Những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự tại tòa án nhân dân thành phố hải phòng (Trang 53 - 71)

Một là, khó khăn trong việc lấy lời khai của đương sự

Lời khai của đƣơng sự sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng của vụ việc, làm sáng tỏ nội dung, quyền và nghĩa vụ của bên tranh chấp. Thực tiễn cho thấy, trong rất nhiều vụ việc đƣơng sự không hợp tác, cố ý không đến Tòa để cung cấp lời khai, chứng cứ mặc dù Tòa đã triệu tập nhiều lần hoặc trong quá trình lấy lời khai thì chống đối, khai gian dối, không đúng sự thật khách quan hoặc cố tình giấu diếm những tình tiết có lợi cho mình. Nhiều đƣơng sự sau khi khai không ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản, cố ý gây khó dễ trong hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án. Những trƣờng hợp trên đã dẫn đến nhiều vụ việc giải quyết không đúng thời hạn, không phản ánh đúng sự thật khách quan của vụ việc.

Vụ án chia di sản thừa kế mà TAND thành phố Hải Phòng thụ lý ngày 5/10/2017 giữa nguyên đơn TTT với bị đơn TTN là ví dụ điển hình23. Theo đơn khởi kiện nộp tại Tòa án, ông TTH có ba ngƣời con còn sống là TTT, TTN và TTP. Hiện nay, TTT và TTN đang sống tại quận Ngô Quyền TP Hải Phòng, chị TTP đang định cứ tại Canada. Ngày 5/10/2017, nguyên đơn kiện bị đơn để yêu

23 Bản án số: 32A/2018/DS-ST về việc “Chia di sản thừa kế” của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng.

47

cầu chi di sản thừa kế của cụ TTH vì cho rằng ông TTH còn sống, anh TTN không chăm sóc ông nên không có quyền hƣởng di sản thừa kế. Trong quá trình giải quyết vụ án, TAND thành phố Cao Bằng đã nhiều lần tống đạt hợp lệ các văn bản tố tụng cho bị đơn để bị đơn thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của BLTTDS. Tuy nhiên, bị đơn không viết bản tự khai, không đồng ý cho Tòa án lấy lời khai đồng thời bị đơn vắng mặt tại các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải cũng nhƣ tại phiên tòa mà không có lý do chính đáng. Ngày 05/4/2018, TAND thành phố Hải Phòng đã tiến hành xét xử vụ án vắng mặt bị đơn. Qua vụ án trên có thể thấy sự thiếu hợp tác của đƣơng sự đối với Tòa án trong quá trình thực hiện các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật. Những điều này đã gây khó khăn cho Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án khiến vụ án bị kéo dài ảnh hƣởng đến đến các đƣơng sự và những ngƣời tiến hành tố tụng khác.

Hai là, khó khăn từ sự bất hợp tác của các đương sự trong xem xét, thẩm định tại chỗ

Những tài sản tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ thƣờng là những tài sản có giá trị lớn, tài sản quan trọng đối với chủ sở hữu nhƣ động sản, bất động nên đƣơng sự không hợp tác khi Tòa án tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ. Có thể kể đến những hiện tƣợng nhƣ: đóng cửa, bỏ đi khỏi nhà đang tranh chấp, chửi bới cán bộ vào làm việc… Đối với động sản có giá trị lớn nhƣ xe ô tô thì cất giấu, không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật để có lợi cho mình. Những tình trạng đã ảnh hƣởng đến tiến độ giải quyết vụ án, khiến cho vụ án bị kéo dài, gây bức xúc cho các đƣơng sự còn lại. Vụ án tranh chấp về chia di sản thừa kế24 dƣới đây là một điển hình:

Đƣơng sợ bao gồm: nguyên đơn là bà Trần Thị Oanh và bà Trần Thị Khang (đã mất và có ngƣời thừa kế); bị đơn là bà Nguyễn Thị Văn; ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan gồm có chị Trần Thị Phƣơng Thảo; anh Trần Việt Chung; Uỷ ban nhân dân huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.

