4.2.Tính toán giá cổ phần

Một phần của tài liệu Bài giảng tài chính doanh nghiệp Chương 4: Chính sách cổ tức (Trang 38 - 43)

Chúng ta giả định các cổ phần mới của DNA sẽ được bán với giá hợp lý, nhưng giá đó sẽ là bao nhiêu và có bao nhiêu cổ phần được phát hành?

Ví dụ:

Trước khi chi trả cổ tức Sau khi chi trả cổ tức Số cổ phần: 1.000

Dự án có NPV: 2.000

Giá trị của số cp cũ: 10.000+NPV=12.000 9.000+NPV=11.000 Giá trị mỗi cổ phần: 12.000/1.000=12 11.000/1.000=11

Sau khi chia cổ tức giá cổ phần cũ giảm 1. Còn đối với cổ phần mới thì cũng phải bán với giá tương tự như cổ phần cũ, tức là cổ phần mới phải được định giá 11. Số lượng cổ phần mà DNA phát hành để huy động 1.000 tiền mặt là 1.000/11=91cp.

4.3. Mua lại cổ phần

TH1: DNA không đầu tư dự án mới và 1.000 dành cho đầu tư sẽ được chi trả cổ tức. Giá cổ phần trước khi chi trả cổ tức: 10.000/1.000=10 và sau khi chi trả cổ tức: 9.000/1.000=9

TH2: DNA sử dụng 1.000 để mua lại cổ phần thì sẽ mua được 100cp(1.000/10). Khi đó mỗi cổ phần của DNA vẫn 10(9.000/900).

Như vậy, với hành động chuyển dịch từ cổ tức tiền mặt sang mua lại cổ phần không ảnh hưởng đến sự giàu có của các cổ đông.

4.4. Mua lại cổ phần và định giá

 Cty X có 100cp đang lưu hành, lợi nhuận 1.000/1năm, tất cả được chi trả cổ tức. Như vậy cổ tức cho mỗi cổ phần 10(1.000/100). Giả sử tỷ suất sinh lợi là 10%. Giá trị mỗi cổ phần: 10/10%=100. Tổng giá thị trường của cổ phần là 10.000.

 Giả sử DN không chi trả cổ tức tiền mặt năm thứ nhất mà doanh nghiệp sẽ chi ra số tiền tương tự để mua lại cổ phần của chính mình trên thị trường mở. Tổng dòng tiền dự kiến cho các cổ đông (cổ tức và tiền mặt từ mua lại cổ phần) không thay đổi ở mức 1.000. Vì thế tổng giá trị của cổ phần cũng duy trì ở mức 1.000/0.1=10.000.

4.4. Mua lại cổ phần và định giá

 Nếu các cổ đông bán cổ phần của họ cho DN, họ đòi hỏi tỷ suất sinh lợi 10% trên đầu tư của mình. Giả sử 110, khi đó DN sẽ mua được 1.000/110=9.09cp. DN khởi sự với 100cp, mua lại 9.09cp, do đó còn lại 90.91cp được lưu hành. Mỗi cổ phần nhận được cổ tức là 1.000/90.91=11. giá trị của mỗi cổ phần 11/(1+0.1)x0.1=100.

Như vậy trong số cổ phần đang lưu hành ngày hôm nay nhà đầu tư không nhận được cổ tức năm thứ nhất

Như vậy,

 Nếu các yếu tố khác không thay đổi thì giá trị DN không chịu tác động bởi quyết định mua lại cổ phần.

 Khi định giá vốn cổ phần, bạn cần phải đưa vào 2 yếu tố: tiền mặt chi trả với tư cách là cổ tức, tiền mặt được sử dụng để mua lại cổ phần.

 Khi tính toán dòng tiền mỗi cổ phần, chúng ta cân nhắc cả hai yếu tố: cổ tức dự kiến mỗi cổ phần và tiền mặt nhận được từ việc mua lại cổ phần (nếu bạn bán cổ phần của bạn thì sẽ không nhận được cổ tức)

 Một DN mua lại cổ phần thay vì chia cổ tức sẽ làm giảm số lượng cổ phần lưu hành nhưng lại tạo ra hiệu ứng bù trừ bằng một sự tăng lên trong lợi nhuận và cổ tức mỗi cổ phần.

Một phần của tài liệu Bài giảng tài chính doanh nghiệp Chương 4: Chính sách cổ tức (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)