7. Cấu trúc của luận văn
3.4.4 Đánh giá định tính
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm định tính bằng cách thu phiếu tham khảo ý kiến của 72 HS lớp thực nghiệm kết quả như sau:
Câu 1: Em có thích học theo PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề không?
Bảng 3.5 Cảm nghĩ của HS về học theo PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề Nội dung Số phiếu Tỉ lệ (%)
Không thích
0 0%
Không thích lắm 0 0%
104
Thích 36 50,0%
Rất thích 10 13,89%
Tổng 72 100%
Từ kết quả bảng 3.5, chúng tôi thấy đa số (tổng 63,89%) HS đều thích được học tập theo PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề. Không có HS nào cho rằng không thích học theo phương pháp trên, có thể lí giải bằng những nội dung ở câu hỏi 2.
Câu 2: Vì sao em thích được học theo PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề?
Bảng 3.6 Nguyên nhân HS thích học theo PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề
Nội dung Tỉ lệ (%)
Được thảo luận, trao đổi ý kiến cùng nhau 78,8%
Lí do Tự tin hơn khi trình bày ý kiến 24,2%
Dễ tiếp thu kiến thức hơn 27,3%
Lí do khác: 0,0%
Từ kết quả trên cho thấy đa số các em thích được học theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề bởi vì học sinh được hướng dẫn và thảo luận, trao đổi ý kiến cùng nhau để giải quyết bài toán đặt ra (78,8%). Khi đó, học sinh chủ động tiếp cập và giải quyết vấn đề, việc tiếp thu kiến thu không còn khô khan, cứng nhắc, ép buộc. Từ đó, khi nắm rõ lượng kiến thức có được, các em cũng tự tin hơn khi trình bày ý kiến (24,2%). Việc chủ động tiếp cận và giải quyết vấn đề như vậy khiến các em dễ tiếp thu kiến thức được truyền tải (27,3%). Ý kiến khác cho rằng khi học theo PP phát hiện và giải quyết vấn đề khiến tinh thần các em được chủ động khi tiếp nhận kiến thức, nội dung này cũng củng cố cho những lí do trên.
105
Câu 3: Những thuận lợi khi các em học tập theo PP phát hiện và giải quyết vấn đề?
Bảng 3.7 Thuận lợi khi học sinh học tập theo PP phát hiện và giải quyết vấn đề
Nội dung Tỉ lệ
Không khí lớp học thoải mái, tích cực 84,9%
Có cơ hội thảo luận, trao đổi ý kiến cùng nhau 54,5% Thuận lợi Rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề 33,3%
Dễ hiểu và nhớ bài lâu hơn 15,2%
Ý kiến khác 0,0%
Phần lớn (84,9%) cho rằng khi học theo PP phát hiện và giải quyết vấn đề thì không khí lớp học thoải mái và tích cực. Điều đó có thể đến từ việc HS có cơ hội trao đổi, thảo luận cùng nhau để tìm ra và giải quyết vấn đề triệt để hơn (54,5%). Từ đó,, Học sinh được rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề (33,3%) hay ghi nhớ bài lâu hơn (15,2%).
Câu 4: Học tập theo PPDH khám phá và giải quyết vấn đề các em có khó khăn gì?
Đa số HS (62,5%) cho rằng khó khăn đến từ việc không đủ thời gian để tìm hiểu vấn đề và giải quyết vấn đề, đó cũng là vấn đề chính cần cải thiện trong PPDH này.
Bên cạnh đó, (31,9%) HS nhận thấy việc bất đồng ý kiến, không tôn trọng ý kiến của nhau sẽ dẫn đến việc học không hiệu quả. GV cần là người quản lý lớp một cách hợp lý để phát hiện và điều chỉnh những tình huống trên.
Câu 5: Sau khi tham gia học tập PPDH khám phá và giải quyết vấn đề bài “Cung và góc lượng
giác, công thức lượng giác” theo phương pháp PH&GQVD, HS nhận thấy các kĩ năng được
trau dồi một cách hiệu quả như: kĩ năng lắng nghe (13,9%), kĩ năng nhận xét (62,5%), kĩ năng nhận biết, phát hiện được vấn đề cần giải quyết (77,8%), cũng như kĩ năng tìm kiếm được giải pháp giải quyết được vấn đề (36,1%). Từ đó thực hiện và trình bày được giải pháp giải quyết
106
vấn đề (72,2%) và đánh giá được giải pháp đề ra và khái quát hóa được cho vấn đề tương tự (20,8%).
Kết luận chương 3
Chương 3 trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm ba giáo án đã soạn của tác giả theo hướng PH&GQVĐ tại hai lớp 10, trường THPT Trần Đại Nghĩa, thành phố Cần Thơ. Kết quả thực nghiệm đã phần nào minh hoạ được tính khả thi và hiệu quả của đề tài. Như vậy, có thể nói rằng phương pháp dạy học PH&GQVĐ đã góp phần đổi mới PPDH nói chung và dạy học môn toán ở trường THPT nói riêng. Việc sử dụng phương pháp dạy học PH&GQVĐ vào dạy học“Cung và góc lượng giác, công thức lượng giác lớp 10” là hoàn toàn thực hiện được và sẽ đạt được hiệu quả cao. Riêng bản thân tác giả đã quyết định sẽ sử dụng PPDH nói trên như là PPDH chủ đạo, cũng như kết hợp các PPDH phù hợp cho mình và tự tin rằng PPDH này sẽ được áp dụng rộng rãi ở bậc THPT trong thời gian tới.
107
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