48

Cụ Trần Văn Tụng và cụ Bùi Thị Sinh sinh đƣợc hai ngƣời Con là bà Trần Thị Oanh và bà Trần Thị Khang. Năm 1940, cụ Tụng chết không để lại di chúc. Năm 1953, cụ Sinh sinh thêm ngƣời con trai là ông Trần Văn Ninh (không xác định đƣợc bố). Về những ngƣời đƣợc hƣởng thừa kế: Tòa án cấp sơ thẩm xác định, cụ Trần Văn Tụng và cụ Bùi Thị Sinh sinh đƣợc 02 ngƣời con là bà Bà Trần thẩm nhận thấy: thừa kế của cụ Tụng đƣợc chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất gồm có cụ Sinh, bà Oanh và bà Khang. Cụ Sinh chết không để lại di chúc. Cụ Sinh có con riêng là ông Trần Văn Ninh nên di sản thừa kế của cụ Sinh đƣợc Tòa án cấp sơ thẩm xem xét, chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất gồm có bà Oanh, bà Khang và ông Ninh là đúng quy định của pháp luật.

Về di sản thừa kế: Cụ Tụng và cụ Sinh để lại di sản là 349m2 thuộc thửa đất số 261 địa chỉ tại Khu Xuân Áng, thị trấn Trƣờng Sơn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, theo sổ mục kê, bản đồ năm 1972 đất tranh chấp thuộc thửa số 365 mang tên cụ Bùi Thị Sinh chỉ có diện tích 232m2, theo sổ mục kê , bản đồ năm 1985 đất tranh chấp thuộc thửa số 773 mang tên cụ Bùi Thị Sinh có diện tích 232m2. Đối với diện tích đất tăng thêm là 117m2 so với diện tích tại Sổ năm 1985 là do ông Ninh nhận chuyển nhƣợng với các hộ liền kề . Nhƣ vậy có căn cứ xác định di sản của cụ Tụng và cụ Sinh để lại là 232m2 nằm trong diện tích đất 349m2 thuộc thửa số 261.

Toà án tiến hành thẩm định đất và tài sản trên đất cho thấy: trên diện tích đất 349m2 có hai hộ đang sử dụng gồm hộ bà Oanh và hộ bà Văn. Hộ bà Oanh đang ở phần đất phía Bắc giáp ngõ của xóm có diện tích 85m2, trên đất có 01 ngôi nhà mái bằng, diện tích 46,4m2 và các công trình phụ trên đất đƣợc bà Oanh xây dựng từ năm 2016. Đối với phần diện đất và tài sản trên đất của bà Nguyễn Thị Văn không thể xem xét thẩm định đƣợc do bà Văn có hành vi chống đối, không hợp tác với Tòa án gây khó khăn thu thập và đánh giá chứng cứ, tuy nhiên theo cung cấp của Ủy ban nhân dân thị trấn Trƣờng Sơn, huyện An Lão thì trên phần đất bà Văn đang ở có 01 căn nhà 2 tầng, 01 căn nhà cấp 4 và thửa số 261 tại Khu Xuân Áng, thị trấn Trƣờng Sơn, huyện An Lão, thành phố

49

Hải Phòng đã đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 349m2 mang tên ông Ninh. Bà Văn và bà Oanh đã sử dụng ổn định từ khi thửa đất đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đến nay.

Tòa án cấp sơ thẩm đã phân chia di sản thừa kế: Theo đó, vợ chồng Ông Ninh và bà Văn có công sức trông nom khối di sản của cụ Tụng và cụ Sinh để lại nên khi chia thừa kế Tòa án đã trích một phần di sản bằng một suất thừa kế để trả công của ông Ninh, bà Văn bảo quản, duy trì di sản của cụ Tụng, cụ Sinh. Phần công sức bảo quản, duy trì di sản của ông Ninh, bà Văn là 232m2 : 4 = 58m2 . Phần di sản của mỗi cụ: 232m2 - 58m2 = 174m2 : 2 = 87m2 . Phần di sản của cụ Tụng. 87m2 chia cho 03 ngƣời (gồm cụ Sinh, bà Oanh, bà Khang) mỗi ngƣời đƣợc nhận 29m2. Phần di sản của cụ Sinh 87m2 + 29m2 chia cho 03 ngƣời (gồm bà Oanh, bà Khang, ông Ninh) mỗi ngƣời đƣợc 38,6m2 . Cụ thể : Bà Oanh và bà Khang, mỗi ngƣời đƣợc nhận 29m2 (phần di sản của cụ Tụng) + 38,6m2 (phần di sản của cụ Sinh), tổng cộng 67,6m2 trị giá 429.260.000 đồng. Bà Văn, chị Thảo, anh Chung đƣợc nhận 38,6m2 (phần di sản của cụ Tụng mà ông Ninh đƣợc nhận) + 58m2 (phần công sức bảo quản, duy trì di sản của các cụ mà ông Ninh, bà Văn đƣợc nhận) = 96,6m2 trị giá 613.410.000 đồng. Các bên đang sử dụng đất và tài sản trên đất có trách nhiệm thanh toán phần chênh lệch. Đồng thời, Toà án huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân huyện An Lão, thành phố Hải Phòng cấp cho ông Trần Văn Ninh đối với diện tích đất 349m2 tại Khu Xuân Áng, thị trấn Trƣờng Sơn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.

