Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm xâm phạm trật tự xã hội do người chưa thành niên thực hiện – qua thực tiễn công an thành phố hà nội (Trang 82 - 102)

3.2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong hoạt động điều tra tội xâm phạm trật tự xã hội do người chưa thành niên thực hiện đối với cơ quan cảnh sát điều tra

Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Điều này đã được lịch sử chứng mình và được trang trọng ghi trong Điều 4 Hiến pháp năm 2013:

75

Đảng Cộng sản Việt Nam -Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.

Hoạt động của CQĐT cũng như hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực tế cũng đã cho thấy, nơi nào quán triệt đầy đủ, sâu sắc các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy địa phương và nơi nào có cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh thì nơi đó sẽ hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Vấn đề ở đây là phải nhận thức đúng, đầy đủ bản chất vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng không “làm thay, nói hộ” mà chỉ lãnh đạo bằng đường lối, chủ trương, chính sách, không can thiệp sâu vào chuyên môn nghiệp vụ và không can thiệp vào những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành. Đảng lãnh đạo toàn diện không có nghĩa là làm mất đi tính độc lập, chủ động mà còn làm cho quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành đúng đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.

Cơ quan điều tra thuộc lực lượng Công an nhân dân, thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, do vậy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với CQĐT càng có ý nghĩa rất quan trọng. Đảng lãnh đạo CQĐT các cấp toàn diện, chặt chẽ về mặt chính trị, tổ chức và cán bộ, đảm bảo hoạt động của ngành được thực hiện đúng chủ trương đường lối của Đảng, khắc phục tình trạng cấp ủy buông lỏng lãnh đạo dẫn tới tình trạng cán bộ, chiến sỹ và CQĐT thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng; hoặc can thiệp vào hoạt động điều tra dẫn tới tình trạng CQĐT thiếu tính chủ động, ỷ lại vào cấp ủy.

76

Để nâng cao chất lượng ADPL của CQĐT Công an thành phố Hà Nội nói chung và trong hoạt động điều tra các tội phạm nói riêng, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng một cách toàn diện:

Trước hết phải quán triệt, nắm vững, vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng và Nghị quyết của cấp ủy Đảng, đồng thời phải thường xuyên báo cáo công tác và tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Huyện ủy trong việc thực hiện tốt kế hoạch công tác, trong đường lối giải quyết các vụ án nghiêm trọng, vụ án lớn, vụ án được dư luận quan tâm ... . Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp làm việc giữa tổ chức Đảng với các cơ quan tư pháp nói chung, CQĐT nói riêng theo hướng cấp ủy định kỳ nghe báo cáo và cho ý kiến định hướng về công tác điều tra. Xác định rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư pháp nói chung, trong hoạt động điều tra nói riêng.

Tăng cường công tác xây dựng Đảng, giáo dục, quản lý, kiểm tra hoạt động của các tổ chức Đảng, của đảng viên. Tranh thủ về đường lối, ý kiến chỉ đạo của cấp ủy về vấn đề quản lý đảng viên, trong việc sử dụng, quy hoạch, đề bạt và bổ nhiệm cán bộ. Ngoài ra trong công tác xây dựng Đảng cũng phải quán triệt tư tưởng chỉ đạo theo nguyên tắc tập trung dân chủ để lựa chọn những cán bộ có đầy đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ đảm nhiệm tốt những vị trí quan trọng đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới hiện nay.

Để công tác điều tra tội xâm phạm TTXH đạt hiệu quả cao hơn, trước hết các cấp lãnh đạo chỉ huy cần nhận thức đúng đắn về tội xâm phạm TTXH do NCTN thực hiện và phải xác định đây là loại tội phạm phổ biến có tác động không nhỏ đến trật tự an toàn xã hội, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Công an. Từ sự nhận thức đó, khi có vụ án xảy ra CQĐT phải khẩn trương phân công trách nhiệm cán bộ chiến sĩ đưa tổ công tác đến khám

77

nghiệm hiện trường, thu thập tài liệu chứng cứ và lập kế hoạch điều tra kịp thời. Phải đẩy mạnh công tác điều tra khám phá và phải tiến hành triệt để, khách quan, toàn diện.

Cấp ủy Đảng, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT phải tăng cường tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động của ĐTV tìm ra những thiếu sót hạn chế, lệch lạc thậm chí những biểu hiện tiêu cực, những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ. Kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục, ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý những biểu hiện tiêu cực. Trong hoạt động điều tra Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT trước khi ra quyết định tố tụng cần kiểm tra tài liệu, chứng cứ, các hoạt động điều tra của ĐTV đảm bảo các quyết định mà Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan ra là có căn cứ, đúng pháp luật, chính xác, tránh được hiện tượng tùy tiện, tự do, cẩu thả chủ quan của ĐTV dẫn đến oan sai. Vì vậy, việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động ĐTV là rất cần thiết cần được tiến hành thường xuyên, thiết thực và có hiệu quả.

