duy trì mức hấp dẫn đối với các tài sản ghi bằng nội tệ so với tài sản bằng ngoại tệ, qua đó giảm tâm lý đầu cơ nắm giữ tài sản bằng ngoại tệ.

b) Dự trữ ngoại hối

Với việc dự trữ ngoại hối cao kỷ lục, NHNN có đủ công cụ và nguồn lực để điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, đáp ứng cung – cầu thị trường.

NHNN đã can thiệp trực tiếp thông qua việc bán ngoại tệ từ nguồn dự trữ ngoại hối nhằm cân xứng kịp thời lượng cung cầu trên thị trường ngoại hối, qua đó giảm áp lực tới tỷ gí hối đoái. Theo tính toán, dự trữ ngoại hối tại thời điểm quý III/2018 là khoảng 60 tỷ USD. Như vậy, trong giai đoạn tỷ giá căng thẳng trên thị trường ngoại hối, NHNN đã cing một lượng ngoại tệ tương ứng 3 – 4 tỷ USD ra thị trường ngoại hối nhằm bình ổn thị trường.

c) Lạm phát và kỳ vọng lạm phát

Lạm phát là sự mất giá của đồng tiền theo thời gian. Điều này có nghĩa là nếu tỷ lệ lạm phát cao thì tỷ giá sẽ có xu hướng tăng.

Lam phát kỳ vọng: NHNN tiếp tục phát đi thông điệp về điều hành chính sách tiền tệ thận trọng linh hoạt nhằm ổn định lạm phát, kinh tế vĩ mô. Biện pháp này góp phần làm gia tăng niềm tin của công chúng vào hoạt động điều hành của NHNN và giá trị nội tệ, qua đó góp phần ổn định thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng.

d) Cán cân thương mại. Tăng xuất khẩu để ổn định tỷ giá

Với bối cảnh kinh tế hiện tại, NHNN chưa thể thả nổi tỷ giá bởi có thể gây nên những tác hại khôn lường đến nền kinh tế. Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế mở, nếu thả nổi hoàn toàn, tỷ giá có thể bị thị trường đẩy lên 5%, thậm chí 10% thì hoạt động xuất nhập khẩu sẽ gặp nguy khốn.

=>Có thể thấy, điểm khá đặc biệt trong cách thức điều hành tỷ giá của NHNN so với trước đó, đó là NHNN đã sử dụng các công cụ mang tính thị trường hơn là các công cụ mang tính áp đặt hành chính. Điều này thể hiện sự quyết tâm theo đuổi cơ chết tỷ giá trung tâm linh hoạt và định hướng thị trường của NHNN Việt Nam. Sự điều chỉnh có định hướng khá linh hoạt của NHNN đối với công cụ lãi suất cũng đã góp phần điều chỉnh hành vi, tâm lý của các thành viên trên thị trường, qua đó ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối.

Phần III. Nêu đề xuất giải pháp

Tỷ giá hối đoái chịu tác động từ nhiều yếu tố, vậy nên Nhà nước có thể điều khiển các yếu tố đó để điều chỉnh tỷ giá hối đoái.

Một phần của tài liệu Trình bày về sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa VND và USD trong 3 năm gần đây. Nêu một số công cụ quản lý TGHD của Việt Nam áp dụng trong giai đoạn này (Trang 27 - 28)