PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Trình bày về sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa VND và USD trong 3 năm gần đây. Nêu một số công cụ quản lý TGHD của Việt Nam áp dụng trong giai đoạn này (Trang 30 - 31)

Tỷ giá là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong một nền kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế của các nước đang phát triển, đang từng bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới như Việt Nam. Bởi hoạt động thương mại quốc tế của các nước này ngày càng phát triển và đòi hỏi phải có sự tính toán so sánh về giá cả, tiền tệ với các nước đối tác. Như vậy để đạt được một mức tỷ giá như mong muốn thì chính phủ có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, những biện pháp này có thể thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp cùng với nhau trong từng giai đoạn hoặc thực hiện cùng lúc với nhau để mang lại hiệu quả như mong muốn, nhưng tóm lại để điều hành được chính sách tỷ giá thì chính phủ phải nghiên cứu thật cẩn thận những tác động của nó đối với nền kinh tế đó là những tác động tích cực hay tiêu cực để từ đó có thể giúp nền kinh tế phát triển một cách bền vững. Để có một chính sách quản lý ngoại hối hiệu quả, Việt Nam cần có biện pháp theo dõi và phân tích sự khác nhau trong việc tăng giá bán giữa các nước có quan hệ thương mại mật thiết với Việt Nam.

Thực tế trong giai đoạn vừa qua, tỷ giá hối đoái đã phản ánh tương đối khách quan sức mua của đồng Việt Nam và quan hệ cung cầu về ngoại tệ của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước đã dần nới lỏng đối với cơ chế điều hành tỷ giá, biên độ giao dịch cho các ngân hàng thương mại đã dần được mở rộng liên tục so với tỷ giá chính thức. Chính cơ chế điều hành tỷ giá dựa trên tỷ giá chính thức đã tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước dễ dàng kiểm soát và điều tiết thị trường ngoại hối. Việc dao động trong một biên độ nhất định đối với tỷ giá hối đoái chính thức đã giúp cho tỷ giá hối đoái có được sự ổn định tương đối trong thời gian qua, góp phần không nhỏ để đạt mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời thông qua xu hướng tỷ giá của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước có thể nắm bắt diễn biến của cung cầu ngoại tệ thực tế trong nền kinh tế, nhận biết được xu hướng vận động của tỷ giá hối đoái để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời, tránh được những đột biến và những cú sốc có thể xảy ra đối với nền kinh tế.

30 |2 2

Bài thảo luận trên là kết quả tìm hiểu, thực hiện nghiên cứu của các thành viên trong nhóm 9 chúng em. Vì phạm vi kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, hy vọng cô và các bạn sẽ đóng góp ý kiến để chúng em ngày càng hoàn thiện tốt hơn ạ.

Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Trình bày về sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa VND và USD trong 3 năm gần đây. Nêu một số công cụ quản lý TGHD của Việt Nam áp dụng trong giai đoạn này (Trang 30 - 31)