Qua vụ tranh chấp có thể thấy, việc đƣơng sự không thiện chí hợp tác gây khó khăn trong việc thu thập, đánh giá tài liệu chứng cứ khiến cho Toà án đánh giá không khách quan với thực tế.

Ba là, Tòa án xác minh, thu thập không đầy đủ chứng cứ dẫn đến việc giải quyết vụ án không chính xác

Để giải quyết triệt để các vụ việc dân sự trong thời hạn luật định, Thẩm phán hay cán bộ Tòa án không chỉ vững chuyên môn, nghiệp vụ mà còn có những kĩ năng thành thạo. Tuy nhiên, trên thực tiễn áp dụng, Tòa án tiến hành

50

áp dụng hoạt động thu thập chứng cứ còn tồn tại nhiều trƣờng hợp chƣa thu thập đầy đủ. Điều này, đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sự thật khách quan của vụ việc, nhiều vụ việc bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hoặc bị hủy do Tòa án thu thập chứng cứ không đầy đủ. Có thể minh chứng qua 2 vụ án dƣới đây:

Vụ án 1: vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế25. Đƣơng sự vụ án gồm có: nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Hiển, bà Nguyễn Thị Bính, bà Nguyễn Thị Thu; bị đơn là ông Nguyễn Văn Tiến, anh Nguyễn Tiến Đức; ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bao gồm uỷ ban nhân dân huyện An Dƣơng, thành phố Hải Phòng; uỷ ban nhân dân quân Lê Chân, thành phố Hải Phòng…

Các ông, bà Nguyễn Văn Tiến, ông Nguyễn Văn Hiển, bà Nguyễn Thị Thu, bà Nguyễn Thị Bính, bà Nguyễn Thị Lơ (đã chết năm 1966, bà Lơ có hai con là Bùi Văn Kỷ và Bùi Thị Thoa) là 5 con của cụ Nguyễn Văn Kịch (đã chết 1987) và cụ Đinh Thị Độ (đã chết năm 2013). Khi còn sống hai cụ có khối tài sản là 968m2 đất tại số 2/620 đƣờng Thiên Lôi, phƣờng Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Sau khi cụ Nguyễn Văn Kịch chết (không để lại di chúc), cụ Độ và con trƣởng là ông Nguyễn Văn Tiến ở tại nhà, đất này. Năm 1994, cụ Độ giao cho ông Nguyễn Văn Tiến quyền sử dụng 540m2 đất ( Văn bản có xác nhận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Niệm và lãnh đạo thôn Vĩnh Cát, có chữ ký của ông Nguyễn Văn Tiến). Ngày 20/01/1995, cụ Độ có đơn xin chuyển đất thổ cƣ cho ông Nguyễn Văn Hiến (không ghi rõ diện tích). Ngày 19/2/1995, cụ Độ lại có đơn đề nghị Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Niệm, trƣởng thôn Vĩnh Cát, với nội dung cụ chia cho 03 ngƣời con là Nguyễn Văn Hiển, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Thu tổng 300m2 đất, diện tích còn lại cụ Độ sử dụng. Ngày 16/7/2001, Ủy ban nhân dân huyện An Hải (nay là huyện An Dƣơng) đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sau đây viết tắt là GCNQSDĐ) thửa đất 627 tờ bản đồ số 6 diện tích 540m2 đất ở và đất vƣờn cho ông Nguyễn Văn Tiến và cấp GCNQSD thửa đất số 626 diện tích 404m2 đất ở và vƣờn cho anh Nguyễn Tiến Đức (con trai ông Tiến). Sau đó, ông Tiến và anh

