Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm xâm phạm trật tự xã hội do người chưa thành niên thực hiện – qua thực tiễn công an thành phố hà nội (Trang 79 - 82)

Căn cứ vào khái niệm về tội xâm phạm TTXH và thực trạng việc ADPL trong hoạt động điều tra tội phạm xâm phạm TTXH đã được phân tích ở các phần trên, tác giả đã phát hiện ra các vấn đề bất cập, chưa đầy đủ, chưa

72

đồng bộ của hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động điều tra. Do vậy, tác giả xin phép đề xuất giải pháp giải quyết những bất cập đó.

Hoàn thiện các quy định Luật Hình sự liên quan đến việc bắt, tạm giữ, tạm giam

Theo quy định tại BLHS năm 2015: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, chung thân hoặc tử hình [19].

Theo quy định của pháp luật hiện nay mức độ nghiêm trọng của tội phạm là căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt khẩn cấp. BLTTHS năm 2015 quy định trường hợp thứ nhất được bắt khẩn cấp là: “Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [20]. Trong thực tế, ở giai đoạn điều tra ban đầu xác định tội phạm có phải là tội nghiêm trọng hay không là khó, vì còn phải dựa vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, các tình tiết định khung hình phạt. Cùng một tội phạm, nhưng có tình tiết tăng nặng, có tình tiết giảm nhẹ, có trường hợp là tội phạm nghiêm trọng, có trường hợp là tội phạm ít nghiêm trọng. Do vậy cần quy định theo hướng cụ thể hoá loại tội phạm cụ thể nào thì được áp dụng biện pháp bắt khẩn cấp để việc áp dụng pháp luật sẽ linh hoạt, rõ ràng hơn, tránh quy định chung chung như hiện nay.

73

Hoàn thiện Luật Tố tụng hình sự

Thứ nhất, sửa đổi một số điều của BLTTHS năm 2015 để phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng của người đứng đầu CQĐT và tăng quyền cho ĐTV trong lĩnh vực điều tra

Sửa đổi các Điều 34, 36 và 44 theo hướng giảm đáng kể quyền hành tố tụng của người đứng đầu các cơ quan tiến hành tố tụng để họ chủ yếu làm nhiệm vụ điều hành tổ chức và hoạt động của các cơ quan tố tụng như: tổ chức, chỉ đạo, phân công và thay đổi cán bộ tiến hành tố tụng, kiểm tra hoạt động tố tụng, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chỉ ra một số quyết định tố tụng quan trọng. Đặc biệt để phân định thẩm quyền hành chính với thẩm quyền tố tụng thì Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT phải không kiêm nhiệm chức vụ hành chính là Trưởng, Phó công an huyện hoặc Phó Giám đốc Công an thành phố như hiện nay.

Thứ hai, sửa đổi Điều 37 theo hướng tăng quyền hạn và trách nhiệm của ĐTV

Điều tra viên sơ cấp chỉ thực hiện một số nhiệm vụ điều tra nên quyền hạn giữ như luật hiện hành; ĐTV trung cấp bổ sung thêm quyền được phân công phụ trách điều tra vụ án, chỉ đạo các ĐTV sơ cấp thực hiện hoạt động điều tra, chủ trì việc khám nghiệm hiện trường, lập hồ sơ chứng cứ; ĐTV cao cấp chỉ đạo các hoạt động điều tra trong phạm vi vụ án được phân công thụ lý, kê biên, xử lý vật chứng hoặc tạm giữ tài sản …

Thứ ba, sửa đổi một số quy định về biện pháp ngăn chặn tạm giam, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để thế chấp.

Sửa đổi Điều 119 để làm rõ hơn căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam theo hướng ngoài việc căn cứ vào sự phân loại tội phạm phải căn cứ vào các yếu tố nhân thân người phạm tội và yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử (hiện nay các đối tượng lang thang, không nơi cư trú, NCTN phạm tội, phụ nữ có thai

74

hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng do luật không tạm giam, đã gây nhiều khó khăn cho việc giải quyết vụ án).

Để hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam cần mở rộng việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác như: bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Đồng thời phải quy định chặt chẽ các điều kiện bảo đảm hiệu lực áp dụng các biện pháp ngăn chặn này trong thực tiễn, ngăn ngừa bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc gây cản trở cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội.

Thứ tư, về áp dụng biện pháp bảo lãnh

Điều 121 BLTTHS năm 2015 chưa quy định cụ thể trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đứng ra nhận bảo lãnh từ chối không bảo lãnh nữa nếu bị can, bị cáo cố ý không thực hiện nghĩa vụ mà người đứng ra bảo lãnh đã làm giấy cam đoan với CQĐT, VKS, Toà án. Vì vậy trong thực tế khi xảy ra trường hợp này chưa có QPPL để điều chỉnh.

BLTTHS năm 2015 quy định: “Cá nhân, tổ chức nhận bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan”, nhưng không quy định cụ thể trách nhiệm này, mà chỉ quy định hậu quả của việc cá nhân, tổ chức nhận bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan là: “bị can, bị cáo được nhận bảo lãnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác”.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm xâm phạm trật tự xã hội do người chưa thành niên thực hiện – qua thực tiễn công an thành phố hà nội (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)