Bên cạnh yếu tố con người, lãnh đạo, chỉ huy cũng cần quan tâm hơn nữa về đời sống vật chất của cán bộ chiến sĩ trực tiếp làm công tác này, có như vậy mới đảm bảo cho cán bộ chiến sĩ yên tâm công tác, nhất là khi tham gia chuyên án và truy bắt đối tượng gây án. Đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền để họ tạo mọi điều kiện cần thiết như: Nơi làm việc, phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc và các điều kiện khác để phục vụ công tác.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm tội xâm phạm TTXH do NCTN thực hiện, trước hết phải nâng cao nhận thức của lãnh đạo, chỉ huy đơn vị và lực lượng làm công tác điều tra, trinh sát. Đồng thời cũng cần phải nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân để họ tự bảo vệ tài sản, bảo vệ hiện trường vụ án. Có như

78

vậy mới ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi loại tội phạm này và loại chúng ra khỏi đời sống xã hội.

3.2.2.2. Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội

Nghị quyết số 49-NQ/TW đã nêu về việc kiện toàn tổ chức của CQĐT: Xác định rõ nhiệm vụ của CQĐT trong mối quan hệ với các CQĐT khác; nghiên cứu và chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức lại các CQĐT theo hướng thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa công tác trinh sát và hoạt động điều tra theo tố tụng.

Các vụ án xâm phạm TTXH do NCTN gây ra xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua ngày càng tăng về số lượng lẫn qui mô, phạm vi hoạt động. Các băng nhóm tội phạm không ngừng thâu nạp thêm thành viên mới để gây thanh thế, mở rộng địa bàn gây án. Trong khi đó, quân số của lực lượng CSĐT TP về TTXH vẫn còn thiếu, vì vậy chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác điều tra. Thực tiễn hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm TTXH do NCTN gây ra ở địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua cho thấy: khi có vụ án xảy ra, chúng ta chưa có đủ lực lượng để thực hiện tốt các hoạt động nghiệp vụ, để điều tra một cách bài bản, triệt để, nên phần nào hạn chế đến kết quả khám phá các vụ án. Một số đơn vị công an địa phương cấp huyện do án xảy ra nhiều, lực lượng thì ít, lại phải đảm bảo thời hạn điều tra, kết thúc vụ án đúng theo qui định của pháp luật, nên thường chạy theo vụ việc mà không làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản, khi có vụ án xảy ra lại không có cơ sở thông tin để soát xét, sàng lọc đối tượng. Vì vậy, đề nghị Bộ Công an bổ sung biên chế nói chung cho Công an thành phố Hà Nội, để Ban giám đốc công an Hà Nội tăng cường quân số cho lực lượng CSĐT TP về TTXH. Như vậy, mới đủ lực lượng để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ điều tra.

79

3.2.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức cán bộ, chiến sỹ cơ quan cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội

Từ khi Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 được triển khai thực hiện tại công an thành phố Hà Nội, với những qui định mới về tiêu chuẩn bổ nhiệm điều tra viên theo yêu cầu trình độ nghiệp vụ cao hơn, lực lượng điều tra viên của công an thành phố Hà Nội cũng thiếu, vì những cán bộ mới tốt nghiệp các trường đại học trong ngành công an phải đợi đủ thời gian công tác theo qui định mới được bổ nhiệm điều tra viên. Vì vậy, trước mắt phải đưa đi đào tạo bổ sung những điều tra viên đã được bổ nhiệm nhưng chưa tốt nghiệp đại học. Việc đào tạo này không những giúp cho cán bộ có đủ điều kiện để bổ nhiệm điều tra viên, mà còn nhằm mục đích nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm công tác điều tra. Thực tiễn hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm TTXH do NCTN gây ra ở địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua cho thấy: Hoạt động điều tra của các Điều tra viên, cán bộ trinh sát còn nhiều hạn chế; quá trình tiến hành tố tụng, các hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ theo quy định của BLTTHS có trường hợp đã không thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để, đúng qui trình. Điều này có phần do trình độ chuyên môn của Điều tra viên, cán bộ trinh sát có những hạn chế nhất định. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ này là một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm TTXH do NCTN gây ra.

Để làm tốt công tác đào tạo, Ban giám đốc công an thành phố cần rà soát để phân loại số Điều tra viên hiện có theo tiêu chí hiệu quả điều tra, khám phá các loại án đã xảy ra trên địa bàn. Trên cơ sở đó, xác định những Điều tra viên có nhiều kinh nghiệm trong điều tra khám phá các vụ án xâm phạm TTXH do NCTN gây ra để giao nhiệm vụ khi có vụ án xảy ra.

