7. Cấu trúc của luận văn
2.1 Tình hình dạy học chương “Cung và góc lượng giác, công thức lượng giác” lớp 10 ở
trường phổ thông
Chúng tôi đã trình bày cụ thể về thực trạng dạy và học ở các trường phổ thông nói chung và thực trạng dạy và học ở các trường THPT nói riêng. Do đó, ở đây chúng tôi chỉ nói về thực trạng của việc dạy và học nội dung chương cung và góc lượng giác, công thức lượng giác phần Đại số lớp 10 ở trường THPT.
Để điều tra về thực trạng dạy và học chương “Cung và góc lượng giác, công thức lượng giác” lớp 10 ở trường phổ thông hiện nay, chúng tôi đã tiến hành dự giờ, thực nghiệm và phát phiếu điều tra đối với 72 học sinh ở trường THPT Trần Đại Nghĩa, TP. Cần Thơ. Mẫu phiếu điều tra được thiết kế ở Phụ lục 1 trong luận văn này.
Kết quả điều tra thu được cho thấy:
Chương “Cung và góc lượng giác, công thức lượng giác lớp 10” có nội dung còn khó nắm bắt (51,4%) vì có kết hợp yếu tố hình học và đại số, nhiều dạng bài tập đòi hỏi thời gian luyện tập đủ nhiều hơn hẳn những chương khác để đạt mức thành thạo. Nên việc dạy học nội dung trên chưa gây cho HS sự hứng thú cũng chiếm tỉ lệ đáng kể (20,8%). Có 27,8% HS cho rằng yêu thích quá trình học tập chương “cung và góc lượng giác, công thức lượng giác” vì nội dung hay và tính ứng dụng cao mà nó mang lại cho các kỳ thi lớn sau này.
Bên cạnh đó, để chuẩn bị trước cho một bài học về chủ đề “cung và góc lượng giác, công thức lượng giác”, HS phải tốn nhiều thời gian hơn để nghiên cứu trước bài học ở nhà, theo hướng dẫn trước đó của GV (41,7%), cũng tùy thuộc việc HS có tìm hiểu cặn kẽ nội dung hoặc chỉ xem qua. Có 20,8% HS tự xem trước nội dung bài học ở nhà, có tham khảo tài liệu sách hoặc tài liệu mạng để giải quyết bài tập đơn giản được đưa ra. Số ít HS (11,1%) tìm đọc thêm các tài liệu có liên quan đến bài học ở ngoài SGK để nắm vững kiến thức hơn. Có đến
20
19,4% HS thú nhận không chuẩn bị gì cả trước khi đến lớp, đó cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến việc học tập chưa thực sự hiệu quả.
Đối với việc giáo viên kiểm tra bài cũ, HS thường nghe bạn trả lời để nhận xét và đánh giá chiếm tỉ lệ khá cao (50,0%), bên cạnh đó sẽ chuẩn bị câu trả lời của chính mình để bổ sung thêm ý kiến cho bạn (13,9%) và tỉ lệ không quan tâm, không xem lại bài chiếm (33,3%). Điều này thể hiện việc tập trung chú ý của HS trong quá trình học tập chủ đề “cung và góc lượng giác, công thức lượng giác”, nếu HS hiểu và nắm bắt tốt, đồng nghĩa với việc sẽ tự tin và chăm chú theo dõi quá trình kiểm tra bài cũ của bạn hơn, đồng thời tìm giải pháp giải quyết vấn đề còn tồn động trong quá trình bạn học kiểm tra bài cũ, đôi khi HS còn lại của lớp nếu nhận xét, chỉnh sửa đúng cũng sẽ được cộng điểm vì tinh thần tích cực trên; ngược lại, khi không nắm được hết nội dung, sinh ra cảm giác chán chườn và khó có thể theo dõi hết quá trình kiểm tra miệng của bạn. Một số ít (6,9%) cho rằng bản thân sẽ không phải kiểm tra miệng nữa nên không theo dõi quá trình kiểm tra.
Có đến 73,6% HS ưa thích việc sử dụng các phương tiện dạy học như máy chiếu, bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ trực quan…Khi đó HS hào hứng với việc học, tập trung chú ý đến bài giảng của giáo viên hơn. Từ đó HS thấy mình tiếp thu được kiến thức tốt hơn, nhiều hơn cụ thể HS có thể làm được các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập (65,3%). Bên cạnh đó, 18,1% HS không quan tâm đến các phương tiện dạy học, chỉ quan tâm đến bài giảng của giáo viên, qua đó GV cần chú ý sử dụng phương tiện dạy học nhiều hơn vì điều này tác động tích cực đến việc học tập của HS. Một số hạn chế trong việc sử dụng phương tiện dạy học là GV cần chuẩn bị nhiều hơn, tốn thời gian và đòi hỏi sự quản lý lớp một cách hợp lý.
Cuối cùng, “trong các giờ học Toán, khi giáo viên tạo cơ hội cho em và cả lớp được chủ động tự tìm tòi kiến thức và lời giải cho bài toán mới thông qua các hoạt động do giáo viên tổ chức, điều khiển” thì 37,5 % HS ưa thích vì cho rằng giờ học thật thoải mái và thú vị. Khi đó HS thường mở sách giáo khoa hoặc các tài liệu liên quan đến bài học để tìm câu trả lời cho chính xác, tránh mất thời gian. Tuy nhiên 51,4% HS cho rằng “các bạn trong lớp thường ngồi chơi, tranh thủ nói chuyện riêng, chỉ có một số ít bạn tập trung thực hiện yêu cầu của giáo viên” hay việc tạo điều kiện trên lại gặp tình trạng “lớp học ồn ào”. Đối với hiện trạng trên GV cần có
21
biện pháp quản lý lớp tốt hơn, đề ra mục tiêu cụ thể cho từng nhiệm vụ, hình thức khen thưởng và hình phạt tương ứng mang tính răn đe, nâng cao chất lượng học tập trong giờ học. 52,8% HS cho rằng “nếu bài toán mới thú vị và gợi trí tò mò cho em thì em sẽ hào hứng, tập trung tìm lời giải” hay “bài toán mới không quá khó và em có thể giải được bằng các kiến thức đã học có sự gợi ý của giáo viên thì em sẽ tập trung tìm lời giải”. Điều này chứng tỏ các PPDH tích cực mang hiệu quả tốt, tiềm năng trong việc dạy học thay cho các PPDH truyền thống.
Thông qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy PPDH PH&GQVD được đưa vào trường THPT và có tác dụng tích cực đối với việc học tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng của HS. Tuy nhiên, PH&GQVD chưa được phổ biến và áp dụng thường xuyên, có hiệu quả. Việc tổ chức các giờ học PH&GQVD ở các trường còn ít, hạn chế, bên cạnh đó còn phụ thuộc vào cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập do đó hiệu quả giảng dạy của GV cũng như việc học của HS đạt hiệu quả chưa cao, chưa thu hút được HS tham gia học tích cực, chưa rèn luyện được kĩ năng GQVD cho HS, chưa phát huy được thế mạnh của PPDH PH&GQVD. Tuy nhiên PPDH PH&GQVD vẫn là PPDH tiềm năng. Thông qua khảo sát, GV có thể nghiên cứu và chủ động sử dụng PPDH PH&GQVD có hiệu quả hơn trong tương lai.