Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái

Một phần của tài liệu Trình bày về sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa VND và USD trong 3 năm gần đây. Nêu một số công cụ quản lý TGHD của Việt Nam áp dụng trong giai đoạn này (Trang 28 - 29)

Mục đích của quỹ này là nhằm tạo ra một cách chủ động một lượng dự trữ ngoại hối để ứng phó với sự biến động của tỷ giá hối đoái thông qua chính sách hoạt động công khai trên thị trường. Như vậy đây là một hình thức biến tướng của chính sách hối đoái.

Về nguyên tắc, ngân hàng trung ương không chịu trách nhiệm điều tiết sự biến động của tỷ giá thả nổi, nhưng khủng hoảng ngoại hối trầm trọng làm cho đồng tiền của các nước ngày một

28 |2 2

mất giá, tỷ giá ngoại hối biến động lớn đã ảnh hưởng đến sản xuất và lưu thông hàng hóa, vì vậy các nước đã lập ra quỹ bình ổn hối đoái để điều tiết tỷ giá của đồng tiền nước mình.

Cho đến nay, có hai phương pháp tạo lập và sử dụng quỹ dự trữ bình ổn hối đoái.

Phương pháp 1: Dùng vàng để lập quỹ này, khi cán cân thanh toán thiếu hụt thì bán vàng ra thu ngoại tệ để cân đối thanh toán, khi tư bản chạy vào nhiều thì bán hàng lấy tiền trong nước để mua ngoại hối nhằm ổn định tỷ giá hối đoái.

Phương pháp 2: Phát hành trái phiếu kho bạc nhà nước để có tiền lập quỹ vàng, khi tư bản nước ngoài thì bán trái phiếu từ quỹ này ra để mau đôla, do đó hạn chế được tỷ giá hối đoái bị hạ xuống. Ngược lại khi tư bản chạy ra, thì xuất đôla đã mua được từ quỹ này để bán ra, số tiền bán đôla lại dùng mua trái phiếu kho bạc nhà nước đã phát hành do đó ngăn ngừa được tỷ giá hối đoái lên cao

Một phần của tài liệu Trình bày về sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa VND và USD trong 3 năm gần đây. Nêu một số công cụ quản lý TGHD của Việt Nam áp dụng trong giai đoạn này (Trang 28 - 29)