51

Đức đã bán toàn bộ diện tích đất trên cho 08 ngƣời. Năm 2013, cụ Đinh Thị Độ chết. Nguyên đơn là ông Hiển, bà Bính, bà Thu cho rằng việc Ủy ban nhân dân huyện An Hải cấp GCNQSDĐ cho ông Tiến, anh Đức là không theo ý chí của cụ Độ và các con; nguyên đơn không đƣợc biết việc cấp 02 GCNQSDĐ này. Vì vậy trong đơn khởi kiện đề ngày 06/3/2014, ngày 19/5/2014 các đồng nguyên đơn yêu cầu trả lại 300m2 đất mà cụ Độ đã cho các ông bà (theo giấy ngày 19/2/2015 của cụ Độ), yêu cầu giải quyết theo quyền thừa kế đúng pháp luật để các ông bà đƣợc hƣởng 300m2 của cụ Độ đã cho và đề nghị chia di sản thừa kế của cụ Kịch và cụ Độ là 968m2 đất theo quy định của pháp luật…

Toà án cấp phúc thẩm nhận định: Đối với thửa đất số 627, cụ Kịch và cụ Độ đã tặng cho ông Tiến 540m2 đất từ khi hai cụ còn sống nên ông Tiến đủ điều kiện công nhận diện tích đất này đƣợc tặng cho và từ đó xác định không còn là di sản thừa kế của các cụ nữa. Diện tích đất còn lại là thửa đất 626 là tài sản chung của 2 cụ. Đối với thửa đất 626, các chứng cứ đƣa ra đều không xác thực là cụ Độ đã tặng cho thửa đất 626 cho anh Đức và các giao dịch chuyển nhƣợng thửa đất 626 của anh Đức đều không đƣợc công nhận. Về diện tích thực tế thửa đất 626, theo GCNQSDĐ cấp năm 2001, thửa 626 có diện tích 404m2, thửa 627 là 540m2, nhƣ vậy tổng diện tích 2 thửa là 944m2. Bản đồ đo đạc năm 2005 thể hiện 02 thửa có diện tích 973,2m2. Tòa án cấp sơ thẩm chƣa đo đạc thẩm định diện tích thực tế thửa 626 mà chỉ dựa vào diện tích đất ghi trong GCNQSDĐ là chƣa đủ cơ sở. Với việc thu thập chứng cứ chƣa đầy đủ đã ảnh hƣởng đến việc chia di sản thừa kế của vụ án do đó Toà án cấp phúc thẩm đã huỷ bản án sơ thẩm để giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm.

Vụ án 2: vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất26. Đƣơng sự gồm có

Nguyên đơn là ông Phạm Ngọc Ái, bà Giang Thị Hiền; bị đơn là ông Trần Văn Dƣ; ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Trần Văn Biền.

Nội dung vụ tranh chấp: Năm 1998, vợ chồng ông Phạm Ngọc Ái đƣợc Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thửa 582 là 636m2 và thửa 583 là 490m2, tổng diện tích là 1.132m2 tại thôn

52

Điện , xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Tháng 3/2016 nhà ông Trần Văn Dƣ xây nhà, đã tự ý phá dỡ tƣờng bao ngăn cách ranh giới đất giữa hai nhà và lấn sang nhà của ông Phạm Ngọc Ái. Ông Ái đã đề nghị Ủy ban nhân dân xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo giải quyết, hòa giải nhƣng không thành.

Qua các lần làm việc đều xác định nhà ông Dƣ lấn sang đất nhà ông Ái, song Ủy ban nhân dân xã lại không cắm mốc ngay để giải quyết triệt để vụ việc. Quá trình giải quyết vụ án trƣớc đây, Tòa án nhân dân huyện Vĩnh Bảo đã tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ, đo đạc lại thì xác định nhà ông Dƣ xây lấn sang nhà ông Ái 2,5m. Tuy nhiên, sau khi đo đạc thì phát hiện đất của gia đình ông Ái bị thiếu 85m2 so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã xem xét, thẩm định tại chỗ thì thấy nhà ông Trần Văn Biền cũng có thừa 161m2. Sau khi khởi kiện thì ông Ái mới biết nhà ông Dƣ thừa 39m2, do đó ông Ái yêu cầu khởi kiện bổ sung, theo đó ông đề nghị Tòa án buộc gia đình ông Dƣ phải trả ông cả 39m2, bởi lẽ ông cho rằng, đất nhà ông là hết phần bể nƣớc, trƣớc kia mẹ ông khi còn sống, mẹ ông có chỉ chỗ phần đất đó là của gia đình nhà ông. Phần đất thiếu 39m2 là nằm ở phía sát nhà ông, góc sau nhà ngang, còn thiếu 2,5m2 là chỗ nhà ông Dƣ đang xây dựng nhà mới bây giờ. Ngoài ra, vợ chồng ông Dƣ còn yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự tại tòa án nhân dân thành phố hải phòng (Trang 53 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)