80

Bên cạnh việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, cũng cần thường xuyên uốn nắn, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho điều tra viên, cán bộ trinh sát. Trong công tác điều tra vụ án, phải biết nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý chí tiến công, tận tuỵ với công việc, thực hiện theo đúng 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân. Phải biết đau và thông cảm với những mất mát của nhân dân, để từ đó nêu cao quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, nhanh chóng điều tra khám phá vụ án, đảm bảo mọi hành vi vi phạm đều được xử lý trước pháp luật. Đồng thời, không làm oan sai, sót lọt tội phạm.

3.2.2.4. Tăng cường quan hệ phối hợp giữa cơ quan cảnh sát điều tra và các cơ quan tổ chức hữu quan trong hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm trật tự xã hội do người chưa thành niên thực hiện

Hoạt động điều tra tội phạm hình sự nói chung và tội phạm xâm phạm TTXH do NCTN gây ra nói riêng là một hoạt động phức tạp. Hoạt động này chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi có sự tham gia phối hợp của toàn xã hội, của các lực lượng chức năng, mà cơ bản và trước tiên đó là sự phối hợp giữa lực lượng CSĐT TP về TTXH với các lực lượng như CSQLHC, CSGT, trại tạm giam. Nếu sự phối hợp giữa các lực lượng này được tiến hành một cách nhịp nhàng, đồng bộ, kịp thời sẽ góp một phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm TTXH do NCTN gây ra. Công tác đấu tranh chống tội phạm hình sự trong những năm qua đã chứng minh mối quan hệ giữa lực lượng CSĐT và lực lượng Cảnh sát QLHC về TTATXH là cần thiết, hỗ trợ cho nhau. Trong thời gian tới, để phát huy hơn nữa hiệu quả của mối quan hệ này trong hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm TTXH do NCTN gây ra, lực lượng CSĐT và CSQLHC cần phải tiếp tục tăng cường hơn nữa mối quan hệ này, cụ thể thực hiện tố một số việc như:

Lực lượng CSĐT và CSQLHC cần thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin cho nhau về các đối tượng nghi vấn hoạt động tội xâm phạm TTXH

81

do NCTN thực hiện để chủ động quản lý, có biện pháp tác động thích hợp. Tập trung quản lý những đối tượng có tiền án, tiền sự về tội phạm tội xâm phạm TTXH do NCTN thực hiện, cưỡng đoạt tài sản, những đối tượng nghiện ma tuý ở địa phương. Chủ động nắm bắt các di biến động của những đối tượng hình sự, nhất là đối tượng tội xâm phạm TTXH do NCTN thực hiện trong địa bàn, chú ý các mối quan hệ bất minh, cấu kết với nhau giữa các đối tượng hình sự trong và ngoài thành phố để hình thành các băng nhóm tội phạm có tổ chức, kịp thời báo cáo với các cấp lãnh đạo chỉ huy để có biện pháp theo dõi, đấu tranh kịp thời.

Cùng nhau phối hợp quản lý và có biện pháp tác động trực tiếp đến các đối tượng có tiền án về tội tội xâm phạm TTXH do NCTN thực hiện, giáo dục, cải tạo họ không tiếp tục đi vào con đường phạm tội. Công an phụ trách phường, xó và Cảnh sát khu vực, thông qua công tác quản lý địa bàn và thực hiện các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, khi phát hiện những băng nhóm tội phạm xâm phạm tài sản có tính chiếm đoạt cần phải phối hợp nhanh chóng với lực lượng trinh sát hình sự để tiến hành thu thập tài liệu, xác minh những hoạt động của các băng nhóm tội phạm này, để chủ động lập kế hoạch đấu tranh.

Lực lượng CSQLHC theo chức năng nhiệm vụ được giao, cần tăng cường công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, phải coi trọng và thường xuyên kiểm tra việc tạm trú, tạm vắng để phát hiện những đối tượng đã gây án từ nơi khác đến xin tạm trú để lẩn trốn, phát hiện và bắt giữ các đối tượng có lệnh truy nã. Nếu có những đối tượng nào đến địa phương mà không đăng ký tạm trú thì phải tiến hành xác minh và làm rõ về đối tượng. Đồng thời qua theo dõi việc tạm vắng, có thể phát hiện ra những đối tượng nghi vấn, vì sau khi gây án các đối tượng thường bỏ địa phương đi nơi khác lẩn trốn. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác soát xét, sàng lọc đối tượng.

Ngoài ra, lực lượng CSQLHC, cảnh sát khu vực, công an phường, xã cần tích cực phối hợp với lực lượng CSĐT tổ chức bảo vệ hiện trường khi có

82

vụ án xảy ra. Phối hợp kiểm tra khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, những hộ kinh doanh nghề nghiệp có liên quan đến vật chứng trong vụ án để tìm hiểu, phát

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm xâm phạm trật tự xã hội do người chưa thành niên thực hiện – qua thực tiễn công an thành phố hà nội (Trang 82 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)